Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-12-2020] Rất nhiều các học viên đã bị bắt, bị cầm tù và bị tra tấn vì đức tin của họ kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tâm linh thiền định, vào tháng 7 năm 1999. Tuy nhiên có nhiều học viên kiên định tín tâm vào đức tin của mình khi giảng chân tướng về Pháp Luân Công, và đã hóa giải được bức hại. Sau đây là ba ví dụ.
Bà Tạ Tố Quỳnh đã được thả mà không phải ký bất cứ hối quá thư nào
Bà Tạ sống ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 29 tháng 4 năm 2020 bà đi ra ngoài treo biểu ngữ về Pháp Luân Công. Một ông lão đi xe đạp ba bánh đã gọi điện báo cảnh sát: “Tôi thấy một học viên Pháp Luân Công đang treo biểu ngữ.” Ngay lập tức cảnh sát đã đến và đưa bà Tạ đến đồn cảnh sát Thành Tây.
Các cảnh sát bảo bà Tạ ký vào tờ khai. Bà Tạ trả lời: “Các học viên Pháp Luân Công là những người tốt chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.” Sau đó các cảnh sát đã thả bà ra vì trại giam địa phương từ chối nhận thêm người trong mùa đại dịch.
Vài tháng sau, bà Tạ đột nhiên nhận được hai cuộc gọi từ cảnh sát bảo bà đến trình diện tại đồn công an Thành Tây. Bà Tạ đã không đi vì bà nghĩ: “Tôi không làm gì sai cả, vậy tại sao tôi phải đi chứ?”
Ba cảnh sát đã xuất hiện ở nhà bà Tạ lúc 11 giờ 40 sáng ngày 23 tháng 11 năm 2020, và yêu cầu bà đến đồn cảnh sát: “Nếu bà từ chối, chúng tôi sẽ còng tay bà và đưa bà đi.”
Bà Tạ đi với họ. Trên đường đi bà liên tục giảng chân tướng về Pháp Luân Công, và hỏi các cảnh sát rằng: “Các vị nghĩ rằng Chân-Thiện-Nhẫn có tốt hay không?” Một nữ cảnh sát cười và gật đầu.
Chiều hôm đó, cảnh sát đưa bà Tạ đến bệnh viện địa phương để kiểm tra sức khỏe, trước khi đưa bà đến Trại tạm giam huyện Khán Thủ. Trong khi ở trại tạm giam, bà Tạ tiếp tục giảng chân tướng cho những người cũng bị giam giữ trong đó và thuyết phục họ thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó.
Năm ngày sau, ngày 28 tháng 11, bà đã được thả mà không phải ký bất kỳ hối quá thư nào.
Bà Lưu Chính Trân được trở về nhà trong cùng ngày bị bắt
Bà Lưu Chính Trân, 78 tuổi ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2020, nhân viên Sở Cảnh sát Lạc Phố và Ủy ban dân phố đã đột nhập vào căn hộ của bà, lục soát và cưỡng chế bắt bà đi. Bà Lưu liên tục nói với họ rằng bà không làm gì sai khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và rằng cảnh sát đã phạm luật khi đàn áp người vô tội như bà.
Cảnh sát Lý đã đe dọa bà: “Nếu bà không đi với chúng tôi, chúng tôi sẽ phá hỏng ảnh của Sư phụ bà.” Bà Lưu không còn lựa chọn nào khác và phải đi với họ. Trên đường đi, cảnh sát nói lý do họ bắt bà. Bốn ngày trước khi bà đang đi chợ, bà đã tặng một người bán trứng một cuốn lịch in thông tin Pháp Luân Công. Người bán trứng đó đã báo cảnh sát.
Tại Sở Cảnh sát, cảnh sát Lý và Chương đã hỏi bà Lưu lấy những cuốn lịch đó ở đâu. Bà Lưu đáp: “Tôi không thể nói với các vị vì các vị sẽ làm giống như thế này với các học viên khác.” “Vậy tại sao bà lại phát những cuốn lịch đó?” “Để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp.” “Bà có đảm bảo là không phát tài liệu Pháp Luân Công nữa không? Nếu không cháu trai bà có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đăng ký vào đại học.” Bà nói: “Không ai có thể thay đổi số mệnh của người khác được.”
Các cảnh sát cố gắng bắt bà Lưu ký vào tờ khai và chụp ảnh bà. Nhưng bà Lưu từ chối hợp tác. Bà Lưu đã được thả vào khoảng 11:20 giờ đêm.
Ông Thôi Tuyết Lôi được thả một hôm sau ngày bị bắt
Vào khoảng 6 giờ tối ngày 28 tháng 11 năm 2020, khi ông Thôi Tuyết Lôi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, thì ông bị báo lên cảnh sát và bị sở cảnh sát Nghinh Tân Bắc Lộ bắt đi.
Cảnh sát lục soát người ông và tìm thấy giấy phép ra khỏi nhà, trên đó có ghi địa chỉ nhà của ông. (Ghi chú: trong thời đại dịch, người dân địa phương chỉ được rời khỏi khu vực của họ sau khi xin được giấy phép ra khỏi nhà). Sau đó cảnh sát đã lục soát căn hộ của ông nhưng không tìm thấy gì. Ông bị giữ lại ở đồn cảnh sát đêm đó, và ông liên tục giảng chân tướng Pháp Luân Công cho các cảnh sát.
Cảnh sát thẩm vấn ông suốt chiều hôm sau, nhưng ông Thôi từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào. Ông nói với họ rằng Pháp Luân Công không nằm trong danh sách 14 tà giáo mà Bộ Công an công bố, và quyền tự do tín ngưỡng của ông được pháp luật bảo hộ. Ông cũng nói với các cảnh sát rằng việc họ đàn áp ông là phi pháp.
Ông Thôi từ chối ký vào bất cứ tài liệu nào, ông không muốn những người cảnh sát này trở thành tòng phạm trong cuộc đàn áp này một cách không tự biết và bị liên đới trong tương lai.
Trong khi ông Thôi bị giam giữ ở sở cảnh sát thì các nhân viên cảnh sát liên tục bật các bài hát tuyên truyền và cố gắng tẩy não ông. Ông Thôi chỉ đơn giản là liên tục giảng chân tướng cho họ và khuyên họ đừng mù quáng đi theo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Thôi được thả khoảng 6 giờ chiều ngày 29 tháng 11.
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org].
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/22/415890.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/23/191529.html
Đăng ngày 21-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.