—— Trước và sau khi viết cuốn hồi ký

Bài viết của đệ tử Đại Pháp đại lục

[MINH HUỆ 17-05-2021]

(1)

Vào cuối năm 2019, bạn học cùng lớp đại học của tôi đã nhờ mọi người trong nhóm chúng tôi viết hồi ký, sau đó đề xướng sẽ đóng thành sách. Có bạn thông báo việc này qua điện thoại, bạn ấy mời tôi cùng tham gia viết.

Tôi hiểu ý các bạn, sau khi tốt nghiệp xong, mỗi người chúng tôi sẽ bước đi trên con đường riêng và sẽ ít có dịp gặp nhau. Bây giờ chúng tôi đều đã có tuổi, cũng không còn mấy người vẫn sống khỏe mạnh. Mọi người muốn tìm hiểu lẫn nhau thông qua cách viết hồi ký, đương nhiên đây là một việc tốt. Nhưng tôi cho rằng nó là việc của người thường nên tôi không có hưởng ứng.

Đầu năm 2020, có nhiều bạn học từ các nơi liên tiếp gọi điện thoại cho tôi, họ thành thật hy vọng tôi sẽ tham gia viết hồi ký. Đặc biệt là bạn A ở Sơn Đông, anh ấy được mọi người chọn làm biên tập chính cho cuốn hồi ký. Anh ấy là một giáo sư đại học. Anh ấy là một người chính trực, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau, cho nên trong điện thoại anh ấy thẳng thắn bảo tôi phải viết hồi ký ít nhất 50 nghìn từ, và gửi bản thảo cho anh ấy vào cuối tháng 8. Tôi không nỡ từ chối sự nhiệt tình của các bạn lần nữa nên đã miễn cưỡng đáp ứng.

Một lý do quan trọng mà các bạn học cùng lớp hy vọng tôi tham gia viết hồi ký chính là, tôi là người có những trải nghiệm nhân sinh đáng nhớ nhất trong nhóm bạn học. Đương nhiên, tôi hiểu rõ ý tứ mọi người thấy rằng trải nghiệm nhân sinh của tôi khá đặc thù. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được giữ lại trường dạy học, thông qua nỗ lực chăm chỉ, cuối cùng tôi đã được thăng chức làm giáo sư và giữ chức vụ trong ban lãnh đạo nhà trường. Điều quan trọng hơn nữa là tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước khi nghỉ hưu. Bởi vì không buông bỏ tu luyện nên tôi đã bị bắt cóc và kết án phi pháp. Nhiều bạn học không hiểu vì sao tôi lại lựa chọn như vậy. Chính vì thế, có lẽ mọi người nghĩ khi đọc hồi ký, họ sẽ tìm được nguyên nhân vì sao một người vốn có cuộc sống công thành danh toại ở chốn người thường như tôi thà chịu ngồi tù và kiên thủ tín ngưỡng, chứ không lựa chọn buông bỏ.

Tôi nhớ lời dặn dò của Sư tôn:

“Sự tồn tại của chư vị đang khởi tác dụng cứu độ chúng sinh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Tôi ngộ rằng nếu như các bạn học cùng lớp có thể nhận thức được “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” từ cuốn hồi ký mình viết, thì chẳng phải họ sẽ được Pháp Luân Đại Pháp ban ân mà từ đó được cứu độ hay sao? Như vậy, tôi viết hồi ký chẳng phải cũng là cách chứng thực Pháp và cứu chúng sinh sao? Cho nên tôi vừa đốc thúc bản thân mình làm tốt ba việc, vừa dùng tâm thái của người tu luyện để nhớ lại và viết ra câu chuyện chân thật mà mình đã trải qua.

Tôi viết từ lúc mới vào đại học, viết về cuộc sống thời sinh viên, viết về những bạn học thân yêu, viết về thầy cô kính yêu, viết về thời sinh viên đáng yêu của mình; viết về việc mình đã làm tận trách nhiệm với nhà trường; viết về những người bạn thân mà tôi ghi nhớ mãi trong tâm, đặc biệt là những người bạn thân đã bảo vệ và khích lệ tôi kiên thủ tín niệm sau khi Pháp Luân Đại Pháp bị vu khống và đàn áp.

Sau khi viết xong những điều này, tôi dành ra một phần ba trang giấy để viết phần quan trọng nhất về “nhân sinh cảm ngộ”, tôi nói rõ về lý niệm nhân sinh và ý nghĩa nhân sinh mà bản thân mình ngộ được thông qua nhiều trải nghiệm, trả lời câu hỏi vì sao tôi bước chân trên con đường tu luyện với quyết tâm không đổi. Ở phần kết, tôi trích dẫn câu nói của Đường Tăng trong hồi thứ 64 của tiểu thuyết “Tây Du Ký”: “Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, chính Pháp nan ngộ; toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên.” (Nghĩa là: Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, chính Pháp khó gặp; nếu được cả ba điều, thì may mắn lắm thay.)

Tôi nói với các bạn học rằng cuối cùng mình đã gặp được Chính Pháp và trở thành người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tu luyện không chỉ giúp tôi khỏi bệnh không cần dùng thuốc, mà còn giúp tôi minh bạch Chân-Thiện-Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt-xấu, thiện-ác. Hơn 20 năm qua, tuy tôi gặp phải nhiều ma nạn, mất đi nhiều thứ của người thường, nhưng tôi không oán hận và không hối tiếc do tôi biết rõ mình là một người vô cùng may mắn đắc Pháp tu luyện!

Do bản thân tôi trước đây không rèn luyện thói quen viết lách nên chỉ có thể nhớ được chút nào thì viết ra chút ấy. Đến đầu tháng 8, tôi gần như đã viết xong. Nhớ lại quá trình viết lách trong đoạn thời gian này, tôi thể ngộ việc này không chỉ là quá trình phơi bày những nhân tâm còn đang che giấu như oán hận, tật đố, hoan hỷ, hiển thị v.v. Và tu bỏ chấp trước, mà nó còn là quá trình tôi tri ân Sư phụ.

Mấy chục năm với sự nghiệp và cuộc sống long đong lận đận, nếm trải khổ nạn trong đời, kiên thủ tín ngưỡng, nếu không có sự từ bi bảo hộ của Sư tôn và không có sự chỉ dẫn của Pháp Luân Đại Pháp, thì tôi không thể bước đi cho đến hôm nay. Do đó, tôi viết câu cuối cùng trong cuốn hồi ký: “Nhớ lại những chuyện đã qua, tôi dần dần bình tĩnh xuống, trong tâm chỉ lưu lại hai chữ: Cảm ân!”

(2)

Sau khi hoàn thành bản thảo, tôi nhờ một vị giáo sư đã nghỉ hưu từng là chủ biên tờ “Học báo” của trường học xem qua để hiệu đính câu chữ và dấu câu. Ba ngày sau, ông ấy gửi cho tôi bản thảo đã kiểm tra, ở đầu trang ông viết thế này: “Câu chuyện của anh thật chân thành và cảm động lòng người. Tôi không thể kiềm nổi nước mắt khi đọc nó.” Tôi bèn nói: “Ông đang khen ngợi tôi à?” Vị giáo sư nghiêm túc trả lời: “Không phải là khen ngợi. Trong lúc đọc bản thảo, tôi thật sự rơi nước mắt, trong tâm nghĩ bây giờ nơi đâu còn có người tốt thế này?” Tôi tin những lời của ông là thật lòng, bởi vì ông ấy đã từng nghe nói về câu chuyện trong sách. Sau đó, anh trai của ông ấy cũng đọc bản thảo và chân thành nói với tôi: “Cuốn sách của anh được viết bằng một trái tim thuần tịnh và chân thành!”

Trong tháng 8, tôi gửi bản thảo cho bạn A ở trường đại học tỉnh Sơn Đông như đã hẹn, và nhờ anh ấy xem qua. Mấy ngày sau, anh ấy nhắn tin cho tôi: “Chào bạn học, lúc đọc bài viết của bạn, mình rất cảm động, nhiều lần mình sụt sùi khóc. Cuộc sống thật cơ cực, bạn dám đối mặt với nó, tuy gặp nạn lớn nhưng những người thân thiết đã giúp đỡ bạn. Chân-Thiện-Nhẫn quả là uy lực vô cùng. Sau khi biết chuyện ban lãnh đạo nhà trường đã đứng ra che chở, bạn không bị gạch tên. Thiện lương đã cứu bạn. Thật đáng mừng!”

Những lời chân thành của anh ấy nằm ngoài dự đoán của tôi. Hóa ra trong nhiều năm nay, anh ấy vẫn lo lắng cho an nguy của tôi trong lúc bị Trung Cộng bức hại. Từ trong cuốn hồi ký của tôi, anh ấy thấy được có nhiều người tốt như thế, bao gồm lãnh đạo công ủy và giáo ủy cấp tỉnh, nhiều vị lãnh đạo của trường học, bạn bè và bạn dạy học cùng trường, mọi người đã mạo hiểm giúp đỡ và cổ vũ tôi quyết không lùi bước trong những lúc nguy hiểm và áp lực nhất. Anh ấy tin rằng sự kiên thủ tín niệm của tôi và sự giúp đỡ của nhiều người tốt tuyệt đối không phải là sức người có thể làm nên, mà nó chính là sức mạnh của Pháp Luân Đại Pháp. Cho nên, anh ấy không ngại nói lên tiếng lòng của mình qua tin nhắn: “Chân-Thiện-Nhẫn quả là uy lực vô cùng!”

Sau khi tôi gửi bản thảo đã chỉnh sửa, bạn A lại nhắn tin bằng những lời hết sức chân thành: “Nhận được bản thảo hiệu đính, nó khiến mình cảm động cả ngày. Nhớ lại trước đây, gần như chưa có bài viết nào khiến mình cảm động không thể kiềm lòng như thế này. Mình đã khóc nức nở khi đọc nó.”

Trải qua hơn một tháng vất vả cực khổ, bạn A đã biên tập xong quyển hồi ký của bảy người bạn học cùng lớp và in ra thành sách. Cuối tháng 11, anh ấy đã gửi sách cho từng bạn học, và cùng lúc gửi cho tôi nhiều bản in về cuốn hồi ký của tôi qua đường bưu điện. Anh ấy còn nhắn nhủ tôi cần để cho con cái và bạn bè người thân đọc nó.

Một hôm nọ, tôi gặp một bạn học chung lớp sống ở cùng thành phố với tôi. Anh B kể rằng anh ấy đã đọc cẩn thận những bài hồi ký của các bạn học cùng lớp. Sau khi bình luận một hồi, anh ấy đột nhiên hỏi: “Tôi không biết sao mà bạn may mắn như thế? Những người bạn gặp đều đang giúp đỡ bạn. Còn những người tôi gặp đời này vì sao đều giẫm đạp tôi?!” Tôi ngạc nhiên nhìn anh ấy, rồi cười nói: “Sao có thể vậy được? Có ai mà cả đời đều gặp người gây tổn thương cho mình chứ? Kể từ sau khi tu luyện, tôi đã hiểu được đạo lý ‘người tu luyện không coi người nào là kẻ thù cả’ (Chuyển Luân hướng thế gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ III) Vì thế, tôi đã quên hết những người từng làm tổn thương mình, và chỉ nhớ những người từng giúp mình thôi.”

Anh ấy lắc đầu nói: “Tôi làm không được!” Tôi cười nói: “Vì trong tâm tôi chỉ có bạn bè và lòng cảm kích nên tôi sống nhẹ nhàng thoải mái. Còn anh, trong đầu toàn là những người từng gây tổn thương cho mình nên trong tâm cũng toàn là bất công và phẫn nộ, anh sẽ sống mệt mỏi và khổ sở.” Anh ấy nghiêm túc lắng nghe tôi nói. Tôi nói tiếp: “Tôi nghe vợ anh nói, tính cách của anh càng ngày càng ngoan cố, táo bạo và cổ quái. Kỳ thực, chính là do tâm cảnh này của anh trong thời gian lâu tạo thành như thế!” Anh ấy cười và gật gật đầu.

Cuối tháng 12, tôi đột nhiên nhận được cuộc gọi từ người vợ của lãnh đạo cũ. Bà ấy là một cán bộ về hưu, chồng bà đã qua đời. Bà nói trong điện thoại: “Tôi có chút ý kiến về cuốn sách của anh, nhờ anh lấy giấy bút ra ghi lại giúp tôi.” Tôi nhận ra bà ấy đã đọc cuốn hồi ký mà tôi tặng cho cô con gái của bà. Nghe thấy giọng điệu trịnh trọng của bà, tôi nhanh chóng chuẩn bị giấy bút ghi lại ý kiến.

Bà ấy nói: “Thứ nhất, anh là người thiện lương …; thứ hai, anh là người chân thành …” Tôi đột nhiên hiểu ra không phải là bà ấy có ý kiến, mà là đang khen ngợi, hơn nữa là đang đọc cuốn sách này. Tôi dừng bút, tĩnh tĩnh lắng nghe bà ấy đọc, bà ấy không ngừng nói “Cảm ơn!” Cuối cùng bà ấy đọc: “Anh là học trò tốt, đệ tử tốt của thầy Lý (Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp)!” Mấy chục phút sau, tôi bị cảm động đến rơi lệ. Một bà lão năm nay đã gần 90 tuổi, học vấn không cao lại có thể gọi cuộc điện thoại dài cho mình nói ra những lời chân tình thế này, quả là không dễ dàng chút nào!

Mồng 3 Tết, tôi đã gặp chủ nhiệm tiểu khu đang làm nhiệm vụ ở trước cổng trường. Cô ấy gọi tôi đến bên, mừng rỡ nói: “Cuốn hồi ký anh viết chân thật quá, rất cảm động! Tôi đã kể câu chuyện của anh cho chồng tôi, em trai và con tôi nghe. Tôi đưa cho họ xem cuốn sách của anh. Tôi kể chuyện vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, anh đã cử người đến quảng trường Thiên An Môn đón hơn 50 em sinh viên về trước khi xảy ra sự việc như thế nào, rồi anh nói lý với cục trưởng công an để bảo vệ các em thế nào.” Tôi bèn nói: “Đó là trách nhiệm của một người lãnh đạo nên làm.”

Cô ấy nói tiếp: “Tôi kể chuyện lúc anh đảm nhiệm công tác ‘tổng chỉ huy xây dựng trường học văn minh’, không giống như những trường khác tập trung vào làm đẹp hoàn cảnh khuôn viên trường, mà là chú trọng vào kiến lập đạo đức, quy định ‘phép tắc văn minh’. Kết quả là một ngôi trường không có tên tuổi lại được chọn làm trường học văn minh hạng nhất toàn tỉnh.” Tôi ngắt lời cô ấy: “Lúc đó tôi đã tu luyện Pháp Luân Công rồi. Tôi chiểu theo chuẩn tắc Chân-Thiện-Nhẫn để chỉ đạo kiến lập trường học văn minh, cho nên mới xuất hiện kỳ tích không ai ngờ tới!” Cô ấy tỏ ra tán thành với tôi.

Cuối cùng cô ấy nói: “Bởi vì anh tu luyện Pháp Luân Công, nên dù xảy ra chuyện gì nhưng vẫn có nhiều người giúp đỡ anh. Tôi thật sự bái phục vị giáo sư này, khi tỉnh ủy cử đoàn công tác xuống trường thu tài liệu của anh, ông ấy dám nói lời đầu tiên trong cuộc họp điều tra rằng anh là một người tốt nhất ở ngôi trường này. Kết quả là cuộc điều tra không thành, đoàn công tác buộc phải rời đi.”

Trông thấy phản ánh của mọi người không tệ, tôi cũng gửi cuốn hồi ký cho một vị cảnh sát quốc bảo. Mấy hôm sau, tôi cũng không ngờ ông ấy gửi tin nhắn cho mình: “Kính thưa hiệu trưởng, tôi đã dành thời gian đọc hết cuốn sách của anh. Tôi thấy anh là một người chân thành, biết học hỏi, nghiêm túc, lương thiện, chính nghĩa, công chính, chất phác, giàu lòng biết ơn. Cho tôi bày tỏ lòng kính trọng đến anh! Hy vọng anh sẽ tiếp tục viết sách. Cảm ơn anh đã giúp tôi hiểu về anh. Anh là một người tốt. Tôi chúc anh mãi mãi bình an, khỏe mạnh và vui vẻ.” Tôi biết những lời của ông ấy đều đến từ trái tim chân thành. Ông ấy biểu đạt “lòng kính trọng” không chỉ là đối với tôi, mà hơn nữa là biểu đạt ý kính trọng đến Pháp Luân Đại Pháp! Tôi tin rằng ông ấy sẽ thiện đãi đệ tử Đại Pháp, sẽ lựa chọn tương lai tốt đẹp cho chính mình. Tôi thấy vui mừng thay cho ông ấy.

Mồng 5 Tết, một bạn học cũ (anh C) ở tỉnh Hồ Bắc gọi điện thoại cho tôi, chia sẻ cách nhìn của anh ấy về cuốn hồi ký của các bạn học chung. Anh ấy là người có một cuộc sống vinh hoa và rạng rỡ trong đời thường, nên các bạn học cũng thấy tự hào vì anh ấy. Anh ấy nói: “Tôi đã xem hồi ký của bạn nhiều lần, chất phác cảm động lòng người.” Sau đó, anh ấy đã nói ra rất nhiều cảm tưởng. Cuối cùng anh ấy nói: “Bây giờ nhìn lại, bạn mới là người thông minh bậc nhất trong số bạn học chúng ta!” Tôi liền nói: “Không phải, các bạn học chúng ta đều rất thông minh! Nói về bạn nhé, bạn là người duy nhất trong chúng ta nhận được trợ cấp chính phủ …” Tôi chưa kịp dứt lời, anh ấy đã vội nói: “Cái đó tính là gì đâu? Chớp mắt như khói tản mây bay, xoàng xĩnh chẳng là gì cả!” Tôi lập tức hiểu ra hàm nghĩa chân thật của từ “thông minh” mà anh ấy nói là chỉ về việc tôi đã ngộ được ý nghĩa của đời người, đã tìm được chân lý.

Tôi chỉ lấy cái tâm bình thường của người tu luyện và thiện niệm xuất ra từ nội tâm kể lại câu chuyện chân thật của mình cho các bạn cùng lớp, chứ không hề có ý muốn người khác sẽ nghĩ như thế nào, lại càng không có niệm đầu mong cầu người khác khen ngợi. Thế nhưng, sau khi cuốn hồi ký được truyền ra, nó đã nhận được hưởng ứng khiến tôi cảm động khôn nguôi.

Việc này giúp tôi lần nữa cảm ngộ được nội hàm sâu hơn của Pháp lý “vô cầu nhi tự đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]). Tôi dùng tâm thái của người tu luyện nhìn lại những việc đã qua, thuật lại lịch sử, phơi bày cảm xúc chân thật, thổ lộ một cách tự nhiên thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan mà Pháp Luân Đại Pháp ban cho tôi, nó đã sinh ra hiệu quả không ngờ tới trong lúc cứu người. Đó cũng là để tôi từ đây về sau làm tốt ba việc, bước đi thật tốt đoạn đường tu luyện cuối cùng này, đồng thời cũng cho tôi tín tâm và trí huệ lớn hơn nữa.

Đệ tử cảm ân Sư tôn!

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/5/17/【慶祝513】「謝謝你讓我了解你-」-425770.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/22/193257.html

Đăng ngày 26-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share