Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Giai Mộc Tư, Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 20-05-2021] Gia đình dì cả tôi sống ở một vùng nông thôn nghèo. Dì cả có một con trai, năm nay đã 60 tuổi, không nghe không nói được. Tôi hỏi dì: “Trước đây em ấy đã gọi được từ ‘mẹ’ bao giờ chưa?,” dì trả lời: “Từng gọi được rồi.” Khi em ấy 12 tuổi đã bị viêm màng não nhưng hồi đó nhà không có tiền đi bệnh viện chữa trị nên đã tìm một bà lão chuyên khám bệnh cho trẻ nhỏ. Bà lão này đã nhỏ một thứ giống như thuốc tím vào tai cậu ấy, rồi nhỏ thuốc vào chân. Kể từ ngày đó, cậu ấy đã bị bệnh câm điếc.
Không chỉ bị câm điếc mà cậu ấy còn trở nên ngốc nghếch, ngày nào ăn cơm xong cũng ra ngoài đi dạo. Bắt gặp ai đó đang làm việc thì liền đến giúp người ta, họ không cần giúp và đuổi cậu ấy đi nhưng cậu ấy không những không đi mà còn tức giận. Dân làng không đuổi được, cũng không có cách nào gây khó dễ nên chỉ có thể mặc kệ. Em họ không chỉ làm các việc trong làng mà ngay cả những người xa lạ ở làng bên cạnh cậu ấy cũng giúp, cứ làm việc mà không cần nhận lại bất cứ hồi đáp nào.
Vì những hành vi bất thường này của em họ, những hộ gia đình và người thân thích của làng bên đều gọi cậu ấy là “tên đại ngốc”. Tôi cũng không đoái hoài gì đến việc cậu ấy gọi tôi là anh, thấy mọi người gọi vậy nên cũng thuận miệng mà gọi cậu ấy là “tên đại ngốc”, duy chỉ có dì cả gọi cậu là “tên câm điếc”. Sau khi chồng dì cả qua đời, dì và “tên câm điếc” sống nương tựa vào nhau.
Còn nhớ hồi tôi còn nhỏ, “tên câm điếc” thường đi bộ hàng chục cây số từ quê lên nhà tôi. Bởi vì cậu ấy ngốc nên nhà tôi thường giữ cậu ấy lại, ăn cơm xong liền ra hiệu cho cậu ấy hãy trở về nhà. Khi cậu ấy rời đi sẽ lấy đồ của nhà tôi về, có lẽ cậu ấy về căn bản cũng không hiểu đây là hành vi ăn trộm.
Mỗi lần mẹ tôi đến nhà dì cả chơi, “tên câm điếc” còn tranh thủ lúc mẹ tôi không ở trong phòng để lấy trộm tiền từ túi của mẹ rồi nhét vào túi mình. Cậu ấy đã không tiêu tiền thì cũng không giấu diếm tiền đi. Khi dì lớn quản thúc thì cậu ấy đã trả lại tiền cho mẹ tôi. Đến giờ cậu ấy đã 60 tuổi nhưng hành vi thì vẫn như vậy.
Dì tôi nói “câm điếc” là dạng khuyết tật cấp độ một, gia đình họ nhận được tiền trợ cấp hộ gia đình nghèo, họ nhận được hơn 400 nhân dân tệ phí trợ cấp sinh hoạt. Dì tôi đã 80 tuổi, hai mẹ con cũng không trồng trọt được gì; họ đã khoán đất cho người khác trồng trọt, một năm thu phí tầm 7.000 đến 8.000 nhân dân tệ. Hai mẹ con dựa vào số tiền này và tiền trợ cấp ít ỏi mà sống cho qua ngày.
Đầu tháng 3 năm 2021, dì tôi nhờ tôi đến chăm nom nhà cửa, giúp dì cho gà vịt ăn; dì muốn đưa “tên câm điếc” đi khám bệnh. Thường ngày tôi cũng khá bận rộn nhưng tôi thương xót dì và “tên câm điếc” kia nên đã đến giúp.
Vừa bước vào nhà, dì đã chiêu đãi tôi rất nồng hậu, còn làm cả bánh bao nữa. Tôi còn chưa kịp ngồi xuống thì dì đã giơ bàn tay trái của mình ra cho tôi xem. Dì nói các ngón tay của dì bị chuột rút rồi. Tôi nhanh chóng xoa bóp cho dì. Sau đó, dì mới làm vài cái bánh sủi cảo thì tay lại bị chuột rút; tôi lại xoa bóp cho dì.
Tới giờ ăn tối thì “tên câm điếc” kia trở về. Tôi nhìn thấy cậu ấy rất bẩn liền bảo cậu hãy đi rửa tay rồi ăn cơm. Cậu ấy ngồi xuống rồi thở dài một lượt, biểu cảm đau khổ. Dì tôi nói, “tên câm điếc” này mấy này nay cứ nghiến răng chịu đựng, cũng không biết là đau ở chỗ nào.
Ăn tối xong, các ngón tay của dì thường xuyên bị co giật. Thấy vậy tôi sờ vào tay dì thấy cả hai bàn tay đều lạnh nhưng tay trái lạnh hơn tay phải khá nhiều, cổ tay trái cũng lạnh hơn. Tôi nói: “Dì à, dì học Pháp Luân Công với cháu đi!”. Thế là tôi chỉ cho dì ấy bài công pháp thứ năm “Thần Thông Gia Trì Pháp” – đó là bài tĩnh công.
Kể từ lúc luyện công, tay của dì không còn bị co rút nữa. Một lúc sau, dì nói từ bàn tay trái thổi ra một làn gió mát. Lại qua một lúc sau, dì nói, có gió thổi ra ở nách trái. Tôi nói, tay của dì có bệnh, là Sư phụ Đại Pháp đã bài trừ bệnh ra giúp dì. Luyện đến động tác kết ấn, tôi nhìn thấy “tên câm điếc” rất chăm chú xem chúng tôi luyện công.
Tôi vốn cứ nghĩ “tên câm điếc” ngốc nghếch, chắc không học được động tác luyện công nhưng lúc này tôi lại nghĩ, cậu ấy đang xem vậy thì mình cứ giúp cậu ấy làm thế kết ấn đi, bởi vì động tác này dễ. Thế là cậu ấy ngồi xuống kết ấn, không động đậy chút nào. Một lúc sau, tôi sờ vào tay của “tên câm điếc” thì thấy từ lạnh chuyển sang nóng, điều này khiến tôi quá đỗi kinh ngạc.
Tôi có một suy nghĩ rất mạnh mẽ và lập tức dạy “tên câm điếc” luyện công. Tôi dạy cậu ấy động tác thủ ấn của bài công pháp thứ năm, đây là động tác khá phức tạp. Cậu ấy về cơ bản đều có thể học được, so với người thường thì không ngốc một chút nào. Cậu ấy không ngồi được song bàn, mà chỉ có thể ngồi đơn bàn, hai đầu gối vênh lên cũng khá cao, cao đến mức cậu ấy phải đứng dậy. Rồi cứ luyện, cứ luyện thì hai đầu gối hạ thấp dần xuống, rất nhanh sau đó hai chân gần như hạ xuống song song với nhau.
Luyện xong bài tĩnh công, tôi lại dạy cậu ấy các bài động công. Tôi hoàn toàn bị sốc, “tên câm điếc” này luyện công một lèo hơn tiếng với tôi, hơn nữa các động tác về cơ bản là đã tập đúng.
Tôi rất bối rối đi hỏi dì: “Dì xem em tập các động tác kìa, ngốc ở chỗ nào kia chứ?” Dì trả lời: “Cái sọt đựng ngô và cái xe đẩy trong sân đều là nó làm đó.” Chiếc xe đẩy đó to gần bằng chiếc xe ngựa, nếu không nhìn kỹ sẽ không phát hiện ra nó là làm thủ công. Nếu mà dì không nói thì tôi thật sự không dám tin chiếc xe đó là một tay “tên câm điếc” kia làm.
Dì bảo tôi hãy cho cậu ấy nghe băng ghi âm bài giảng Pháp của Sư phụ, tôi liền lấy tai nghe của máy MP3 ra rồi đeo vào tai của em họ, điều chỉnh âm lượng ở mức to nhất. Khoảnh khắc nghe thấy tiếng Sư phụ giảng Pháp, sắc mặt của “tên câm điếc” đột nhiên trở nên nghiêm túc, biểu cảm cũng rất trang nghiêm.
Cậu ấy đứng dậy, tay chỉ lên trời rồi lại chỉ xuống đất. Tôi nói: “Đúng, đây là Thiên Pháp.” Cậu ấy lại ngồi xuống, đặt hai khuỷu tay lên bàn (tôi nghĩ cậu ấy làm động tác này là vì thiên mục đã nhìn thấy Sư phụ), hành động này lặp lại hai lần. Tôi nói: “Đúng vậy, đây là tư thế khi Sư phụ giảng Pháp.”
Cậu ấy lại đứng dậy và giơ tay ra hiệu, ý chỉ người này cao hơn cậu ấy, hơn nữa còn là “đại quan”. Sau đó, “tên câm điếc” lại làm một động tác bay lượn và tôi thực sự không hiểu ý nghĩa là gì. Cậu ấy làm động tác này vài lần, rồi lại giơ tay ra hiệu. Lúc đó đã nửa đêm rồi, tôi đưa cậu ấy lên giường đi ngủ.
Vừa đặt lưng xuống giường, tôi nhìn thấy cậu ấy không ngừng mấp máy miệng, hơn nữa còn mấp máy có quy luật (Phương ngữ vùng Đông Bắc: miệng há ra đóng lại, cố gắng để phát ra âm thanh nhưng vẫn không thể phát ra tiếng), cậu ấy dùng tay bóp vào yết hầu, xoa vào hai bên họng của mình. Cứ bập môi như vậy bốn đến năm lần, khẩu hình miệng phát ra là tiếng “mẹ” nhưng không có tiếng.
Sau khi lăn lộn tầm hơn nửa tiếng, cậu ấy đột nhiên nói thành tiếng: “Mẹ, mẹ, mẹ mẹ, mẹ…!” Tôi không thể dùng một từ chuẩn xác nào để diễn tả lại tâm trạng lúc bấy giờ của tôi, thật sự quá thần kỳ! Tôi cảm thấy mình thót tim, mỗi tế bào trên thân thể tôi đều bị chấn động rồi! Sư tôn quá vĩ đại! “Tên câm điếc” sau 60 năm đã có thể nói chuyện rồi!
“Tên câm điếc” gọi tiếng “mẹ” nghe còn rất lớn. Dì tôi kích động nói: “Ta là mẹ của con, tiểu Xuân, tiểu Xuân, ta là mẹ của con này!” Tiểu Xuân là tên hồi nhỏ của “tên câm điếc”.
Tôi chắp tay hợp thập, nhắm mắt lại, nước mắt tôi đã chảy dài trên gương mặt. “Tên câm điếc” học theo tôi, hay tay cũng hợp thập. Cậu ấy đã cười! Sau từng ấy năm trời, lần đầu tiên tôi nhìn thấy cậu ấy cười một nụ cười như một người bình thường.
Đây là một ví dụ vô cùng chân thực xảy ra xung quanh tôi, Pháp Luân Đại Pháp là công pháp tính mệnh song tu, có thể cải biến sinh mệnh từ tầng từ vi quan nhất của thân thể con người, tái tạo một sinh mệnh mới. Trên thân thể của những người tu luyện Pháp Luân Công, những câu chuyện thần kỳ như thế này nhiều không kể xiết.
Bản thân tôi là một y tá và đã từng có một công việc tốt. Bởi vì tôi kiên trì với đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp nên đã bị bắt đi lao động cải tạo và bị kết án phi pháp. Tôi đã mất việc làm, nhưng tôi chưa từng hối hận, niềm tin vào tu luyện của tôi cũng chưa từng bị dao động, đồng thời Pháp Luân Đại Pháp đã tái tạo lại cho tôi một cuộc đời mới!
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/20/-425872.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/23/193289.html
Đăng ngày 26-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.