Bài viết của Lý Hân

[MINH HUỆ 19-03-2021] Vào tháng 10 năm 1948, một năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền ở Trung Quốc, hơn 100 trí thức đã bí mật lên tàu chở hàng từ Hồng Kông đến Thiên Tân để gặp Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh. Ông Thiên Gia Câu, một trong những trí thức tại cuộc họp, cho biết, trong cuộc họp, Mao đã nói, “Xem ra các vị đã lên tàu cướp biển của ĐCSTQ rồi.”

Những trí thức này sau đó lại chuẩn bị đến Bắc Kinh để tham dự Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Trước những hứa hẹn của Mao và ĐCSTQ, họ tin rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu một chương mới của dân chủ, tự do, thịnh vượng và hòa bình – nhưng không điều nào trong số đó trở thành hiện thực. Trong vòng vài năm, những giấc mơ này đã tan vỡ một cách tàn nhẫn khi ĐCSTQ – một chế độ độc tài – đàn áp trí thức, chiếm đoạt tài sản tư nhân và là nguyên nhân của nạn đói lớn do con người gây ra.

Lên tàu cướp biển

Ông Thiên nhớ lại rằng Mao thường nói câu đó (“Xem ra các vị đã lên tàu cướp biển của ĐCSTQ rồi”) khi gặp gỡ những quan chức và trí thức không phải là đảng viên ĐCSTQ. Có người hiểu đó là sự hài hước của Mao. “Chúng tôi nghĩ đó là câu nói đùa. Nhưng không phải vậy”, ông Thiên viết trong hồi ký của mình, trong đó ghi lại những cuộc tấn công và sự sỉ nhục mà ông phải chịu đựng trong nhiều cuộc vận động chính trị.

aa3081d562676f3d61e76524a5b69ca2.jpg

Ông Trần Tổ Phái

Ông Trần Tổ Phái, một doanh nhân tỉnh Quảng Đông, thuê một con tàu chở hàng nặng 3.000 tấn của Anh. Thông qua người họ hàng xa của mình là Lưu Tư Mộ, một gián điệp của Quốc tế Thứ ba cài trong chính phủ Quốc Dân Đảng (QDĐ), ông Trần đã quen biết nhiều trí thức thân cộng như Chương Nãi Khí và ông Thiên. Ông Trần cũng đóng góp nhiều cho ĐCSTQ.

Khi thấy khả năng ĐCSTQ đánh bại Quốc Dân Đảng, ông Trần đã cử người em họ của mình là Trần Tổ Doanh đến Thiên Tân để làm việc với ĐCSTQ. Ông cũng thuê con tàu nói trên để chở các vật tư quan trọng (như thuốc men, xăng, dầu diesel, lốp xe, xe tải và cao su) cho ĐCSTQ ở Thiên Tân.

Ngoài ông Thiên, những trí thức nổi tiếng khác đã lên tàu hải tặc này gồm có Tát Khổng Liễu, Kim Trọng Hoa, Mã Tư Thông và Âu Dương Dữ Thiến. Hầu như tất cả họ sau này đều bị đàn áp trong các cuộc vận động chính trị. Tát, tổng giám đốc của Hoa Thương Báo, đã bị tấn công trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Kim, tổng biên tập của Tinh Đảo Nhật báo, cũng là mục tiêu trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Ông Thiên cũng không được tha. Trong hồi ký của mình, ông kể lại ĐCSTQ đã lừa mị các trí thức và doanh nhân, rồi lại bức hại tàn nhẫn sau khi lợi dụng họ như thế nào. Vào đầu năm 1949, ông Lưu Thiếu Kỳ, một trong những lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ đã nói với một nhóm doanh nhân rằng, “Vấn đề hiện tại ở Trung Quốc là chúng ta có quá ít nhà tư bản và Trung Quốc kém phát triển quá.” Với nhận định của ông Lưu, nhiều doanh nhân đã chọn ở lại Trung Quốc đại lục vì tin rằng họ sẽ được tự do điều hành công việc kinh doanh của mình, chỉ rồi lại phải chứng kiến tài sản của mình bị tịch thu trong các cuộc vận động chính trị. Một số người trong số họ thậm chí đã mất mạng trong những cuộc vận động đó.

Giống như những người khác, bản thân ông Trần Tổ Phái cũng trở thành nạn nhân. Ông tin lời hứa của ĐCSTQ sẽ đối đãi các chủ doanh nghiệp như những người bạn chân chính và những tưởng ông cùng các doanh nhân khác sẽ có một tương lai sáng lạn, chừng nào họ đi theo ĐCSTQ. Sau khi từ Hồng Kông trở về Trung Quốc đại lục, ông đã thành lập một trong những công ty liên doanh đầu tiên ở Trung Quốc. Ngay sau khi chiến dịch Ngũ Phản bắt đầu vào năm 1952, ông đã bị ép nộp các khoản thuế quá hạn lên đến 20 tỷ nhân dân tệ. Vì lý do đó, ông đã bị cảnh sát giam giữ một tháng trước khi gom đủ tiền để đóng thuế. Trong chiến dịch Chống Cánh hữu năm 1957, ông lại bị tấn công. Ông Trần đã tìm cách tự vẫn bằng cách nhảy từ một tòa nhà xuống. Nhưng ông sống sót và bị gãy chân.

Sai lầm chết người

08ea3a1fbbdc420d155dfed8f4e5aa1f.jpg

Ông Lô Tác Phu (biển hiệu bên phải là tên công ty của ông, Tập đoàn Dân Sinh)

Ông Lô Tác Phu, được mệnh danh là vua hàng hải của Trung Quốc, cũng mắc sai lầm tương tự. Sau khi quân đội Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào năm 1937, ông Lô và đội tàu thuộc Tập đoàn Dân Sinh của ông đã vận chuyển hơn 300.000 người và hơn 90.000 tấn thiết bị thiết yếu từ thành phố Nghi Xương dọc theo sông Dương Tử lên thượng nguồn chỉ trong một thời gian rất ngắn. Chuyến vận chuyển này được gọi là “cuộc sơ tán của Trung Quốc”, nhờ đó mà cứu được ngành công nghiệp Trung Quốc trong trận chiến chống lại Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Vì tin vào những lời nói dối của ĐCSTQ, ông Lô đã chuyển đội tàu của mình từ Hồng Kông sang Trung Quốc đại lục và đi theo ĐCSTQ. Tuy nhiên, chưa đầy hai năm sau, vào ngày 8 tháng 2 năm 1952, các đại biểu ủng hộ ĐCSTQ đã tấn công và không tiếc lời thóa mạ ông Lô trong cuộc vận động Ngũ Phản. Để cứu gia đình khỏi các cuộc tấn công ngày càng ác liệt của ĐCSTQ, ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự sát, còn công ty của ông cũng bị ĐCSTQ chiếm đoạt.

Trong một chiến dịch vào tháng 7 năm 2020, ĐCSTQ đã kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp học hỏi từ các nhà tư bản đỏ (hay thân ĐCSTQ) như ông Lô, Vương Quang Anh và Vinh Nghị Nhân. Trớ trêu thay, tất cả những người này đều là mục tiêu của ĐCSTQ trong các cuộc vận động chính trị.

Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo của Quốc Dân Đảng, đảng đối lập với ĐCSTQ, đã lên kế hoạch cứu các học giả khỏi sự khủng bố của cộng sản trước khi rút về Đài Loan. Một số trí thức đã tham gia động thái này như Hồ Quát, Phó Tư Niên và Mai Di Kỳ. Nhưng đa số trí thức đã chọn ở lại Trung Quốc đại lục. Ví dụ, 60 trong số 81 cán bộ của Viện Nghiên cứu Trung ương đã ở lại, với hy vọng họ có thể làm việc với ĐCSTQ vì một quốc gia hùng mạnh hơn. Đáng tiếc là, ngoài một số người sẵn sàng bẻ cong các nguyên tắc của mình để làm hài lòng ĐCSTQ như Quách Mạt Nhược, hầu hết họ đều bị đàn áp một cách tàn nhẫn.

Nhóm này cũng có các học giả từ nước ngoài trở về Trung Quốc. Ông Vu Trữ Khôn, một trong những dịch giả nổi tiếng của Trung Quốc, đã bỏ dở bằng tiến sỹ tại Đại học Chicago để trở về Trung Quốc. Khi bạn của ông là ông Lý Chánh Đạo, một nghiên cứu sinh khác học cùng trường chào tạm biệt ông, ông Vu đã hỏi ông Lý tại sao ông ấy không chọn quay trở lại Trung Quốc. Ông Lý liền trả lời, “Tôi không muốn bị tẩy não.”

Mấy năm sau, vào năm 1957, ông Vu bị coi là phần tử cực hữu và bị đưa đi cải tạo lao động hơn 20 năm. Còn ông Lý, cũng vào năm 1957, đã giành được giải Nobel vật lý.

5fb3cea7a4a9c0b9e1bb108d35e15631.jpg

f0681b5ae5d66f33613dbd4400dfc67b.jpg

Ông Vu Trữ Khôn và cuốn sách Một Giọt Lệ (A Single Tear) của ông

Năm 1993, hai năm sau khi sang Mỹ, ông Vu Trữ Khôn đã xuất bản cuốn hồi ký bằng tiếng Anh có tựa đề Một Giọt Lệ (A Single Tear). Để trả đũa, chủ lao động của ông ở Trung Quốc đã cắt lương hưu của vợ chồng ông. “Vì tôi không biết người ta làm sao có thể bị tẩy não, mà hồi đó, tôi cũng không sợ bị tẩy não”, ông nói khi viết lại lời của ông Lý vào năm 1951 trong cuốn sách.

Rời khỏi tàu cướp biển

Vào năm 1932, ông Mã Tư Thông, được mệnh danh là vua của các nghệ sỹ vĩ cầm ở Trung Quốc, đã từ Pháp trở về Trung Quốc đại lục. Năm 1949, ông trở thành Viện trưởng của Nhạc viện Trung ương mới thành lập ở Bắc Kinh. Sau khi trở thành mục tiêu của cuộc Cách mạng Văn hóa vào năm 1966, ông Mã và gia đình đã trốn sang Hồng Kông. Vừa đến Hồng Kông, ông liền vứt bỏ huy hiệu có hình Mao Trạch Đông.

Ông Mã sau đó đã đến Hoa Kỳ, và đã thực hiện một bài phát biểu giải thích lý do tại sao ông rời Trung Quốc. Ông nói rằng phong trào Cách mạng Văn hóa đang tiêu diệt giới trí thức ở Trung Quốc. Những gì đã xảy ra vào năm 1966 khi phong trào này nổ ra khiến ông tuyệt vọng.

Một số người họ hàng của ông Mã, sau đó, đã bị các quan chức ĐCSTQ bức hại. Ông Mã giải thích với các con khi chúng trưởng thành: “Cha không làm gì có lỗi với tổ quốc… mà chính con quỷ [cộng sản] hại người… một ngày nào đó, chân tướng sẽ đại hiển.”

Một trường hợp khác là Phó Thông, một nghệ sỹ piano nổi tiếng người Trung Quốc. Khi biết cha mình, dịch giả nổi tiếng Phó Lôi, bị đem ra đấu tố với tội danh là phần tử cánh hữu, Phó đã bỏ trốn khỏi Warsaw đến London vào năm 1958. Vài năm sau, cha mẹ ông đều tự sát trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Một nghệ sỹ piano nổi tiếng khác là bà Cố Thánh Anh không được may mắn như vậy. Cha bà, một doanh nhân ủng hộ ĐCSTQ, bị đấu tố vào năm 1955 trong một cuộc vận động chính trị và bị kết án chung thân vào năm 1958. Sau khi bị đấu tố và sỉ nhục, ngày 31 tháng 1 năm 1967, bà Cố đã tự sát cùng với mẹ và em trai.

Thoái xuất khỏi ĐCSTQ

Trong nhiều thập kỷ cầm quyền, ĐCSTQ đã gây ra 80 triệu cái chết bất thường. Sau khi nhận ra những tác hại mà ĐCSTQ đã gây ra, hơn 370 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức thanh thiếu niên của nó là Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong. “Bây giờ, tôi đã biết ĐCSTQ không chỉ là một đảng chính trị. Đúng hơn, nó là con quỷ muốn hủy diệt tất cả chúng ta”, cư dân mạng Yang Defu viết, giải thích lý do thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Tháng 8 năm 2020, ông Lý Truyện Lương, cựu phó thị trưởng thành phố Kê Tây ở tỉnh Hắc Long Giang đã trốn sang Mỹ và tuyên bố ông đã cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ. Trở lại năm 2014, ông đã tự nguyện xin từ chức khỏi ĐCSTQ. Trong đại dịch virus corona, ông cũng chứng kiến một số quan chức đã bị bắt vì đưa ra những nhận định không phù hợp với các bản tin chính thức của ĐCSTQ. Những trải nghiệm này khiến ông lo lắng rằng sự trả đũa tương tự sẽ xảy ra với ông. Ông cho biết, “ĐCSTQ trước tiên sẽ cho bạn một số lợi ích để nhử bạn; Nếu bạn không nghe theo, nó sẽ uy hiếp và tấn công bạn.”

Ông Triệu Trung Nguyên, một bác sỹ Đông y ở Bắc Kinh, cũng rời Trung Quốc vào năm 2019. Khi còn ở Bắc Kinh, ông đã điều trị cho một số luật sư nhân quyền bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại các luật sư vì đại diện cho các học viên Pháp Luân Công, ông Triệu cũng bị đe dọa vì là bác sỹ cho các luật sư này. “Một người nếu biết ĐCSTQ xấu xa như thế nào, và làm theo lương tâm, thì chắc chắn người đó sẽ từ bỏ chế độ này.”

Người dân ở Trung Quốc cũng đã bắt đầu thay đổi. Gần đây, tại một điểm du lịch ở Sydney, Úc, hai phụ nữ Trung Quốc đã trò chuyện với một học viên Pháp Luân Công và biết ĐCSTQ đã bức hại người dân trong suốt lịch sử của nó như thế nào. Sau khi đọc tấm áp phích về nhà cựu ngoại giao Trung Quốc Trần Dụng Lâm đào tẩu và bắt đầu vạch trần sự độc ác của ĐCSTQ, hai du khách này đã bị sốc. Họ đã chụp ảnh tấm áp phích và đồng ý thoái ĐCSTQ.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/19/422276.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/2/191694.html

Đăng ngày 08-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share