Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-03-2021] Ông Hàn Kiến Bình, 60 tuổi, là mục tiêu của một vụ bắt giữ theo nhóm ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm vào năm 2019, đã bị Toà án huyện Lê Thụ kết án bảy năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 26 tháng 2 năm 2021.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, ông Hàn Kiến Bình cùng vợ là bà Tôn Diễm Hà đã bị bắt giữ và nhà của họ bị lục soát. Ngoài ra, trong ngày hôm đó còn có 32 học viên khác cũng bị bắt giữ. Sau một năm rưỡi giam giữ, có 14 học viên, trong đó có ông Hàn đã bị kết án oan sai.

Nhiều người thân của vợ chồng ông Hàn, gồm hai con gái ông là cô Hàn Tuyết và cô Hàn Song, chồng cô Hàn Tuyết và con gái 9 tuổi của cô Hàn Tuyết, con trai hai tuổi của cô Hàn Song, cháu gái của hai vợ chồng ông Hàn là cô Cao Hồng Ngọc, chồng cô Cao và con trai 8 tuổi của cô đã bị cảnh sát bạo hành và làm cho kinh hãi trong khi bắt giữ vợ chồng ông Hàn.

Trong trại tạm giam, bà Tôn đã bị thẩm vấn và tra tấn. Một người đã đâm vào nách của bà khiến nách bà bầm tím. Những người khác vây quanh bà, nắm lấy tay bà để điểm chỉ vào biên bản thẩm vấn. Họ còn chụp hình bà dù không được bà đồng ý, và ai đó đã đấm vào lưng bà. Một quan chức nói: “Chúng ta cần phải tàn nhẫn với tù nhân chính trị!”

Ngày 10 tháng 9 năm 2019, bà Tôn được trả tự do sau khi huyết áp của bà tăng tới ngưỡng nguy hiểm, xơ gan và lượng tiểu cầu thấp. Sau đó cáo buộc đối với bà được xóa bỏ. Ông Hàn bị tạm giữ hình sự và giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Tứ Bình.

Công tố viên Vương Triết của Tòa án huyện Lê Thụ đã truy tố ông Hàn và 13 học viên khác.

Ngày 16 tháng 9 năm 2020, gia đình ông Hàn nộp đơn để đại diện cho ông trước tòa. Công tố viên Thôi Nhân của Tòa án huyện Lê Thụ đã bác bỏ đơn của họ và yêu cầu họ xin giấy phép từ Cục tư pháp và Ủy ban Chính trị Pháp luật, một cơ quan nằm ngoài hệ thông tư pháp có nhiệm vụ bức hại Pháp Luân Công.

Một tuần sau, ngày 24 tháng 9, luật sư của ông Hàn đã gọi điện tới văn phòng của Thôi để xem xét hồ sơ vụ án. Thôi còn trao cho luật sư thông báo chính thức về phiên tòa xét xử được tổ chức vào ngày 28 tháng 9. Nhưng sáng sớm ngày 28 tháng 9, Thôi gọi điện cho luật sư một lần nữa và rút lại giấy phép cho luật sư đại diện cho ông Hàn trước tòa bằng lời nói, ông ta nói rằng luật sư không đủ điều kiện.

Trước khi phiên xét xử diễn ra, Thôi hỏi mọi thành viên gia đình ông Hàn tới tham dự phiên xét xử rằng họ có tu luyện Pháp Luân Công không. Thôi nói với gia đình ông: “Nếu các người cùng tổ chức với Hàn Kiến Bình, thì hãy ra ngoài!”

Theo luật, tòa án phải thông báo về phiên tòa xét xử sắp diễn ra cho gia đình bị cáo ít nhất ba ngày trước ngày ra tòa, nhưng Thôi và một thẩm phán khác, Lý Nam không hề đưa ra bất kỳ thông báo nào trước.

Trong suốt phiên xét xử, Lý Nam đã phớt lờ yêu cầu kháng nghị của các học viên tới bà ta, Thôi và công tố viên Vương Triết bởi các học viên cho rằng họ không phù hợp để khởi tố một vụ án liên quan đến tín ngưỡng tinh thần. Bà ta cũng thường xuyên ngắt lời bào chữa của bản thân các học viên, không để cho các học viên tranh luận về việc thiếu cơ sở pháp lý cho cáo buộc của bà ta đối với họ hoặc hỏi bà ta hay công tố viên về bằng chứng hay tội danh.

Sau phiên tòa xét xử năm tháng, thẩm phán kết án ông Hàn cùng 13 học viên khác từ 7 đến 9 năm tù.

Bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công

Năm 2007, ông Hàn vô tình bị bức tường đổ vào người và bị gãy chân. Ông chứng kiến sức khỏe của vợ ông được cải biến sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, do đó ông đã học Pháp Luân Công và chân của ông phục hồi nhanh chóng.

Luyện Pháp Luân Công cũng giúp ông Hàn bỏ uống rượu, thứ mà ông đã nghiện trong quá khứ. Ông phải uống một ly rượu mỗi bữa ăn và đôi khi ông còn uống tới khuya. Sau khi say rượu, ông sẽ đánh bà Tôn. Bà đã thử nhiều cách để giúp ông bỏ rượu, nhưng đều vô ích. Pháp Luân Công đã giúp ông bỏ rượu mà không có khó khăn gì.

Trong thời gian rảnh rỗi, ông Hàn thường giúp chăm sóc hai đưa con của cô Hàn Tuyết và đôi khi ông còn làm giúp việc tại nhà máy do gia đình cô Hàn làm chủ sở hữu. Bản án nặng của ông là một đòn mạnh giáng vào gia đình ông.

Bài liên quan:

Hai trại giam ở tỉnh Cát Lâm cưỡng bức tẩy não các học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ đức tin

Mười sáu cư dân ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm vẫn đang chờ phán quyết 3 tháng sau phiên xét xử

Mười sáu cư dân Cát Lâm bị đưa ra xét xử vì đức tin của họ, các luật sư bị ngăn cản việc bào chữa vô tôi cho họ trước tòa

Mười sáu học viên Pháp Luân Công là mục tiêu trong một vụ bắt giữ quy mô lớn đang đối mặt với phiên tòa

Thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm: 34 học viên bị bắt trong một ngày, 15 người hiện vẫn bị giam giữ trong đó có 7 người là cùng một gia đình

Cát Lâm: 15 cư dân vẫn đang bị giam giữ mặc dù công tố viên đã trả lại hồ sơ vụ án của họ

Nhiều gia đình bị nhắm đến trong vụ bắt giữ trên diện rộng ở tỉnh Cát Lâm

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/15/422106.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/22/191517.html

Đăng ngày 13-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share