Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

Tên: Tống Á Vân (宋亚云)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 53
Địa chỉ: Thôn Lợi Dân, thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Nông dân
Ngày bị bắt gần nhất: Không rõ
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù nữ Hắc Long Giang (黑龙江女子监狱)
Thành phố: Cáp Nhĩ Tân
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Bỏ tù, đánh đập, biệt giam, tra tấn, cấm thăm viếng.

[MINH HUỆ 25-3-2011] Vào ngày 8 tháng 11 năm 2000, bà Tống Á Vân bị kết án 15 năm tù giam bởi Tòa án tối cao Hắc Long Giang trong một vụ án hình sự. Bà bị chuyển đến Khu số 3 của Nhà tù nữ Hắc Long Giang (Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân) vào ngày 4 tháng 9 năm 2001, nơi mà bà bắt đầu tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công. Bà đã hiểu ra rằng các học viên Pháp Luân Công là những người tốt bụng và trung thực nhất. Bà Tống Á Vân quyết định thay đổi hoàn toàn bản thân, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp một cách cởi mở và thẳng thắn. Trong mười năm qua, bà Tống Á Vân đã sống theo lời dạy Chân-Thiện-Nhẫn, và phải chịu đựng tất cả mọi hình thức bức hại. Hiện bà vẫn bị giam trong Khu số 5 của nhà tù.

1. Một người tốt như bà Tống Á Vân đã bị trừng phạt vì giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công

Vào mùa Đông năm 2003, trời lạnh âm 30° (-22°F). Nhiều khu vực trong nhà tù đã cưỡng bức lôi các học viên Pháp Luân Công ra ngoài cửa để ngược đãi họ. Nhiều người trong nhà tù nhận thức được điều này, và giám đốc nhà tù khi đó là Vương Tinh.

Trương Diễm, một học viên khoảng 50 tuổi, bị nắm chân kéo xuống từ tầng bốn. Đầu của bà liên tục bị va vào các bậc thang, khiến bà mất đi khả năng kiểm soát bàng quang và bị bỏ lại trong giá lạnh với cái quần ướt sũng. Bà không được phép mặc áo ấm hoặc di chuyển xung quanh, và bị ép phải kéo căng đôi tay để trần ra. Các tù nhân Lưu Văn Cách, Lý Mai bị xúi giục cắt tay học viên bằng một cây gậy có gai. Nếu các học viên di chuyển xung quanh, họ sẽ bị đánh bằng dùi cui điện. Vào buổi trưa, họ phải dùng bữa ở ngoài cửa. Trong cái lạnh cực độ, họ phải ăn những bữa ăn nguội lạnh, và họ bị rét buốt từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Sau khi trở về phòng giam, họ vẫn không được nghỉ ngơi trên giường. Họ bị ép phải ngồi trên sàn xi măng ở hành lang. Họ không được phép sử dụng nệm và phải ngồi đến tận 2 hay 3 giờ sáng, sau đó họ bị thức dậy vào khoảng 5 giờ sáng. Cuối cùng đội trưởng Khang Á Trân đưa bảy học viên gồm cả Trình Bội Anh và Cổ Á Vinh vào “phòng biệt giam”. Sau khi ra khỏi phòng biệt giam, họ bị đưa vào phòng chứa quần áo. Khi thức dậy lúc 5 giờ sáng, họ bị còng tay vào giường đến 10 giờ tối và vẫn không được phép ngủ. Họ bị tra tấn bằng cách này trong 6 tháng.

Một ngày kia khi bà Tống Á Vân thấy các tù nhân đang đưa một ít thức ăn đến cho các học viên Pháp Luân Công bị giá rét, bà đã thêm ít thức ăn vào đó. Khi tù nhân Quách Khánh Hiệp thấy điều này, bà ta đã mắng bà Tống trong hai ngày. Cũng vào nửa đêm khi bà Tống Á Vân cho các học viên thức ăn, một tù nhân hình sự tên Dương Hoán Anh đã nhìn thấy và tố cáo với Khang Á Trân. Một lần khác khi bà Tống Á Vân mua ít mì cho các học viên, bà lại bị các tù nhân tố giác. Vì bà Tống Á Vân đã giúp các học viên nhiều lần, Khang Á Trân và Ngô Diễm Kiệt đã trừng phạt bà bằng cách trừ đi số điểm mà bà có được vì có thái độ tốt trước đây.

2. Từ việc từ chối bôi nhọ Pháp Luân Công đến công khai tuyên bố rằng Đại Pháp là tốt

Ngày 12 tháng 11 năm 2004, Ngô Diễm Kiệt và Đào Thục Bình đã đề nghị bà Tống Á Vân lăng mạ Sư phụ Lý và Đại Pháp. Bà nói với họ rằng “Mắng chửi là không đúng. Tôi sẽ không nói những điều mà các người muốn.” Kết quả là bà bị đánh đập, và bị biệt giam vào ngày hôm đó.

Trong lúc bị biệt giam, phòng thăm viếng thông báo với bà Tống Á Vân rằng đó là thời gian cho giam đình bà đến thăm. Ngô Diễm Kiệt đã không cho phép gia đình vào thăm và để lại nỗi buồn cho gia đình bà. Vào lúc đó tất cả học viên tại Khu số 3 đã tuyệt thực để bảo vệ bà Tống và đề nghị thả bà ra. Phó giám đốc Đào Thục Bình đã đến các phòng giam và nói với bà Tống: “Bà có thể được thả nếu bà viết một lá thư hối cải để từ bỏ Pháp Luân Công.” Bà Tống đã nói với Đào sự thật về Đại Pháp. Thay vì lắng nghe, Đào Thục Bình lại cố ngăn bà Tống, và Đào còn tát vào mặt bà Tống hàng chục cái. Cuối cùng bà Tống Á Vân nói: “Đào, thậm chí nếu bà đánh tôi đến chết, tôi vẫn sẽ tu luyện Đại Pháp.” Sau đó Đào dừng lại.

Lúc đó, bà Tống Á Vân bị đánh gần như đến nỗi bị mất đi ý thức. Khi bà nhìn thấy một cái cửa, nếu bà cố đi đến cửa, bà sẽ bị đập mạnh vào tường. Đào Thục Bình ra lệnh cho Nhậm Tú Lệ lôi bà Tống đến căn phòng ẩm ướt nhất và lạnh nhất để khiến cho bà bị lạnh cóng. Hai tay bà bị còng vào sàn nhà, và mu bàn tay bị thâm tím do bị còng. Bà có đôi giày rất mỏng. Bà bị tra tấn đến ngày 12 tháng 11 năm 2004, tổng cộng 44 ngày. Khi họ nhận thấy rằng bà rất quyết tâm và không gì có thể thay đổi bà, họ không còn lựa chọn nào khác là đưa bà về lại phòng giam. Kể từ khi đó, bà Tống Á Vân bước đi trên con đường tu luyện một cách công khai, trung thực và chứng thực Đại Pháp là tốt.

3. Nhà tù tiếp tục cuộc bức hại – Bà Tống Á Vân dừng lao động cưỡng bức để phản đối bức hại

Một chuỗi những đòn bức hại được tiến hành để chống lại bà Tống Á Vân:

a) Họ lấy đi số điểm bà có được từ việc lao động cưỡng bức mà số điểm này sẽ làm giảm thời hạn giam của bà. Tất cả điểm kiếm được đều không còn giá trị.

b) Các tù nhân được ra lệnh giám sát bà Tống Á Vân cả ngày. Đầu tiên thì gọi là “năm người cùng giám sát,” sau đó gọi là “giám sát cá nhân.” Những người giám sát theo bà từng bước, không cho bà học Pháp hay tập công. Một tù nhân tên Nghiêm Lệ Lệ đã lấy đi của bà nhiều bài kinh văn mới của Sư phụ Lý.

c) Bà Tống không được phép nói chuyện với các học viên khác. Những quyển sổ ghi chép được dùng để ghi lại những hành động của bà. Trong lúc bị đối xử như vậy, bà Tống Á Vân vẫn tiếp tục lao động gần 2 năm. Tháng 9 năm 2006, để phản đối cuộc bức hại và cách đối xử bất hợp pháp (vi phạm luật vì để cho tù nhân giám sát người khác), bà Tống bắt đầu tuyệt thực. Khang Á Trân lại đưa bà vào “phòng biệt giam”. Hai tay bà bị còng vào sàn nhà trong 15 ngày. Sau khi được thả ra, bà Tống từ chối công việc lao động.

4. Bị bức hại bằng hình thức “giám sát cá nhân”, “biệt giam”, và “bị khóa vào một cái vòng trên mặt đất”

Bà Tống Á Vân bị theo dõi sát sao bởi những người giám sát: các tù nhân, lính canh Quan Ngọc Hương và Ngạo Tuyết Xuân, người theo dõi mọi cử động của bà và trừng phạt thể xác bà bằng cách buộc bà ngồi trên một cái ghế nhỏ.

2004-10-18-jms1--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Bị ép ngồi trên một cái ghế nhựa và giữ yên một vị trí với thời gian dài trong lúc bị các tù nhân giám sát. Đôi khi các học viên khó có thể ngồi thẳng. Vài học viên bị thâm tím ở mông. Cạnh của chiếc ghế gây ra các vết bầm tím và lở loét.

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, lính canh chuyển bà Tống Á Vân đến Khu số 1, bị bao vây bởi các tù nhân Lý Á Mai, Thịnh Xảo Muội, bà bị ép ngồi trên một cái ghế nhỏ. Ngày 1 tháng 11 năm 2007, lính canh chuyển bà Tống từ Khu số 1 đến Khu số 6. Ở đó bà bị bao vây bởi những người giám sát là Trần Lãng, Đặng Tiểu Mẫn. Tông Tân, trưởng Khu số 6, lại đưa bà vào phòng biệt giam vào ngày 8 tháng 11, và hai tay bà bị khóa vào một cái vòng trên mặt đất trong 15 ngày.

Yến Tú Hoa ở Khu số 6 lại đưa bà Tống Á Vân vào phòng biệt giam vào ngày 12 tháng 7 năm 2008 vì bà tập công. Lần này tay bà bị khóa vào một cái vòng trên mặt đất trong 25 ngày. Bà Tống bị biệt giam tổng cộng bốn lần.

Ngày 5 tháng 7 năm 2008, khi bà Tống Á Vân được thả ra khỏi nơi biệt giam trong lần thứ tư, lính canh trực tiếp chuyển bà đến Khu số 5, nơi mà bà bị một tù nhân tên Đô Ngân Huy giám sát từ lúc đó.

Tháng 2 năm 2008, khi bà Tống Á Vân muốn nói chuyện với lính canh Lý Tiếu, Đô Ngân Huy đã ngăn bà lại bằng cách mắng nhiếc to tiếng. Bà Tống đã tuyệt thực bảy ngày để phản đối, nhấn mạnh rằng việc dùng người giám sát bất hợp pháp phải được ngừng lại. Một lính canh tên Từ Ba chịu trách nhiệm với Phòng 610 đã nói chuyện với bà Tống. Trên bề mặt thì ông ta đồng ý nhưng lại không giữ lời. Vẫn còn tù nhân giám sát bà Tống, bức hại và trông chừng bà. Khi một người giám sát cảm thấy có gì đó không làm vừa lòng anh ta, thì anh ta sẽ mắng chửi và sách nhiễu bà.

Ngô Tuệ Lệ, Viên Tĩnh, trưởng Khu số 5
Tiếu Lâm, Lữ Tỉnh Hoa, Trâu Tề, lính canh của Phòng 610

2011-2-25-hrbnvjian--ss.jpg

Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/25/狱中开始修炼-宋亚云在黑龙江女子监狱遭迫害-237690.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/11/124347.html
Đăng ngày 15-04-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho phù hợp hơn với nguyên bản.

Share