Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 27-01-2021] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2006. Trong tu luyện hơn 10 năm này, tôi cũng như các đồng tu khác, trải qua thống khổ khi vượt quan và tiêu nghiệp, đều nhờ Sư phụ từ bi hóa giải, cũng có lúc thăng hoa sau khi đề cao trong tu luyện.

Học Pháp nhiều, tu tốt bản thân

Sau khi tu luyện, tôi hiểu rằng phải vâng lời Sư phụ, đầu tiên là học Pháp cho tốt. Vào lần đầu tiên đọc đến đoạn Sư phụ giảng:

“Chư vị làm một người tu luyện chân chính, Pháp Luân của chúng tôi [sẽ] bảo hộ chư vị. Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Toàn thân tôi chấn động, Pháp này quá lớn, Sư phụ quá vĩ đại! Tôi không thể ngăn được những dòng nước mắt tuôn rơi, đoạn Pháp này đã khắc ghi sâu sắc trong tâm tôi. Tôi hạ quyết tâm trở thành đệ tử đạt tiêu chuẩn của Sư phụ, và là một người tu luyện chân chính. Đồng thời, đoạn Pháp này đã trở thành động lực tinh tấn cho tôi trên con đường tu luyện từ đó về sau.

Thời kỳ đầu tu luyện, tôi còn đang đi làm, thời gian khá kín, tôi quy định cho bản thân mình rằng, mỗi ngày nhất định phải học một bài giảng “Chuyển Pháp Luân”, và nghe một lần băng ghi âm Sư phụ giảng Pháp; phải luyện năm bài công pháp; phát chính niệm. Mỗi sáng sớm thức dậy luyện công xong, 6 giờ ngồi trên xe đi làm thì phát chính niệm, nghe Pháp, rồi làm việc. Buổi tối trên xe về nhà lúc 6 giờ, tôi cũng phát chính niệm liên tục. Buổi tối học Pháp, ngoại trừ học “Chuyển Pháp Luân” ra, tôi cũng học Giảng Pháp tại các nơi của Sư phụ, “Hồng Ngâm”, “Tinh tấn yếu chỉ”. Và đọc “Tuần báo Minh Huệ” v.v..

Tôi dành thời gian một năm để đọc hết lượt thứ nhất tất cả các bài Giảng Pháp tại các nơi của Sư phụ. Thực sự như đề hồ quán đỉnh vậy, thế giới quan của tôi thay đổi toàn diện. Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi ngày có thể ăn ít, nhưng Pháp nhất định phải học, công nhất định phải luyện, chính niệm nhất định phải phát, dẫu sét đánh cũng không động. Chưa đến một năm, tôi đã đột phá được trạng thái buồn ngủ khi học Pháp, thanh lý ma nạn, ngồi đả tọa được một giờ đồng hồ.

Kể từ đó, mỗi ngày tôi học Pháp với trạng thái tinh thần rất tốt, hơn nữa mỗi ngày cũng học hai bài giảng “Chuyển Pháp Luân”. Nếu ngày nào có việc gấp không hoàn thành (được việc học Pháp), thì nội trong ba ngày phải học bù. Đôi khi tôi cũng giảng chân tướng cho người hữu duyên. Tôi thể ngộ rằng mỗi ngày học Pháp tốt, luyện công tốt, phát chính niệm tốt thì hôm ấy cảm nhận được sự mỹ hảo của tinh thần thanh tỉnh và quang đãng sảng khoái. Làm việc gì cũng thuận lợi, cảm thấy Sư phụ luôn ở bên cạnh gia trì, sâu sắc thể hội được niềm vui của một người tu luyện chân chính.

Chuyển biến quan niệm, đề cao tâm tính

Sư phụ giảng:

“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thuận theo sự gia tăng thời gian tu luyện, từ trong Pháp của Sư phụ, tôi hiểu rằng, là một người tu luyện, nhất định phải đề cao tâm tính, làm một người siêu thường. Khi còn là người thường, tôi là kiểu người hiếu thắng và mạnh mẽ. Hàng năm đều có thành tích xuất sắc trong đơn vị công tác, bộ phận tôi chịu trách nhiệm cũng đạt thành tích tiên tiến mỗi năm. Vào cuối năm 2008, chỉ có bộ phận của tôi được bình chọn tiên tiến, còn cá nhân tôi không được đánh giá là xuất sắc. Các đồng nghiệp đều bàn luận xôn xao, có người muốn tôi gặp lãnh đạo để lật lại bình chọn, còn những đồng nghiệp trong bộ phận chúng tôi càng tỏ ra bất bình hơn. Mặc dù trong tâm tôi cũng hơi không thoải mái, nhưng tôi cảnh giác, điều này không phải là ngẫu nhiên.

Về đến nhà, tôi học Pháp, vừa hay học đến đoạn này của Sư phụ giảng:

“nhưng tại sao bao nhiêu phiền phức đột nhiên [xảy] đến? Vì sao cái gì cũng không tốt: mọi người đối với họ cũng không tốt, lãnh đạo cũng không coi trọng họ, hoàn cảnh tại gia đình cũng trở nên rất căng thẳng.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi hướng nội tìm, tìm thấy bản thân có quá nhiều nhân tâm, đặc biệt là tâm cầu danh rất nặng. Mặc dù có vẻ là tôi đã buông bỏ, nhưng trong tâm vẫn còn chút không thoải mái. Lý tính mách bảo rằng, nhất định phải vượt qua quan này, nhưng mà nửa đêm rồi vẫn không ngủ được.

Hôm sau là ngày nghỉ, tôi gặp đồng tu chia sẻ, cô ấy nói: “Việc này quá tốt!” Hai chúng tôi học Pháp, Sư phụ giảng:

“Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi muốn vâng theo lời dạy của Sư phụ, trở thành một đệ tử chân tu.

Khi tôi thực sự buông bỏ tâm, Hiệu trưởng đã điện thoại đến nói rằng: “Thành tích xuất sắc của chị năm nay nhường cho một giáo viên lớn tuổi sắp nghỉ hưu vào năm sau.” Đồng thời cũng khẳng định công việc của tôi.

Lúc đó tôi vui vẻ và nói: “Tôi không nghĩ gì hết, Hiệu trưởng yên tâm, tôi sẽ làm tốt công việc như thường lệ.”

Thực sự buông xuống thì liễu ám hoa minh, cảm tạ Sư phụ vì sự đề cao của đệ tử mà từ bi an bài.

Sau lần thực tu này, khi lại vượt quan gia đình, tôi đã có thể kiểm soát bản thân, từ việc hay rơi nước mắt mà nhẫn được cho đến không bị tác động, lại có thể từ bi thiện đãi người khác. Bất cứ chuyện gì cũng đứng tại góc độ của đối phương mà suy nghĩ vấn đề, và cái tự ngã ấy cũng yếu đi. Với tâm như thế, tu tâm như thế, kể ra cũng có chút khổ và mệt. Một hôm, khi tôi đang đả tọa, Sư phụ ban cho tôi một chữ “nhảy” khá to hiện ra. Tôi vừa mở mắt ra nhìn thì biến mất.

Tối hôm ấy học Pháp, Sư phụ giảng:

“Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người; do vậy một cá nhân hễ muốn tu luyện, thì được [xác] nhận là Phật tính đã xuất hiện. Niệm ấy trân quý nhất, vì vị ấy muốn phản bổn quy chân, muốn từ tầng của người thường mà nhảy ra.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ rằng, nhảy xuất ra thật tốt biết mấy!

Khi đó tôi cảm thấy bản thân đã nhảy xuất ra, đột nhiên cảm giác điều gì cũng không có, đại não trống không. Tôi hiểu rằng: đã tìm thấy sự nhẹ nhàng của chân ngã. Danh, lợi, tình trong tam giới đều không phải là chân ngã, mà tự kỷ chân chính là cấu thành từ Chân-Thiện-Nhẫn, từ đại khung vũ trụ đến trợ Sư chính Pháp. Nếu xuất ra bất kỳ nhân tâm gì, ấy đều là cựu thế lực cưỡng ép vào, là quan niệm hậu thiên, đều là những thứ mình không cần. Lúc này, tôi cảm thấy tất cả trước mắt đều là huyễn tượng. Từ đó về sau, tôi luôn dùng tâm từ bi cứu độ chúng sinh.

Thực tu bản thân trong gia đình

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sức khỏe của tôi không tốt, vì danh, lợi, tình mà bôn ba, rất mệt. Tôi thường nổi nóng với chồng và con gái. Tự ngã lớn lắm, chuyện gì cũng phải nghe theo tôi, vì tôi mạnh mẽ như vậy nên chồng con cũng không dám động chạm đến tôi. Chồng tôi đặc biệt lười, chúng tôi thường cãi nhau ầm ĩ không dứt. Trong công việc tôi cũng là người hiếu thắng, nên trong tâm áp lực lớn, luôn cảm thấy ngột ngạt, thở ngắn than dài rất mệt mỏi.

Sau khi tu luyện, mọi chuyện đều nghĩ cho chồng con, nếu có chuyện gì thì bàn bạc với nhau. Tôi cũng cam tâm tình nguyện làm việc nhà mà không một lời oán thán.

Con gái tôi nói: “Sao mẹ mình vui vẻ thế nhỉ? Làm việc nhiệt tình thế nhỉ?”

Tôi nói: “Đây là Sư phụ muốn mẹ làm như vậy.”

Mặc dù người nhà có tâm sợ, nhưng nhìn thấy tôi thay đổi, họ cũng xem qua tài liệu chân tướng. Con gái và con rể cũng đọc sách Đại Pháp, mặc dù chúng không bước vào tu luyện, nhưng hiểu được làm một người tốt thực sự là như thế nào. Chồng tôi cũng bắt đầu học Đại Pháp. Bầu không khí trong nhà trở nên vui vẻ, thực sự là buông bỏ nhân tâm thuyền nhẹ lướt.

Thành tựu sứ mệnh của bản thân

Sư phụ giảng:

“Việc cứu độ chúng sinh mà không làm, thì chư vị không hoàn thành trách nhiệm đệ tử Đại Pháp của chư vị, tu luyện của chư vị sẽ tương đương như bằng không; bởi vì để chư vị làm đệ tử Đại Pháp không phải là vì để viên mãn cá nhân của chư vị, mà là [vì] sứ mệnh trọng đại mang trên thân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Từ trong Pháp, tôi cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng của trách nhiệm, nhận thức được sự gấp rút của việc cứu người. Bộ phận chúng tôi chịu trách nhiệm huấn luyện mảng giáo dục mầm non, công việc giám sát trực tiếp, thường xuyên về quê. Mỗi lần trên xe về quê, tôi phát chính niệm. Tôi tận dụng công việc để giảng chân tướng cứu người, nhờ sự gia trì và bảo hộ của Sư phụ nên rất thuận lợi. Hầu hết các giáo viên trường mầm non đều đã làm tam thoái, tôi còn phát tài liệu chân tướng cho một số giáo viên. Tôi chưa bao giờ có tư duy phụ diện, chỉ nghĩ cứu họ thôi.

Một lần nọ, Cục trưởng giáo dục đã điện thoại đường dài cho Hiệu trưởng chúng tôi, nói là có người phản ánh tôi đến trường mầm non giảng tín Thần, và thoái đảng gì đó, yêu cầu Hiệu trưởng tạm thời đừng cử tôi về quê. Lúc ấy Hiệu trưởng nói với Cục trưởng rằng tôi luyện công nhận được lợi ích như thế nào, nhân phẩm và công việc của tôi ra làm sao, nói Cục trưởng hãy yên tâm. Kết quả là trường không cử tôi về quê nữa, cũng không có người dẫn nhóm đi, không ai huấn luyện trường mầm non, khi nghiệm thu đều bị ảnh hưởng. Và chuyện này bỏ ngang như vậy đó. Về sau vị Hiệu trưởng này đắc phúc báo và được thăng chức.

Vẫn cách ấy, tôi luôn tận dụng lúc thuận tiện trong công việc thì phát tài liệu chân tướng, khuyên tam thoái, chưa bao giờ dừng lại. Mãi đến năm 2015 khi tôi về hưu, đa số giáo viên mầm non ở các trường công và trường tư ở tất cả các khu vực, ngay cả Viện trưởng cũng đều được cứu. Tôi biết đây đều là Sư phụ làm, tôi chỉ động động miệng nói thôi.

Năm 2015, tôi nghỉ hưu, có thể chuyên tâm tu luyện. Mỗi ngày tôi luyện công vào buổi sáng, học Pháp, phát chính niệm; trưa đi cứu người, ngày ngày đều như vậy. Trong phong trào kiện Giang, tôi nhận thấy được tính trọng yếu của việc phơi bày bức hại tà ác, nên cả gia đình bốn người chúng tôi đều tham gia. Nhờ sự giúp đỡ của đồng tu, đơn kiện đã được gửi đi thành công.

Giúp đỡ đồng tu, tu chính mình

Một hôm, khi tôi đang giảng chân tướng bên ngoài, tôi gặp một bà lão người dân tộc Triều Tiên hơn 70 tuổi. Lúc tôi vừa giảng chân tướng cho bà mấy câu, hai tay bà ôm chầm lấy tôi rồi những giọt nước mắt xúc động không ngừng tuôn rơi, hóa ra bà là đồng tu. Bản thân bà độc tu nhiều năm qua, có nhiều chữ trong Pháp không nhận diện được, rất khổ tâm. Tôi nghĩ, đây là an bài của Sư phụ mà! Tôi được biết, bà từng bị bức hại và từng đi Hàn Quốc. Hiện nay bà ở cùng với con gái, cũng gần nhà tôi. Tôi không nói nhiều lời, bèn bảo bà rằng: “Sáng mai chị đến nhà em học Pháp nhé!”

Hôm sau, chúng tôi bắt đầu học Pháp. Bà chưa từng học qua nhiều chữ Hán, nên đọc sai rất nhiều chữ trong sách “Chuyển Pháp Luân”, làm thế nào nhỉ? Đây là Đại Pháp mà, không thể đọc sai như vậy được! Chúng tôi sửa từng trang từng trang, chữ nào sai thì viết lại vô một quyển vở, sau đó chúng tôi lại học trang ấy, thật vất vả. Lúc này, tôi có chút không nhẫn nại: một buổi sáng mà học có 10 trang.

Sau khi phát chính niệm 12 giờ trưa xong, đồng tu rời đi. Tôi hướng nội tìm: tính cách của tôi là sấm rền gió cuốn, làm gì cũng nhanh, nói chuyện cũng nhanh, đọc Pháp cũng nhanh, có đồng tu đã từng chỉ ra cho tôi, nhưng tôi cũng không thay đổi. Tôi nghĩ vị đồng tu này đến học Pháp cùng mình, đây là Sư phụ muốn mình chậm lại, luyện công cũng phải hoãn, mạn, viên. Ngày mai đồng tu đến, mình phải ổn định tâm lại, giống như dạy trẻ nhỏ vậy, chúng tôi phải tiếp tục học Pháp.

Trong tâm tôi nghĩ: đừng nóng vội, nóng vội không phải mình. Mình không nóng vội, nóng vội là quan niệm hình thành trong Tam giới, mình không muốn nó. Tôi cùng học Pháp với đồng tu, cứ học, cứ học, mỗi ngày đều học, một bài, hai bài, ba bài, khi học đến bài giảng thứ sáu, tôi đột nhiên cảm thấy một khối vật chất rơi mất đi, trong tâm cảm thấy đặc biệt vững chắc và nhẹ nhàng, cũng trầm tĩnh xuống. Vật chất nóng vội không còn, thật quá kỳ diệu! Tôi thực sự cảm thấy rõ rằng Sư phụ vì sự tu luyện của tôi mà an bài tất cả, tâm tôi vô cùng cảm kích và không thể biểu đạt bằng lời.

Đồng tu tiến bộ nhanh chóng, vì bà có tâm muốn học tốt Pháp nên Sư phụ cũng gia trì cho bà. Tôi mua tặng bà một quyển từ điển và dạy bà tra từ. Hai chúng tôi học một lượt “Chuyển Pháp Luân”. Tôi cũng đã đọc Pháp chậm lại, cảm thấy bản thân càng điềm đạm và tĩnh hơn.

Một hôm, đồng tu nói con gái bà muốn chuyển nhà, vài hôm nữa bà phải rời đi rồi. Bây giờ bà có thể tự học Pháp, tôi cũng giúp bà thỉnh các bài giảng Pháp của Sư phụ, vì bà không có các sách này. Tôi còn giúp bà đọc “Hồng Ngâm V” bằng chữ phồn thể. Bà đề cao rất nhanh. Vào một ngày trước khi chuyển nhà, bà nói: “Cảm ơn em đã nhẫn nại giúp chị hơn ba tháng qua.”

Tôi nói: “Đây là Sư phụ muốn chị đột phá chướng ngại trong việc học Pháp, cũng muốn em tu bỏ đi khối vật chất nóng vội. Chúng ta đều cảm ơn Sư phụ nhé!” Nói rồi hai chúng tôi thắp hương dâng lên Sư phụ, khấu tạ Sư phụ!

Sau đợt dịch bệnh virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán), vị đồng tu này lại đến nhà tôi một lần nữa, hai chúng tôi cùng học Pháp, bà đọc đều đúng, trạng thái đặc biệt tốt, tôi cũng yên tâm, cảm tạ ân từ bi cứu độ của Sư tôn.

Cứu người trong thời gian dịch bệnh

Trong thời gian dịch bệnh virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán), có rất ít người qua lại trên đường phố, làm sao đây? Mình nhất định phải đi ra ngoài cứu người. Vậy là tôi quyết định đi dán tấm dán chân tướng. Xem xem liệu có thể gặp được người hữu duyên không. Tôi đến trạm xe công cộng xem thử, chẳng có ai, và tôi nhanh tay dán tấm chân tướng. Vừa dán xong, có năm người từ phía sau vội vã đi tới, hình như có việc gấp phải đi ô tô. Tôi nghĩ: phải cứu họ, đây là người hữu duyên mà Sư phụ an bài đến.

Tôi xuất một niệm này, và một người đã bước tới xem tấm dán chân tướng. Tôi cũng bước đến xem cùng cô ấy, tôi nói lớn: “Chỗ sạch sẽ như vậy mà dán tấm này thật đẹp nhỉ.”

Tôi vừa nói xong, có hai người nữa bước đến, tôi lại nói: “Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại hơn 20 năm qua, vẫn có người hồng dương, thật tuyệt vời.”

Một người trong số họ nói: “Là làm chính trị, phản đảng.”

Tôi nói: “Mười lăm năm trước, tôi cũng nghĩ vậy. Bây giờ tôi hiểu rồi, Pháp Luân Đại Pháp là cứu người.”

Hai người kia cũng bước đến, tôi nói tiếp: “Các học viên Pháp Luân Công đang cứu người! Họ thật dũng cảm, dưới nguy hiểm đàn áp như vậy mà vẫn bảo cho người khác phương pháp bảo bình an. Trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn nghĩ cho người khác. Các vị xem nội dung tấm dán này đã nói rất rõ! Chỉ có “chín chữ chân ngôn” này mới có thể bảo mệnh! Chúng ta nên tin tưởng, không tốn tiền, không tốn sức, thật tốt biết mấy!”

Tôi bèn giảng cho họ vì sao phải tam thoái, vì sao nên niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” để có thể bảo mệnh, họ đều lắng nghe và hiểu rõ.

Tôi vội đưa cho họ mấy cái tên để thoái, e rằng xe đến thì mất cơ hội, ấy là “Vĩnh Bình, Đa Phúc, Đại Thuận, Hữu Tài, Trương Thông”, họ nghe những tên này thì vui vẻ và nói cảm ơn tôi.

Tôi nói: “Chúng ta cùng cảm tạ Sư phụ Đại Pháp nhé! Từ nay về sau các vị có thời gian thì niệm chín chữ chân ngôn nhé, bất cứ tai nạn nào đến cũng có thể bảo mệnh.”

Tôi vừa nói xong thì xe đến, họ lên xe và vẫy tay chào tôi.

Tôi song thủ hợp thập cảm tạ ân Sư tôn! Tức khắc, tôi cảm thấy một luồng nhiệt thông thấu toàn thân, tôi biết Sư phụ đang khích lệ mình.

Triển hiện khí phách của đệ tử Đại Pháp

Lần nọ, tôi nói chuyện với một nữ công chức trông có vẻ chuyên nghiệp, tôi khen cô ấy có khí chất, và giảng chân tướng cho cô. Cô ấy nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi: “Chị cũng luyện Pháp Luân Công à?”

Tôi mỉm cười trả lời cô ấy: “Đúng rồi!”

Cô ấy nói: “Trong ấn tượng của em, luyện Pháp Luân Công đều là những bà lão già cả, đều là một nhóm người ốm yếu không khỏe mạnh.”

Tôi vừa đi vừa nói: “Không phải vậy đâu! Họ có đều là những người tốt biết nghĩ cho người khác! Họ là những người tốt vô tội bị bức hại hơn 20 năm qua! Họ là những người đại Thiện, với áp lực trên đầu lớn như vậy mà vẫn đi cứu người khác!”

Cô ấy chớp chớp mắt, nói nhỏ: “Em cứ nghĩ họ đều nghèo, gặp ai cũng nói “tam thoái, thoái đảng.”

Tôi kéo tay cô ấy: “Em này, hãy dành chút thời gian, chúng ta tìm một chỗ yên tĩnh, chị và em nói chuyện chút nhé, chuyện rất quan trọng, vấn đề liên quan đến sinh mạng sống chết!”

Cô ấy nói: “Được chứ.”

Tôi bắt đầu giảng vì sao phải tam thoái, làm thế nào để ngăn dịch bệnh, giảng rằng đạo đức nhân loại bại hoại, lại giảng thiện ác hữu báo, “Vụ tự thiêu giả trên quãng trường Thiên An Môn” v,v.. Cô ấy lắng nghe chăm chú, và nói: “Hóa ra là như vậy!” Cô ấy dường như hiểu ra rất nhiều điều. Cuối cùng cô ấy đã dùng tên thật để thoái đảng, cô ấy nói mình là cán bộ về hưu.

Tôi bảo cô ấy hãy nói với người nhà phương pháp bảo bình an. Sau đó tôi tặng cô quyển chân tướng “Thiên địa thương sinh”, nhắc cả gia đình cô và họ hàng niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.

Cô ấy vui vẻ nói: “Gặp chị rất vui, nhờ chị mà em biết được nhiều điều như vậy, cảm ơn chị nhé.”

Tôi nói: “Chúng ta hãy cảm tạ Sư phụ Đại Pháp nhé!”

Cô ấy mỉm cười nói: “Vâng chị!”

Tôi nghĩ đệ tử Đại Pháp nên ăn mặc trang nhã và lịch thiệp, điều này không chỉ thể hiện ra phong thái của đệ tử Đại Pháp, mà còn giao tiếp tốt hơn với người thường. Do vậy, vì cứu người, tôi luôn duy trì phong cách ăn mặc và trang sức khi đi làm, kết quả cứu người cũng rất tốt.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp mà, khẳng định là vất vả, bởi vì trách nhiệm lịch sử đã giao phó cho chư vị một gánh nặng lớn như vậy, sứ mệnh lịch sử khiến chư vị vào thời khắc then chốt ắt phải gánh nổi trách nhiệm lịch sử này.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Trong quá trình tu luyện, tôi ngộ rằng, chỉ cần đệ tử Đại Pháp bước đi trên con đường tu luyện mà Sư phụ an bài, thì đều tốt đẹp. Chân chính là một người tu luyện, ai cũng động không được, cựu thế lực cũng không chi phối được. Chúng ta phải chính niệm chính hành, quy về Sư phụ quản. Tất cả những việc chúng ta làm hiện nay là cứu chúng sinh. Tôi thể hội rằng, chỉ cần chúng ta làm một người tu luyện chân chính, thì mọi thời khắc đều có thể cảm nhận được sự mỹ hảo và vui vẻ vô tận trong tu luyện!

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/27/真正修炼的快乐-419137.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/25/192018.html

Đăng ngày 22-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share