Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-01-2021] (Tiếp theo Phần 1)

Một gia đình tan vỡ

Hai thập kỷ bị bức hại của bà Khương bắt đầu ngay sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Các nhà chức trách không chỉ liên tục theo dõi cuộc sống của bà mà còn buộc bà phải từ bỏ công việc tại Trung tâm Thế Kỷ Mới. Tiền lương của bà cũng bị cắt giảm.

Tổng cộng, bà đã bị bắt giữ tùy tiện bảy lần, bị tẩy não hai lần, bị giam giữ hai lần, buộc phải rời khỏi quê nhà và trở thành kẻ trốn chạy trong hai năm. Bà đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào năm 2004 và ba năm tù vào năm 2017.

Cuộc bức hại đối với bà Khương đã mang lại áp lực to lớn cho chồng và con trai bà, đặc biệt là khi cảnh sát xuất hiện một cách tùy tiện để sách nhiễu họ. Chồng và con trai của bà sống trong nỗi sợ hãi thường trực rằng bà Khương sẽ bị bắt bất cứ lúc nào. Lo lắng và sợ hãi đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Con trai của bà Khương, cháu Triệu Hiểu Đông, mới chỉ là học sinh lớp 5 vào năm 2001. Ngay khi bà về nhà vào một ngày tháng 8, cậu bé đã nói với bà: “Mẹ ơi. Nhanh lên! Cần phải đi ngay! Cảnh sát, bảy tám người bọn họ tới tìm mẹ!” Chồng bà cũng rất căng thẳng và bảo bà hãy mau rời đi.

Bà Khương đã buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt, và trốn chạy trong hai năm tiếp theo. Để tìm kiếm bà, cảnh sát đã theo dõi chặt chẽ chồng, con trai và những người thân khác của bà và sách nhiễu họ hơn chục lần trong thời gian đó.

Cảnh sát sau đó đã tìm ra nơi ở của bà Khương và sau khi theo dõi bà trong nhiều tháng, họ đã bắt bà vào tháng 4 năm 2003. Bà Khương đã bị giam giữ và đưa vào một lớp tẩy não do Phòng 610 địa phương tổ chức, nơi bà bị ngược đãi và đối xử tệ bạc. Bà đã trốn thoát sau 58 ngày.

Tuy nhiên vào tháng 10 năm 2004, chưa đầy một năm rưỡi, bà Khương lại bị bắt và bị tẩy não thêm một lần nữa. Bà bị kết án lao động cưỡng bức ba năm một tháng sau đó vào tháng 11 năm 2004.

Lúc đó cháu Triệu Hiểu Đông, đã học lớp tám. Khi mẹ cháu đi, điểm số của cháu giảm sút nghiêm trọng. Cháu thường ở nhà một mình vì cha cháu phải đi làm. Chàng trai hướng ngoại ngày càng trở nên sống nội tâm hơn. Cháu đã nói với cha mình một vài lần trong nước mắt rằng cháu không muốn đến trường nữa. Chồng của bà Khương đã một mình chăm sóc nhà cửa và cậu con trai nhỏ của họ. Ông phải đối mặt với áp lực tài chính và đối mặt với những lời châm chọc và tổn thương từ phía gia đình và bạn bè.

Khi con trai bà vào học trung học, bà Khương được thả vào tháng 7 năm 2007. Con trai bà Khương đã không có được tình yêu thương và sự chăm sóc dịu dàng của mẹ mình trong năm trên tổng sáu năm từ lớp 5 đến lớp 11. Nhớ mẹ và lo lắng cho mẹ đã trở thành một phần trong cuộc sống của cậu bé. Tuổi thơ của cháu nhuốm màu buồn. Bây giờ ở tuổi vị thành niên, con trai bà Khương đã không còn thấy niềm vui trong cuộc sống. Cháu đã phải chịu đựng sự cô đơn, lo lắng và tự ti.

Con trai bà Khương đã không đạt thành tích tốt trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia vào cuối năm cuối cấp và quyết định đến Hàn Quốc học đại học. Sống ở một đất nước tự do không làm cháu bớt âu lo. Cháu thường xuyên gọi điện để thăm hỏi và xem tình hình bà Khương thế nào.

Khi bà Khương đến thăm con trai ở Hàn Quốc, họ đã đi dạo gần trường học của cháu. Khi họ đi cùng nhau, Triệu đột nhiên nắm lấy tay bà Khương và hỏi một cách đầy nghi ngờ: “Mẹ đã làm gì vậy? Hãy nói với con!“ Nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng ở sân bay cũng khiến con trai bà cảm thấy bất an. Cậu rất căng thẳng và liên tục nhìn xung quanh. Hành vi kỳ quặc của con trai khiến bà Khương cảm thấy lo lắng.

Sức khỏe tinh thần của con trai bà tiếp tục giảm sút cho đến khi gia đình buộc phải đưa cháu trở về từ Hàn Quốc vào năm 2014. Cháu dường như bị trầm cảm và hiếm khi nói chuyện với ai và có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và không có động lực để làm bất cứ điều gì. Để trốn tránh thực tại, cháu thường chơi trò chơi điện tử cả ngày. Chồng của bà Khương rất ghét khi nhìn thấy con trai mình như thế này – ông đã thường xuyên chửi bới và thậm chí đánh con. Ngược lại, Triệu trở nên dễ cáu kỉnh và mất bình tĩnh. Chỉ khi bên cạnh bà Khương, cháu mới có vẻ yên ổn.

Chồng của bà Khương đã bị thua lỗ. Ông biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tốt nhưng ông không dám tập luyện vì cuộc bức hại. Tuyệt vọng và cần một kênh để giải tỏa áp lực, ông bắt đầu trở nên bạo lực và bắt đầu ngược đãi thể xác và chửi bới bà Khương và con trai của họ.

Vào tháng 4 năm 2017, sau khi bị một người dân ở thôn Vu Gia, thị trấn Quách Trang tố cáo với cảnh sát, bà Khương đã bị các cảnh sát từ Đồn Công an Quách Trang bắt giữ. Lý Kiện Hoa, Phó đồn trưởng, Lưu Kiệt của Văn phòng An ninh Nội địa, và Quốc Túc Thành từ Phòng 610 đã dẫn đầu cuộc lục soát nhà của bà Khương. Họ đã đảo lộn nơi này và tịch thu đồ đạc cá nhân của bà.

Chồng và con trai của bà Khương đã bị uy hiếp và đe dọa. Anh Triệu đã quá kích động và hét lên với đám đông đang tụ tập: “Mẹ tôi sẽ sớm trở về!” Khi bà Khương không trở về như Triệu mong đợi, anh đã trở nên quẫn trí và cắt đứt một ngón tay của mình.

Bên cạnh cần làm việc để hỗ trợ gia đình và yêu cầu các cơ quan khác nhau trả tự do cho bà Khương, chồng bà còn phải chăm sóc đứa con trai bị bệnh tâm thần của họ. Bạn bè và gia đình đã trở nên thù địch và đưa ra những bình luận khó chịu. Ông ngày càng kiệt quệ về tinh thần và thể chất. Việc phải cho con trai trở lại bệnh viện tâm thần như giọt nước tràn ly đối với người đàn ông từng mạnh mẽ và lạc quan này. Ông đã tự sát vào ngày mùng 4 Tết Nguyên đán, chỉ 42 ngày trước khi bà Khương được trả tự do vào tháng 4 năm 2020.

Bị bức thực trong Trại tạm giam số 2 Thanh Đảo

Đêm sau khi bị bắt vào ngày 11 tháng 4 năm 2017, bà Khương bị giam trong một căn phòng nhỏ tại Đồn Công an Quách Trang và bị giám sát bởi hai sĩ quan. Phó đồn trưởng Lý Kiện Hoa nói dối bà: “Ngày mai gia đình sẽ đưa bà về nhà.”

Bà Khương không ngủ, không ăn, không uống đêm hôm đó. Bà bị đau bụng và nôn nao. Phó đồn trưởng và một vài người khác đã đưa bà đến bệnh viện Nam Thôn vào sáng hôm sau để khám sức khỏe trước khi đưa bà trở lại đồn công an. Hai cảnh sát đã cố gắng bắt bà lấy dấu vân tay của mình vào ngày hôm sau. Khi bà Khương không hợp tác, họ nắm tay bà và ấn ngón tay vào giấy tờ. Khớp ngón tay của bà Khương trở nên sưng tấy.

Bà Khương bị phó đồn trưởng và hai sĩ quan khác, một nam và một nữ đưa đến trại tạm giam số 2 Thanh Đảo ở thị trấn Phố Đông vào chiều hôm đó. Trong khi kiểm tra sức khỏe, Phó đồn trưởng Lý đã theo sát bà Khương và không rời bước một giây nào. Ông ta có vẻ rất hài lòng sau khi đưa bà vào trại tạm giam: “Tôi sẽ gửi hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát trong một tuần và nhận lệnh bắt giữ.” Bà Khương nhận ra rằng đó là kế hoạch của Lý. Bà khuyên ông ta không nên làm điều sai trái nhưng Lý không quan tâm – ông ta rất vui vì mình sắp được thăng chức.

Bà Khương bị đưa vào một phòng giam phía sau sáu cánh cửa kim loại. Ngay sau khi bà đến đó, sáu tù nhân đã đè bà xuống, lột trần và mặc đồng phục của tù nhân cho bà. Khi bà không muốn cắt tóc ngắn, sáu tù nhân đã đưa bà đến tiệm cắt tóc. Để phản đối sự ngược đãi đó, bà Khương đã tuyệt thực ba ngày. Bà bị ngược đãi, chửi bới và những người cùng phòng giam của bà cũng bị liên lụy. Khi quản giáo Vương Túc Phương ngắt TV và tước đi quyền mua nhu yếu phẩm hàng ngày của mọi người, bạn tù cùng phòng đã tấn công và cố ép bà phải ăn.

Khi vụ việc của bà lên đến viện kiểm sát, bà Khương bị triệu tập và yêu cầu ký vào biên bản thẩm vấn. Bà giải thích rằng bà không có tội và từ chối ký vào giấy tờ. Một công tố viên nữ nói với lính canh trại giam: “Bà ấy từ chối ký vào giấy tờ. Cô nên trả tự do cho bà ấy”. Một nữ lính canh đáp lại: “Chẳng phải họ [các học viên Pháp Luân Công] đều từ chối ký tên sao?” Bà Khương đã được đưa trở lại phòng giam của mình.

Bà Khương bị kết án ba năm tù vào tháng 10 năm 2017. Bà đã kháng cáo phán quyết và tuyệt thực ba ngày. Vào ngày thứ tư, lính canh Đỗ Vân Các đưa bà đến bệnh viện nơi bà bị bức thực. Một số nhân viên, bao gồm một nam công nhân, đã ghì đè bà ấy xuống trong khi ống dẫn thức ăn được đưa ra vào tới lui chín lần. Chiếc ống này đã chọc vào phổi bà vài lần và gây chảy máu. Bất chấp điều đó, việc bức thực vẫn được tiếp tục.

Bà Khương không thể thở và cảm thấy như mình sắp chết. Việc bức thực được lặp lại vào buổi chiều. Trong khi bà Khương tuyệt thực, tù nhân Lâm Ninh, một tù nhân kinh tế, thường đá bà.

Vào tháng 1 năm 2018, sau gần chín tháng ở trại giam, , bà Khương đã bị chuyển đến Nhà tù nữ Sơn Đông ở thành phố Tế Nam.

(Còn tiếp.)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/18/418712.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/5/191243.htm

Đăng ngày 28-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share