Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở thành phố Liêu Ninh, Trung Quốc

Tên:Vương Tuyết Mai (王雪梅).
Giới tính: nữ.
Tuổi: chưa rõ.
Địa chỉ: thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Y tá tại Bệnh viện phụ nữ và trẻ em thành phố Đan Đông.
Ngày bị bắt gần nhất: 12 tháng 1 năm 2000.
Nơi bị giam gần đây nhất: Bệnh viện tâm thần Cáp Mô Đường(蛤蟆塘精神病院).
Thành phố: Đan Đông.
Tỉnh: Liêu Ninh.
Hình thức bức hại: giam giữ, bị giữ trong bệnh viện tâm thần, tống tiền, buộc thôi việc, bị giữ lương.

[MINH HUỆ 27-03-2011] Học viên Pháp Luân Công, bà Vương Tuyết Mai là một y tá tại Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Đan Đông. Sau khi Chính quyền cộng sản thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, Cổ Học Quảng, giám đốc bệnh viện, và bí thư đảng Phạm Lực, đã cho bà Vương nghỉ việc và ngừng trả lương cơ bản cũng như trợ cấp sinh hoạt cho bà. Kết quả là, bà Vương và con gái phải sống trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Bà Vương bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1999. Trước khi tập luyện, bà đã bị nhiều bệnh, như bệnh tim, bệnh thấp khớp, và rối loạn não. Trên hết, hôn nhân của bà tan vỡ và bà sống cùng với cô con gái nhỏ. Bà đã bị trầm cảm vì áp lực và không còn được hỗ trợ tài chính. Sau khi bà tập Pháp Luân Công, bà Vương đã hồi phục được sức khỏe và tư tưởng của bà đã chuyển biến. Bà đã tìm lại được niềm vui trong cuộc sống. Bạn bè và người thân đã thấy được những thay đổi của bà Vương, và nhiều người đã bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà Vương đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho công lý. Bà bị bắt giữ bất hợp pháp và bị giam tại Trại giam Thiên An Môn Bắc Kinh, sau đó bị đưa về lại chỗ làm. Phạm Lực, bí thư đảng Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em Đan Đông, đã gọi nhiều nhà báo ở một tờ báo địa phương đến phỏng vấn bà Vương. Bà thuật lại những thay đổi kỳ diệu đã xảy ra với bà sau khi tập Pháp Luân Công. Tuy nhiên, nhiều ngày sau, trang báo đã công bố một bài báo nói rằng bà Vương đã từ bỏ tập luyện sau khi bị “giáo dục” bởi viên chức đảng viên tại bệnh viện. Bài báo đó cũng được đăng trên Tin tức thành phố Đan Đông. Trong tháng 11 cùng năm đó, bà Vương tiếp tục đến Bắc Kinh và bị bắt. Bà bị đưa về trại giam địa phương, nơi bà bị giam hơn 40 ngày. Chỗ làm việc của bà đã cử một người đến đưa bà về từ trại giam và cố thuyết phục bà viết tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình. Bà Vương đã từ chối làm việc đó.

Cưỡng ép giam cầm tại bệnh viện tâm thần

Lúc 10 giờ sáng ngày 12 tháng 1 năm 2000, bà Vương đang làm việc tại bệnh viện. Bí thư đảng Phạm Lực đã cử một người đưa bà đến phòng làm việc và nói với bà, “Hôm nay chúng tôi sẽ đưa bà đến bệnh viện tâm thần để kiểm tra. Nếu bà không bị tâm thần, chúng tôi sẽ cho phép bà làm việc tại bệnh viện.” Sau đó bà bị giam giữ một cách cưỡng ép tại Bệnh viện tâm thần Cáp Mô Đường ở thành phố Đan Đông.

Gia đình bà Vương bị cấm không được đến thăm bà tại bệnh viện tâm thần. Con gái bà, lúc đó chỉ vài tuổi, rất muốn gặp mẹ, nhưng phải được sự đồng ý từ các viên chức đảng. Tại phòng làm việc của bệnh viện tâm thần đã treo một dòng chữ, “Cẩn thận không để bà Vương trốn thoát.”

Bà Vương bị giam tại bệnh viện tâm thần trong 64 ngày, từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 17 tháng 3 năm 2000. Bà đã bị giam cùng với nhiều bệnh nhân bị bệnh tâm thần nặng nhất. Những bệnh nhân này bị trói vào giường cả ngày lẫn đêm và la hét không ngừng. Dù họ bị trói vào giường, nhưng những bệnh nhân này đều có thể di chuyển những chiếc giường sắt nặng nề ra khỏi phòng và phá thủng đệm. Một số người thậm chí còn trốn dưới giường. Bà Vương không thể ngủ được, bất kể ngày hay đêm, khi bị giam trong môi trường như vậy. Sau khi bị giam trong nhiều ngày, người bà rất yếu đến mức không thể ra khỏi giường và bị sụt cân. Bà yêu cầu được chuyển sang phòng khác nhiều lần, nhưng các viên chức đã từ chối yêu cầu của bà.

Vào mỗi bữa ăn, nhiều bệnh nhân tâm thần đã đổ thức ăn thừa của họ vào bát của bà Vương trong lúc bà đang ăn.

Bà Vương cũng không được về nhà với gia đình trong Tết Âm lịch. Bà bị buộc phải rời xa con gái, khi em còn ít tuổi. Vào mùng bốn Tết Âm lịch, con gái bà đã “được phép” vào thăm mẹ. Bà Vương đã chạy đến để ôm con nhưng đứa bé đã đẩy bà ra. Đứa bé đã khóc và hỏi, “Tại sao mẹ lại bỏ con?” Bà Vương giải thích với con rằng bà đang bị cưỡng giam. Khi bà cố đến gần con hơn, thì con gái bà lại lùi lại. Để kích động sự ghét bỏ và sợ hãi bà Vương, các viên chức đảng đã nói với con gái bà rằng mẹ nó bị mất trí và đã bỏ con gái lại. Cho dù bà Vương cố giải thích cho con, nhưng đứa bé đã không tin bà và sợ hãi khi đến gần bà.

Một buổi sáng, vào khoảng ngày thứ 15 của năm mới 2000, Triệu Xuân Lâm, một bác sĩ ở bệnh viện tâm thần, đã hét vào mặt bà Vương, “Tôi đã bàn luận tình hình của bà với bí thư đảng Phạm Lực. Hôm nay chúng tôi sẽ cho bà thuốc.” Bà Vương ngay lập tức hỏi lại Triệu, “Tôi không bị bệnh, tôi là một người bình thường, ông dựa vào quyền gì mà cho tôi uống thuốc.” Bà biết rằng họ có ý định làm hại bà. Vì vậy, khi các y tá cố gắng để đưa bà thuốc, bà đập chai thuốc xuống sàn nhà.

Tại nơi làm việc cũ của bà, các viên chức đảng đã loan tin đồn rằng bà Vương đã bị điên từ khi tập Pháp Luân Công. Họ nói rằng bà từ bỏ công việc và bỏ rơi con gái mình. Một ngày thứ bảy đầu tháng 3, Phạm Lực đã người cha 70 tuổi của bà Vương cùng em gái bà, những người sống trong thôn, đến thăm bà tại bệnh viện tâm thần. Cha bà nói chuyện với bà trong nước mắt “Cha già rồi, con phải tiếp tục sống.” Cha cô đã bị lừa dối bởi các viên chức đảng, họ nói với ông rằng bà Vương muốn chết. Bà đã nói với ông, “Bây giờ con cảm thấy rất tốt, tại sao con lại muốn chết?”

Sáng hôm sau, bác sĩ Triệu Xuân Lâm đến giường của bà Vương và nói với bà, “Cha bà đã ký một biên bản giảm nhẹ mọi trách nhiệm của bệnh viện nếu bà chết”. Bí thư Phạm Lực đã cố ý sắp xếp một cuộc gặp giữa bà Vươn và cha bà để họ có thể đánh lừa ông vào ký biên bản. Vì vậy, họ có thể hành hạ bà Vương, và nếu bà chết, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm.

Bà Vương đã tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ. Vào ngày tuyệt thực thứ bảy, công an Hoắc Văn Sơn ở Đồn công an Lâm Giang đã đến gặp bà tại bệnh viện tâm thần. Ông ta muốn đưa bà vào tù, nhưng khi nhìn thấy bà đang trong cơn nguy kịch sau bảy ngày không ăn, ông ta đã quyết định không đưa bà đi. Sau 12 ngày tuyệt thực, ngày 16 tháng 3 năm 2000, viên chức đảng ở Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em lo sợ sẽ phải chịu trách nhiệm về cái chết của bà nên đã quyết định đưa bà về nhà.

Giữ lại tiền lương và bị buộc thôi việc

Vào sáng ngày 27 tháng 3 năm 2000, Mã Ngọc, chủ tịch công đoàn của người lao động Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em, cùng với Ngô Tĩnh, phụ trách phòng nhân sự và bí thư đang ở khoa, Mã Lợi đã đến nhà bà Vương đến thông báo cho bà quyết định của bệnh viện cho bà nghỉ việc.

Trong lúc bị giam tại bệnh viện tâm thần, chỗ làm việc của bà đã không trả cho bà một đồng nào. Bà chỉ được đưa 200 nhân dân tệ trước khi bà bị nghỉ việc. Bà phải làm nhiều việc lặt vặt để nuôi bản thân và con gái.

Tháng 12 năm 2005, bà Vương đã quay lại nơi làm việc để yêu cầu họ phục hồi lại chức vụ cho bà. Bà đã bị đe dọa, và người quản lý đã nhiều lần cố cưỡng ép bà viết tuyên bố từ bỏ tập luyện. Bí thư đảng Phạm Lực nói bà Vương đang làm gián đoạn công việc của bà ta và ra lệnh cho nhân viên an ninh đến kéo bà ra khỏi phòng, từ đầu hành lang này đến đầu kia.

Tinh thần bị tổn hại và thanh danh bị bôi nhọ

Cuối cùng, vào ngày 4 tháng 4 năm 2006, các viên chức đảng tại bệnh viện đã đồng ý cho bà Vương trở lại làm việc với một hợp đồng tạm thời. Bà đã được giao nhiệm vụ làm sạch phòng sơ sinh và bị răn đe không được nói chuyện với bất cứ ai trong bệnh viện.

Bí thư đảng Phạm Lực cũng tuyên bố tại một cuộc họp nhân viên rằng không ai được phép nói chuyện với bà Vương. Bà ta thậm chí còn ra lệnh cho bà Vương thường xuyên báo cáo về nơi ở của bà hoặc nếu không bà sẽ bị nghỉ việc. Bà ta cũng yêu cầu giám thị và y tá trưởng khác theo dõi bà Vương. Bà Vương không được phép nghỉ trong các kỳ nghỉ lễ và thậm chí phải làm việc nửa ngày cuối tuần mà không được trả tiền.

Bà Vương được giao nhiệm vụ dơ dáy nhất và phải chăm chỉ nhất trong bệnh viện. Tuy nhiên, bà chỉ được trả mức lương tối thiểu là 500 nhân dân tệ.

Cuối cùng, sau mọi nỗ lực của bà, bệnh viện đã tăng lương của bà lên 700 nhân dân tệ. Tuy nhiên, số tiền lương ít ỏi này chỉ đủ để bà gửi con gái đi học đại học và giải quyết các vấn đề tài chính khó khăn của bà. Thậm chí đến ngày hôm nay, bà Vương vẫn chỉ có tiền lương 700 nhân dân tệ mỗi tháng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/27/丹东市妇女儿童医院不法官员对王雪 梅的迫害-238153.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/18/124473.html
Đăng ngày: 02-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share