Bài viết của Dật Danh

[MINH HUỆ 20-03-2021] Mỗi từng triều đại lịch sử đều có một số văn bản quy định và chế ước đã trở thành “thông lệ cũ”, trong sử sách gọi nó là chế độ cũ như những câu chuyện cổ và điển cố chẳng hạn. Những thông lệ cũ này đã quy phạm hành vi cho quan viên ở một phạm vi và mức độ nhất định, nó ước thúc sự phóng túng quyền lực tràn lan.

Vốn dĩ thời xưa đã có “thông lệ cũ” này

Triều Tống đã có thông lệ cũ thế này. Triều Tống chế ước quyền lực của quan viên vô cùng nghiêm khắc và quan viên không dám bước vào tửu quán để ăn uống.

Vào thời Tống, mặc dù ngành nghề ăn uống của kinh thành Khai Phong rất phát đạt và những tửu quán lớn mọc lên khắp các con phố ngõ hẻm, nhưng quan viên lại không dám đến tửu quán ăn uống. Một khi quan viên ăn uống say sưa ở tửu quán, dù bằng tiền công hay tiền của tự mình thì đều bị quan Ngự sử luận tội. Nếu không bị bãi quan mất chức, thì cũng bị kỷ luật xử phạt.

Trong “Quy điền lục” có ghi chép thế này về lão sư Lỗ Tông Đạo của Thái tử dưới thời vua Tống Chân Tông. Có một lần khách đến chơi nhà ông ấy, do trong nhà không có chuẩn bị sẵn rượu cho nên ông buộc phải thay y phục bình dân, rồi dẫn khách đến tửu quán Nhân Hòa Lâu để thết đãi, hòa mình vào giới thân sỹ hào khách để tránh né thân phận. Ngày hôm đó, Tống Chân Tông có việc gấp triệu kiến Lỗ Tông Đạo, khi ông ấy đang chầm chậm tiến vào cung, Tống Chân Tông bắt đầu chất vấn ông ấy: “Tại sao khanh dám tự ý vào tửu quán? Thân là quan đại thần, khanh không sợ bị Ngự sử luận tội sao.” Nếu không phải Lỗ Tông Đạo đã nói ra hết sự thật và hết mực thỉnh cầu tha tội thì ông ấy đã bị mất chức.

Dịch trạm (trạm ngựa) vào đầu thời Minh vẫn chưa xuất hiện hủ bại, nhưng đến thời trung kỳ và hậu kỳ thì số người thừa sơ hở càng lúc càng nhiều, dịch trạm càng ngày càng trở nên xa hoa phung phí, khoe khoang phô trương, dần dần biến thành nơi để quan viên nhận của đút lót, đẩy nhanh sự suy bại của vương triều nhà Minh.

Triều Thanh tiếp thu bài học giáo huấn về sự bại hoại của dịch trạm vào thời Minh. Triều đình nhà Thanh đã đưa ra quy định đối với những quan viên nhậm chức ở kinh thành đi đến địa phương tuần sát, giám sát hoặc đi làm công vụ, họ cần phải tự mình lo liệu chi phí công tác không có ngoại lệ; đồng thời, quan viên địa phương không được phép mở yến tiệc tiếp đãi và tặng lễ vật cho viên quan thi hành công vụ.

Khâm sai đại thần Lâm Tắc Từ đi đến Quảng Đông để kiểm tra và cấm nha phiến, nhưng bức công văn đầu tiên gửi đi vào lúc xuất phát không có liên quan gì đến nha phiến cả. Nội dung của bức công văn này như sau: “Tất cả nhà ở ăn uống trong cuộc hành trình chỉ sử dụng nhà cửa bình dân và cơm rau, không được chuẩn bị yến tiệc, đặc biệt là không được dùng tổ yến nướng, tiết chế lãng phí. Không được phép làm trái. Nô bộc người hầu đi theo không cho phép bí mật nhận hầu bao v.v. Người đòi hầu bao lập tức bị trình báo, người tự ý đưa hầu bao bị định tội liên can. Lời nói ra miệng, luật pháp lập tức chấp hành, nghiêm chỉnh tuân theo chớ có vi phạm.”

“Tỷ lệ quan chức và người dân” như ngựa đứt dây cương, từ xưa đến nay, từ trong nước đến ngoài nước chưa từng có tiền lệ

Tại lưỡng hội của Trung Cộng vào năm 2021, một vị Ủy viên Hội chính hiệp đã tiết lộ: Một huyện nào đó vào năm 2019 với số nhân khẩu thường trú là 3,02 triệu người, thu nhập tài chính ở địa phương là 36,61 triệu nhân dân tệ, dự toán chi tiêu cộng đồng là 86,5 tỷ nhân dân tệ, trong đó có hơn 120 tổ chức xã hội và cơ quan hành chính với hơn 6 nghìn nhân viên nhận cung dưỡng tài chính, tỷ lệ giữa quan chức nhận cung dưỡng tài chính và người dân là 1 : 5. Bà ấy kiến nghị sáp nhập các huyện nhỏ với nhau để có thể giảm bớt lãng phí tư nguyên hành chính.

Căn cứ theo số liệu được công bố trong cuốn sách “Phân tích tài liệu điều tra nhân khẩu phổ thông lần thứ ba của Trung Quốc” (năm 1997) được xuất bản bởi Nhà xuất bản Kinh tế Tài chính Trung Quốc, tỷ lệ giữa quan chức và người dân của Trung Quốc vào thời Tây Hán là 1 : 7945 (khoảng 8 nghìn người dân cung dưỡng cho 1 quan chức), tỷ lệ này vào thời Đường là 1 : 2927, thời Minh là 1 : 2299, và thời Thanh là 1 : 911.

Ủy viên Hội chính hiệp toàn quốc Trung Cộng, kiêm cựu cố vấn Quốc hội Nhậm Ngọc Lĩnh đã từng phát biểu tại Phiên họp thứ 3 trong Kỳ họp thứ 10 của Hội chính hiệp Trung Cộng như sau: Tỷ lệ quan chức và người dân của chúng ta sớm đã đạt mức 1 : 26, nó cao gấp 306 lần so với thời Tây Hán và gấp 35 lần so với cuối thời Thanh. Quan chức nhận cung dưỡng tài chính chiếm tỷ trọng ngày càng gia tăng nhanh chóng trong tổng số nhân khẩu, quả là chưa từng có trong tiền lệ, nó khiến cho người ta không khỏi lo lắng!

Dựa theo báo cáo “Chứng khoán Thượng Hải” vào năm 2006, ông Trương Toàn Cảnh, Bộ trưởng Bộ Tổ chức trung ương Trung Cộng từng nói: Tệ nạn lớn nhất hiện nay về chính trị của Trung Quốc chính là “quá nhiều quan chức đến mức thành tai vạ”. Một tỉnh có đến bốn năm chục cán bộ cấp tỉnh, vài trăm cho đến trên vài nghìn cán bộ cấp ban ngành, một huyện có đến vài chục cán bộ cấp huyện, có thể nói là chưa từng có tiền lệ từ xưa đến nay, từ trong nước ra ngoài nước. Thêm nữa, ở một tỉnh và thành phố, ngoại trừ tỉnh trưởng và thị trưởng ra thì còn có tám chín chức phó, mỗi người lại kèm theo Bí thư, trường hợp cá biệt còn có cả trợ lý. Hiện nay nhiều người như vậy đã làm tăng thêm biết bao chi phí, dung dưỡng chủ nghĩa quan liêu. Cần phải nói rõ “tỷ lệ quan chức và người dân” này có thể là một tỷ lệ công khai, cũng có thể nói dù đó là 1 : 5 hay 1 : 26 thì nó đều là những thứ có thể nhìn thấy rõ ràng từ trên bề mặt.

Bí mật bên dưới núi băng

Đối với giới quan chức Trung Cộng mà nói, hành vi “chuột ăn lúa nếp” không thể công khai mới là bí mật che giấu bên dưới núi băng. Ví như nói về “ba loại chi phí công vụ”, bao gồm chi phí ăn uống, chi phí sử dụng xe công vụ và chi phí công tác nước ngoài. Rốt cuộc con số chi phí này tốn kém bao nhiêu thì Trung Cộng chưa từng công khai. Nếu tính toán dựa theo các báo cáo từ kênh truyền thông chính phủ thì vào ngày 12 tháng 3 năm 2006, “Báo thanh niên Trung Quốc” đã trích dẫn báo cáo của Ủy viên Hội chính hiệp Trung Cộng thời đó là Lưu Quang Phục như sau: “Chi phí sử dụng xe công vụ vào việc riêng của quan chức các cấp hàng năm tốn kém hơn 200 tỷ nhân dân tệ.” Ngày 31 tháng 10 năm 2006, tập san “Liễu Vọng” có bài báo cáo về chi phí ăn uống của quan chức trong năm 2004 tốn kém 370 tỷ nhân dân tệ. Số liệu của “Niên giám thống kê Trung Quốc” cho thấy, trong khoản chi tài chính quốc gia năm 1999, khoản chi riêng cho cán bộ đi công tác nước ngoài đã chạm mức 300 tỷ nhân dân tệ. Tính tổng cộng cả ba loại chi phí công vụ thì chi tiêu tốn kém hết thảy 900 tỷ nhân dân tệ.

Nguyên phát ngôn viên báo chí Hội hiệp chính toàn quốc Lã Tân Hoa đã từng thừa nhận: Chi phí hành chính của đất nước chúng ta chiếm 28% tổng số GDP, trong khi ở các nước Tây phương, con số này thường chỉ chiếm khoảng 4% – 5%. Chúng ta gấp họ năm sáu lần, điều này nói rõ cơ cấu thực tại quá cồng kềnh!

Toàn bộ chi phí chữa trị y tế của người dân đã bị thâm hụt bởi cái thứ gọi là “phòng bệnh đặc quyền”, việc này có thể nhìn thấy hết sức rõ ràng. “Tập san Nhân vật phương Nam” đã từng báo cáo, một tòa nhà lớn với phòng bệnh dành cho các cán bộ của Bệnh viện số 1 Bethune thuộc Đại học Cát Lâm chiếm diện tích 560 nghìn mét vuông, trong đó có 257 giường bệnh bảo hiểm dành cho cán bộ cấp tỉnh, cấp phó tỉnh, cấp ban ngành và cán bộ hưu trí. Bài báo cáo đã nhận được một lượng lớn bình luận trên mạng, cư dân mạng gọi nó là “phòng bệnh cán bộ cấp 8 sao vô cùng xa xỉ”.

Cựu phó bộ trưởng Bộ Y tế Ân Đại Khuê đã từng trích dẫn số liệu báo cáo điều tra của Viện Khoa học Trung Quốc, trong chi phí chữa trị y tế mà chính phủ Trung Quốc đang đầu tư vào có đến 80% là nhằm để phục vụ cho nhóm quần thể chủ chốt bao gồm 8,5 triệu cán bộ Đảng. Ông ấy còn tiết lộ các chi bộ Đảng trên toàn quốc có 2 triệu cán bộ các cấp xin nghỉ bệnh thời gian dài, trong đó có 400 nghìn cán bộ trường kỳ chiếm dụng phòng bệnh cán bộ, nơi tiếp đãi cán bộ, làng nghỉ mát v.v. Chi phí cho một năm tốn kém hàng chục tỷ nhân dân tệ. Tạp chí “Sản nghiệp y tế Trung Quốc” kỳ tháng 12 năm 2006 cho biết: “Thể chế phục vụ chữa trị y tế trước mắt của Trung Quốc đang tồn tại hiện tượng bất công nghiêm trọng.”

“Đó là điều đặc thù ở cấp bậc của chúng tôi, hết thảy đều do nhà nước bao trọn gói”

“Chiến hữu của Lenin và Stalin” là Mikhaylovich Molotov đã từng giữ các chức vụ chủ chốt như Ủy viên Cục Chính trị trung ương Liên bang Xô Viết, Bí thư trung ương, Ngoại trưởng Liên Xô v.v. Lúc còn sống, Molotov đã từng trò chuyện hơn 140 lần với một nhà văn Liên Xô. Những buổi trò chuyện này đã tiết lộ rất nhiều bí mật chính trị ở tầng lớp cao của Liên Xô. Ví dụ về vấn đề “lương bổng cán bộ” vào thời đại Stalin, Molotov từng nói: “Chúng tôi đương nhiên là có lương bổng. Như bạn thấy đấy, nó là điều đặc thù ở cấp bậc của chúng tôi, hết thảy đều do nhà nước bao trọn gói, hơn nữa chúng tôi còn có thể nhận lương. Trên thực tế thì nhà nước chi trả hết mọi thứ.”

Vì sao chính quyền cộng sản “không màng hết thảy làm ra những chuyện có lỗi với người dân trên toàn thế giới”? Vì sao nó không màng đến hậu quả mà bóc lột dân chúng như vậy? Tại các quốc gia cộng sản, như Liên Xô trước đây, hoặc là các quốc gia chủ nghĩa xã hội khác, tác phẩm “Trại súc vật” của George Orwell luôn là một cuốn sách cấm. Trong tác phẩm “Trại súc vật”, tác giả đã làm rõ sự khác biệt giữa trước và sau khi Đảng cộng sản cướp đoạt chính quyền. Trước khi nó cướp chính quyền, vì để đoạt lấy sự ủng hộ của người dân, nó bèn tuyên bố: Dẫn dắt các loài vật thực hiện nguyện vọng “làm chủ nông trại”, thực hiện “tất cả các loài vật bình đẳng như nhau”.

Sau khi cướp lấy chính quyền, “pháp luật” của trang trại đã bị sửa đổi thành: “Tất cả các loài vật sinh ra đều bình đẳng, nhưng có một số loài bình đẳng hơn những loài khác.” Thế nên, các loài vật lại quay trở về trạng thái bi thảm như xưa. Các loài vật bắt đầu thấy bất mãn và dẫn đến tàn sát lẫn nhau.

Trong cuốn sách Cửu Bình do Ban biên tập Cửu Bình xuất bản có ghi chép thế này:

“Tổ chức của Đảng Cộng sản tự nó không bao giờ có hoạt động sản xuất hay phát minh gì hết. Ngay từ thời điểm nắm chính quyền, nó liền gắn nó vào nhân dân để thao túng và khống chế nhân dân. Chân rết của nó găm xuống từng đơn vị nhỏ nhất trong dân chúng để nắm chắc quyền lực, đồng thời là để lũng đoạn tài nguyên của quốc gia và để vơ vét tài vật của xã hội. Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản có tổ chức len lỏi đến tất cả mọi nơi, quản lý tất cả mọi thứ. Ấy vậy mà không ai biết được thu chi tài chính của Đảng. Người ta chỉ thấy có báo cáo thu chi của quốc gia, của chính quyền địa phương, của doanh nghiệp,… chứ không bao giờ có báo cáo thu chi của Đảng. Từ chính phủ trung ương cho đến uỷ hội nông thôn, tất cả quan chức hành chính đều xếp dưới nhân viên của Đảng ngang hàng. Chi tiêu của Đảng là do các đơn vị hành chính chu cấp, nhưng không có hạng mục thống kê báo cáo.

Cách tổ chức ấy của Đảng — giống một con quỷ ngoại lai ăn bám (tà linh phụ thể) — đang gắn chặt như hình với bóng vào từng tế bào nhỏ nhất của xã hội Trung Quốc, len vào từng thớ thịt, găm vào từng mạch máu, để khống chế và thao túng nhân dân cũng như rút kiệt tài nguyên xã hội.

Kết cấu ma quái của một sinh linh ngoại lai như vậy trong lịch sử nhân loại đã từng có lúc xuất hiện, hoặc có tính cục bộ, hoặc có tính nhất thời, nhưng chưa bao giờ tồn tại vừa triệt để rộng khắp, vừa kéo dài quá lâu như Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Lịch sử thịnh suy, thiên đạo tuần hoàn, vật cực tất phản, bĩ cực thái lai, bất cứ sự tình nào đi ngược với quy luật đều sẽ khó trường cửu, thuyết vô Thần luận của Đảng cộng sản nghịch thiên phản đạo, phá hoại truyền thống, nó đã gần đất xa trời và ắt sẽ bị lịch sử đào thải trong tương lai gần.

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/3/20/422228.html

Đăng ngày 05-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share