Theo một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-03-2011] Mười năm trước, ngày 19 tháng 3 năm 2001, nhiều viên chức và lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh đã bắt đầu cuộc bức hại tàn bạo trên diện rộng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại đó. Các học viên địa phương gọi đó là “vụ 319”. Tôi là một người trong số đó. Sau đó, vụ việc này đã bị vạch trần ra cộng đồng quốc tế và thu hút được nhiều sự chú ý. Dưới áp lực quốc tế, Trại lao động cưỡng bức Đại Liên sau đó đã bớt đi vẻ kiêu ngạo như trước.

Lý do mà tôi viết báo cáo này là để cung cấp thêm thông tin phơi bày và tiết lộ danh tính những viên chức chịu trách nhiệm gây ra cuộc bạo hành tàn khốc.

Tháng 3 năm 2001, có từ 100 đến 200 nam học viên Pháp Luân Công và số học viên nữ gấp hai lần số đó bị giam ở Trại lao động cưỡng bức Đại Liên. Học viên nam và học viên nữ bị giam riêng biệt ở hai tòa nhà. Sau đó, chúng tôi phát hiện rằng cuộc bức hại tàn khốc đã xảy ra ở cả hai tòa nhà.

Sau đợt tuyên truyền ầm ĩ vụ tự thiêu được dàn dựng ở Thiên An Môn vào đầu năm 2001, Trại lao động cưỡng bức Đại Liên đã bắt đầu kế hoạch “vụ 19 tháng 3”. Họ thành lập Khu số 8 vào ngày 12 tháng 3, là nơi tập trung giam giữ và bức hại học viên. Kế hoạch đó đã được thực hiện vào tối ngày 18 tháng 3. Lính canh Vương Quân đã chỉ đạo bốn tù nhân, trong đó có Vu Thế Vĩ, đánh dã man nhiều học viên. Họ đưa học viên vào một phòng riêng biệt, dọa nạt, đánh đập và lăng mạ học viên để cố ép họ viết một “thư bảo đảm” từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Học viên bị tra tấn đến tận nửa đêm.

Trưa hôm sau, ngày 19 tháng 3, nhiều tiếng la hét và những âm thanh tạch tạch của dùi cui điện vang lên ở trong phòng. Âm thanh trở nên lớn hơn, cùng với nhiều tiếng hét của ai đó đang bị tra tấn tàn bạo. Sau đó chúng tôi phát hiện ra lính canh đã đánh đập tàn bạo một học viên, khiến nhiều học viên khác đã lên tiếng phản đối. Sau đó, nhiều lính canh và tù nhân đã nhanh chóng tập hợp. Cuộc bức hại vì thế đã diễn ra.

Đội trưởng Kiều Uy và các lính canh Vương Quân, Tôn Kiện đã dẫn các tù nhân Xa Hâm, Vu Thế Vĩ, Kiểu Ba, Lương Đại Hải, Chu Văn Quốc và Tôn Vĩ, từng người một, đi kiểm tra các phòng giam giữ học viên. Dùng dùi cui điện và còng, họ chọn học viên một cách ngẫu nhiên và ngược đãi họ bằng những cách tra tấn khác nhau.

Lính canh Vương Quân đã dẫn nhiều tù nhân đưa một học viên tên Vương đi. Sau một thời gian, ông được đưa về, mặt ông bị biến dạng sau khi bị đánh và da của ông trở nên xám xịt. Hai chân của ông bị chấn thương nặng nề, khiến ông không thể đi lại được. Rõ ràng là học viên này đã bị tra tấn tàn nhẫn. Tuy nhiên, dù tình trạng của học viên Vương không được tốt, Vương Quân vẫn nhét dùi cui điện vào trong quần áo ông. Trong lúc sốc điện, Vương Quân đã dọa nạt “Ông thấy chưa? Đây là kết quả của việc phản đối chính quyền!” Vương Quân và những tù nhân giám sát đã ép học viên phải quỳ gối trên nền nhà.

Từ buổi trưa đến tận sáng sớm hôm sau, tòa nhà mà tôi ở vang lên tiếng hét của lính canh, những âm thanh tạch tạch của dùi cui điện đâm vào da thịt và những âm thanh của tra tấn. Khi lính canh ép buộc chúng tôi viết thư bảo đảm, chúng tôi đã viết, “Đại Pháp không có tội; Sư phụ Lý vô tội. Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp. Chúng tôi sẽ kiên định tập luyện Pháp Luân Đại Pháp đến cùng”

Vào sáng ngày thứ ba (20 tháng 3), lính canh Kiều Uy đã xông vào phòng giam cùng nhiều lính canh và tù nhân. Họ viết ra ba câu nói xấu Đại Pháp ở trên bảng và nói, “Từ bỏ đi! Những ai đọc to những từ ở trên bảng này thì có thể đi ra và chuyển sang phòng bên

“Gập người” là một cách tra tấn thường được lính canh sử dụng để bức hại học viên Pháp Luân Công. Phần trên cơ thể và hai chân của học viên bị ép tạo thành góc 90 độ; hai chân của học viên phải giữ thẳng và đầu học viên hướng xuống dưới. Hai tay học viên bị kéo căng về sau lưng. Đứng ở tư thế này ngay cả trong một thời gian ngắn cũng khiến mồ hôi chảy đầm đìa. Nhiều học viên từ chối làm điều đó. Sau đó lính canh đã đến và kéo họ ra khỏi phòng. Vài người đã ngã xuống đất sau khi phải đứng ở tư thế đó trong một thời gian. Hầu hết học viên đứng tư thế này là những người không đọc ba câu đó. Mồ hôi chảy xuống từ người tôi, từng giọt từng giọt, đọng thành một vũng nước. Lính canh sau đó đã mang dùi cui điện đến để sốc điện chúng tôi. Hai tay tôi bị đã bị sốc điện nhiều lần. Trong lúc đó, lính canh và những người giám sát tiếp tục lăng mạ và đánh chúng tôi.

Một hoặc hai giờ sau, lính canh Vương Quân quay lại cùng với nhiều tù nhân. Họ mang nhiều tấm bảng có ba câu chữ ở trên đó và treo vào cổ mỗi học viên. Tôi ngay lập tức cự tuyệt và bỏ tấm bảng xuống. Vài tù nhân sau đó đã xông đến chỗ tôi và đưa tôi sang một phòng lớn hơn. Vương Quân đã chỉ đạo Chu Văn Quốc, Vu Thế Vĩ cùng một tù nhân không biết tên đánh tôi dã man, gây ra nhiều vết thương trên người tôi. Nhận thấy rằng tôi sẽ không làm theo yêu cầu của họ, họ đã còng tay tôi ở sau lưng, và treo tôi lên trên cao, khiến cho các đầu ngón chân của tôi chỉ vừa đủ chạm đất. Sau đó họ thay phiên đánh tôi bằng nhiều gậy gỗ và phần bên dưới người tôi nhanh chóng chảy đầy máu và thâm tím. Họ đánh tôi cho đến khi họ thấm mệt. Nhận thấy tôi vẫn kiên định vào niềm tin của mình, cuối cùng họ tháo còng cho tôi và đưa tôi đến một phòng khác.

Nhiều học viên đã bị đưa đến phòng đó. Vài học viên đã gãy chân do bị đánh tàn bạo và bị sốc điện. Họ không thể đứng hay di chuyển, họ chỉ có thể nằm trên sàn nhà. Ở mặt và trên người nhiều học viên chứa đầy những vết thương gây ra bởi dùi cui điện. Nhiều người nói với tôi rằng họ đã bị đưa đến “Phòng tra tấn”, nơi tù nhân và lính canh bức hại chúng tôi bằng nhiều loại tra tấn. Vài học viên bị lột quần áo và bị sốc điện trong thời gian dài. Lính canh và tù nhân thậm chí còn viết những câu phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp lên người học viên. Vài học viên phải chịu đựng hình thức tra tấn Ghế hổ; một số còn bị đánh thâm tím. Những người khác thì bị treo lên trong thời gian dài. Sức nặng của cơ thể họ là nguyên nhân khiến còng tay cắt sâu vào da thịt, gây ra những vết sẹo vĩnh viễn cho học viên.

Tối ngày 21 tháng 3, lính canh Tôn Kiện và Vương Quân đã quay lại cùng với những tù nhân hỗ trợ khác. Họ đưa nhiều học viên đi và tra tấn họ dã man.

Trong ba đến bốn ngày bức hại, Trại lao động cưỡng bức Đại Liên đã dùng nhiều cách thức tàn bạo khác nhau để tra tấn học viên Pháp Luân Công. Họ cử đến nhiều công an, lính canh và tù nhân tham gia vào cuộc bức hại.

Cuộc bức hại tàn bạo như vậy vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều tháng sau đó. Mỗi tháng, nhiều học viên lại bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đại Liên và phải chịu đựng tra tấn giống như những gì đã xảy ra trong “vụ 319”. Mãi đến đầu tháng 7 năm 2001, nhiều học viên đã bị nhiều chấn thương nghiêm trọng và một số đã qua đời trong trại lao động.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/20/大连劳动教养院零一年三月十九日残酷迫害纪实-237869.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/9/124301.html

Đăng ngày: 04-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share