Bài viết của Lê Xuyên

[MINH HUỆ 24-03-2021] Bác sĩ y khoa người Mỹ John A. Schindler đã xuất bản cuốn sách “Bệnh do tâm sinh” cách đây vài năm, chỉ ra rằng 76% bệnh tật của con người đều là bệnh cảm xúc, và chìa khóa để dưỡng sinh và điều trị là loại bỏ cảm xúc tiêu cực, tu dưỡng sức khỏe và tinh thần. Cuốn sách này đã được tái bản hơn 30 lần, bán được hơn một triệu bản và đứng đầu danh sách bán chạy nhất của “Thời báo New York”.

Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản sâu xa của bệnh tật và bất hạnh của con người không đơn giản như vậy. Lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống chỉ ra rằng, hậu quả từ những niệm đầu thiện ác của con người là nguyên nhân chính dẫn đến thân tâm bệnh tật và gia đình không hạnh phúc đời đời kiếp kiếp. Chúng ta có thể tham khảo một vài mẩu chuyện ngắn sau đây.

1. Tức giận và cười đùa không đúng chỗ, tất cả đều có báo ứng

Vào thời Tống, khi anh trai của học giả Hà Viễn sống ở Ô Đôn đã kết thân với Trầm Thuần Lương là Chủ bạ của vùng Vu Tiềm, Hàng Châu, ông thích tính cách bình dị và học rộng của anh ấy. Vợ của Trầm Thuần Lương là một cô gái mù, nhưng cô ấy không phải bị mù bẩm sinh. Anh trai của Hà Viễn có một con trai tên là Hứa Quy, Hứa Quy có một anh rể tên là Hoàng Bệ, được tuyển chọn vào Lễ bộ, sau khi đỗ tiến sĩ thì kết hôn. Một hôm, vợ anh bị bệnh về mắt, lương y chẩn đoán đồng tử bị hỏng và không thể chữa được. Khi ấy mẹ và anh trai đã ép buộc Hoàng Bệ ly hôn với người vợ mù này. Cô gái mù này cực kỳ xinh đẹp, những người không biết vẫn cho rằng cô ấy khỏe mạnh, chẳng có bệnh gì. Và Trầm Thuần Lương đã lấy cô làm vợ và sống gắn bó với nhau.

Sau khi thành hôn không lâu, Trầm Thuần Lương nằm mộng thấy mình đi đến quan phủ, trong phủ có rất nhiều tù nhân đứng hai bên. Trầm Thuần Lương đang nhìn từng người một, đột nhiên có một người mặc y phục màu đỏ đi vào và ngồi ở giữa phủ đường. Nhóm quan lại nhanh chóng tập trung, cung kính vái chào rồi đồng loạt lui về hai phía.

Người mặc y phục đỏ lập tức cho gọi một người bán hàng vào, vì người bán hàng này hứa giao hàng nhưng vẫn chưa giao tới, nên người mặc y phục đỏ tức giận, gọi nha lại đem gậy gộc đến. Người bán hàng không phục và cãi vã khiến người mặc y phục đỏ càng tức giận hơn, bèn sai người đem củi đến đốt, cho lửa hun vào mắt của người bán hàng. Trầm Thuần Lương vừa xem vừa cười đùa.

Bỗng nhiên một người bên cạnh nói: “Ông thấy chuyện này không những không sinh lòng trắc ẩn, đổi lại còn cười cợt khiến sự tình tệ hơn. Người mặc y phục đỏ này chính là người vợ mù của ông ngày nay đó.” Lúc này, Trầm Thuần Lương tỉnh mộng. Trầm Thuần Lương vội kể lại cảnh tượng trong mộng cho người vợ mù nghe: “Kỳ lạ, chuyện ác báo không phải là giả! Lúc đầu vì tức giận mà nàng đốt mắt người ta, nên bây giờ nửa đời bị mù. Ta vì cố ý cười cợt mà hôm nay mệt mỏi với người vợ mù. Chỉ một nụ cười, một sự tức giận mà mất mát, đều là do báo ứng mà ra. Vậy những người cười hả hê trên nỗi đau của người khác thì tích nghiệp ác như núi? Khó mà không lo lắng cho kiếp sau?”

2. Một niệm trắc ẩn, giải trừ bệnh tật

Bài viết trên nói về người không có lòng trắc ẩn mà chuốc lấy ác báo kiếp sau, còn câu chuyện này tương phản lại, nói về người có lòng trắc ẩn mà đắc phúc báo.

Vào năm Càn Long thứ 25, có một người đàn ông nghèo tên là Lý Phúc ở Duy Phường, Sơn Đông, anh ấy 40 tuổi và nuôi dưỡng một người con nhỏ mới năm tuổi. Lý Phúc lên kinh thành làm thuê, khó khăn lắm mới tích góp được 20 lạng bạc, anh vội vã lên đường về quê.

Khi đi trên đường vào ban đêm, Lý Phúc nhìn thấy có một ngôi nhà ven đường với ánh sáng leo lét. Vì thời tiết lạnh lẽo nên muốn mượn nhờ bếp lửa sưởi ấm một chút, nhân tiện hút một hơi thuốc lá. Ngờ đâu nhìn thấy một bà lão đang ngồi bên giường trông chừng đứa cháu nhỏ đau ốm, tình cảnh thật thê lương. Lý Phúc bèn bước đến hỏi thăm, bà lão nói: “Đứa cháu độc nhất ốm nặng, thầy thuốc bảo cần uống canh nhân sâm với giá hai lạng bạc, nhưng khổ nỗi nhà không có tiền chi trả!” Nghe vậy, Lý Phúc không chút do dự đã lấy hai lạng bạc ra giúp đỡ.

Khi Lý Phúc về đến nhà, nhìn thấy con trai gầy còm ốm yếu nay đã qua cơn hiểm nghèo. Vợ anh nói: “Con nhỏ mắc bệnh nan y, một đêm nọ thấy bà nội về cho một bát canh nhân sâm, sau khi uống xong thì lập tức khỏi bệnh.” Lý Phúc hỏi thời gian, vừa khớp với thời khắc mà anh lấy ra hai lạng bạc cho cho bà lão gặp trên đường. Lý Phúc nhìn lại chiếc túi, 20 lạng bạc vẫn còn nguyên vẹn chẳng mất một xu. Chao ôi, tấm lòng nhân từ của Thần Phật bao la biết bao!

3. Biết hối cải, cứu chính mình

Lão La Tam sống trong một ngôi làng ở thành phố Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh, năm nay hơn 60 tuổi, cả đời làm nông, sức khỏe tráng kiện, khả năng lao động còn tốt hơn những người trẻ tuổi.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân và Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp, là cao đức Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn. Lão La Tam tin nghe theo lời dối trá của Trung Cộng mà mắng chửi Đại Pháp và Sư phụ Đại Pháp, xé bỏ tài liệu chân tướng cứu độ chúng sinh mà các học viên Pháp Luân Công dùng để giảng rõ về cuộc bức hại của tà đảng, ông còn trợ giúp kẻ ác làm chuyện xấu và tham gia bức hại học viên Pháp Luân Công. Mặc dù con gái ông tu Đại Pháp, đã nhiều lần giảng đạo lý “thiện ác hữu báo” với ông, nhưng ông vẫn khăng khăng cố chấp tiếp tay cho Trung Cộng.

Chưa tới ba năm, nguyên hàm răng đều đặn của lão La Tam rụng hết, mắt cũng đột nhiên không nhìn rõ, tay chân không linh hoạt, những bộ phận trên thân thể giống như những linh kiện lập tức báo hỏng toàn bộ. Chẳng mấy chốc cơ thể cường tráng như đang chết dần từng ngày vậy, muốn làm gì cũng không thể làm được, cũng không thể nói năng, bệnh huyết khối não, bệnh tiểu đường, tất cả đều ập đến.

Một hôm, lão La Tam tìm đến một học viên Pháp Luân Công đã từng giảng chân tướng cho ông, ông nói trong bi thương: “Tôi làm sao mới khỏe đây? Vậy là xong rồi! Dùng cách gì cũng không được! Chích thuốc, uống thuốc cũng không có tác dụng, tiêu rồi, tiêu rồi!”

Học viên Pháp Luân Công hiền từ nói: “Anh à! Trước đây có nói gì với anh, anh cũng không nghe không tin. Tài liệu chân tướng dán trên tường, người trong làng đều xem, không ai xé, chỉ có anh đi xé bỏ thôi, miệng thì chửi mắng mỗi ngày. Rồi sao nhỉ, báo ứng đến với anh phải không?”

Ông ấy thều thào: “Ôi! Nói những điều này có tác dụng gì chứ!”

Đệ tử Đại Pháp tiếp tục khuyên giải: “Anh muốn hết bệnh? Có một biện pháp tốt cho anh.”

Ông ấy vội hỏi: “Cách gì?”

Đệ tử Đại Pháp nói: “Trong nhà con gái của anh chẳng phải có Pháp tượng của Sư phụ Đại Pháp đó ư? Anh thắp hương dâng lên Sư phụ, quỳ gối trước Pháp tượng, thành tâm hối cải. Nói với Sư phụ rằng anh sai rồi, thỉnh cầu Sư phụ miễn tội cho anh, nói rằng anh không bao giờ nhìn Đại Pháp với ánh mắt thù địch nữa.”

Mặc dù lúc đó lão La Tam rất xấu hổ, không trả lời, nhưng sau khi ông về nhà đã chiểu theo lời ấy mà làm.

Một tuần sau, lão La Tam lại xuất hiện bên ngoài nhà của người học viên Pháp Luân Công, nhưng lần này giọng ông to hơn, lại có thể làm việc, cũng thích giúp đỡ người khác, một mình ông xới gốc ngô trên cánh đồng rộng hơn ba mẫu của gia đình, rồi xới gốc rạ giúp nhà em vợ, nhà con trai, ông ấy thực sự khỏe hẳn. Quả là nhân tâm sinh một niệm, trời đất đều biết, biết hối cải, tin tưởng Pháp Luân Đại Pháp hảo, lão La Tam đã cứu mạng của chính mình.

4. Ngăn cản cảnh sát ác bức hại người tốt, bệnh tim tự hồi phục

Đại Lợi hơn 40 tuổi, nhà ở làng Tiền Trượng Tử, thôn Phật Gia Động, thành phố Lăng Nguyên, anh là người chính trực, sau khi học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cho anh, anh rất đồng cảm với cảnh ngộ bị bức hại của các học viên Pháp Luân Công, tặng anh ấy quyển chân tướng nhỏ, anh ấy đọc nghiêm túc, cũng đã thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng.

Vào sáng ngày 28 tháng 3 năm 2009, anh ấy đang làm việc trong một nhà kho lớn ở phía Đông của làng, thì cảnh sát ở đồn cảnh sát Phật Gia Động tìm Đại Lợi hỏi các học viên Pháp Luân Công trong làng có hoạt động gì không? Đại Lợi không những không nói gì, đổi lại còn chất vấn cảnh sát: “Các anh suốt ngày để mắt đến những người Pháp Luân Công làm gì vậy? Sao không quản những kẻ trộm cắp, rượu chè gái gú và đánh bạc, mà cứ dốc sức đi chỉnh đốn những người tốt, các anh cảm thấy chỉnh đốn người tốt thú vị lắm à? Mau về đi, ở đây không có việc cho các anh làm đâu.” Mấy viên cảnh sát đưa mắt nhìn nhau rồi bỏ đi. Một trò hề quấy nhiễu người tốt của Trung Cộng chưa bắt đầu đã kết thúc ngay tại chỗ.

Một ngày vào hai tháng sau, Đại Lợi đến Bệnh viện Nhân dân số 1 Lăng Nguyên để kiểm tra bệnh viêm cơ tim, bác sĩ nói cần phẫu thuật, hôm sau quay lại kiểm tra, phát hiện triệu chứng viêm cơ tim chưa trị mà tự khỏi rồi. Bác sĩ, y tá đều rất khó hiểu, cũng rất ngạc nhiên, vì sao chưa phẫu thuật mà lành rồi? Chỉ có người trong cuộc mới hiểu, đây là do Đại Lợi bảo vệ người tốt nên được thiện báo!

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/24/疾病与不幸根本上从何而来–422438.html

Đăng ngày 02-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share