Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-01-2021] Trong 58 năm cuộc đời, bà Khương Đào đã trải qua rất nhiều điều. Bị bắt giữ tùy tiện, lao động cưỡng bức, bỏ tù, tra tấn, chồng tự sát, con trai lớn bị bệnh tâm thần và khó khăn về tài chính — tất cả những bức hại trên đều do chính quyền Cộng sản Trung Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra vì sự kiên định của bà đối với Pháp Luân Đại Pháp.

2021-1-17-jiang-tao_01.jpg

Bà Khương Đào

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa dựa trên nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn. Môn tu luyện lần đầu tiên được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992. Trong vài năm ngắn ngủi, môn tu luyện đã trở nên phổ biến đến mức Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ cảm thấy bị đe dọa. Ông ta đã ra lệnh cấm đối với môn tu luyện và phát động một cuộc bức hại trên toàn quốc nhằm vào Pháp Luân Công và các học viên vào tháng 7 năm 1999.

Cuộc bức hại kéo dài hai thập kỷ này đã chứng kiến ​​hàng trăm nghìn học viên bị bắt, giam giữ, kết án, tra tấn và bị sát hại một cách tùy tiện. Một số người thậm chí còn bị sát hại lấy nội tạng để cung cấp cho hoạt động cấy ghép nội tạng được nhà nước bảo hộ. Trong khi các học viên phải trả một cái giá quá đắt để giữ vững đức tin của họ, gia đình của họ cũng phải chịu đựng và hy sinh.

Bà Khương ở thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông, cũng không ngoại lệ. Là mục tiêu vì đức tin của mình kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Khương đã trải qua những điều không thể tưởng tượng được — nhiều lần bị bắt, giam giữ, lao động cưỡng bức, tra tấn và bỏ tù. Chồng và con trai của bà bị gạt ra bên lề xã hội, bị phân biệt đối xử và bị sách nhiễu vì có liên quan đến học viên Pháp Luân Công, môn tu luyện phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay mặc cho chiến dịch tuyên truyền kích động thù hận của ĐCSTQ. Hai thập kỷ đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và đời sống tinh thần của chồng và con trai bà.

Con trai của bà Khương, anh Triệu Hiểu Đông, đã bị bệnh tâm thần từ khi mới hai mươi tuổi. Anh đã bỏ học đại học và đã ra ra vào vào các bệnh viện tâm thần, nhưng trạng thái tinh thần của anh vẫn chưa đủ ổn định để có thể kiếm được một công việc.

Với áp lực to lớn và gánh nặng của việc chăm sóc cậu con trai tinh thần không ổn định trong khi bà Khương bị bắt giam từ năm 2017 đến năm 2020, chồng bà đã chọn cách tự sát vào Tết Nguyên đán, tháng 1 năm 2020, khoảng hai tháng trước khi bà Khương được thả.

Bà Khương đã rất đau khổ khi nghe tin chồng mình qua đời khi bà trở về nhà.

Giờ đây, bà Khương đang làm việc chăm chỉ để chăm sóc con trai mình trong khi phải vật lộn với khó khăn tài chính khủng khiếp vì tiền tiết kiệm của gia đình đã bị bố mẹ chồng lấy hết.

Bà Khương và gia đình được hưởng lợi từ Đại Pháp

Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà Khương đã bị nhiều chứng bệnh bao gồm viêm khớp, vai tê cứng, đau cổ do đĩa đệm cột sống bị mòn, chứng đau nửa đầu và các vấn đề về tim mạch. Bà đã đi khám ở nhiều bệnh viện và thử nhiều phương pháp chữa trị như đốt điện, châm cứu, cả thuốc bắc và Tây y nhưng đều không hiệu quả. Dù tiêu xài rất nhiều tiền của nhưng bà Khương vẫn phải chịu đựng khổ sở. Tình cờ, bà được giới thiệu về Đại Pháp và bắt đầu bước vào tu luyện. Trong vòng sáu tuần, tất cả các triệu chứng của bà đã biến mất.

Bà Khương đã từng có một gia đình hạnh phúc và hòa thuận. Chồng bà là một người đàn ông lạc quan và làm việc chăm chỉ, con trai của họ là một cậu bé tốt bụng và đáng yêu. Bà Khương ban đầu làm việc tại Trung tâm Thế Kỷ Mới với vị trí nhân viên bán hàng, sau đó được thăng chức lên làm kế toán.

Theo như lời chồng của bà Khương, ông đã mô tả sự thay đổi đáng kể của vợ mình sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp: “Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, vợ tôi nhanh chóng khỏi bệnh và thậm chí tính khí của bà ấy cũng được cải thiện. Bà ấy trở nên quan tâm đến người khác hơn. Bà từng vướng vào nhiều tranh cãi với người khác và gây ra không ít rắc rối cho cấp quản lý trong công việc. Sau khi tu luyện trong Đại Pháp, bà ấy không còn tập trung vào những thiếu sót của người khác và thay vào đó luôn xem xét những lỗi lầm của bản thân. Mọi người đã chứng kiến ​​sự thay đổi ngoạn mục của vợ tôi. Bà ấy đã nhận được sự khen ngợi và công nhận từ những người quản lý cũng như đồng nghiệp của mình”.

Là một người tu luyện Đại Pháp chân chính, bà Khương đã cố gắng áp dụng các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày và không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức của mình. Một ngày nọ, hệ thống thoát nước trong phòng tắm tại nơi làm việc bị tắc nghẽn và nước tràn vào phòng tắm và hành lang. Người ta đặt gạch xuống để làm lối đi để họ vẫn có thể sử dụng nhà tắm, nhưng chẳng ai quan tâm đến việc sửa chữa.

Bà Khương nhớ lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí rằng các học viên phải luôn quan tâm đến người khác trong bất cứ việc gì họ làm. Bà đã tìm thấy chỗ bị tắc dưới 20cm nước bẩn bằng cách sờ vào và loại bỏ rác gây ra tắc nghẽn. Nước bẩn nhanh chóng được rút sạch khiến bà thở phào nhẹ nhõm. Khi bà quay lại, bà thấy một vài quản lý và nhân viên đang nhìn mình với vẻ hoài nghi.

Bà Khương từng sống trong một căn hộ được cung cấp do yêu cầu công việc. Có một cái hầm chứa nước ở dưới cùng của tòa nhà của bà. Ban quản lý trung tâm thương mại cần đưa nước đến trung tâm thương mại ở phía trước các tòa căn hộ. Tuy nhiên, cả giám đốc văn phòng, trưởng bộ phận an ninh và trưởng kho hàng đang sống trong tòa nhà của bà đều không muốn có đường ống đi xuyên qua tầng hầm của họ. Khi quản lý hỏi bà Khương, bà nghĩ: “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn.” Bà đã đồng ý đặt đường ống trong tầng hầm của mình.

Đại Pháp đã thay đổi bà Khương từ một người ích kỷ thành một người ân cần và tốt bụng. Cuộc sống gia đình của bà đã hòa thuận hơn, chồng và con trai của bà tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tuyệt vời. Khi tin chắc như vậy, họ cũng đã được hưởng lợi từ Đại Pháp.

Khi con trai của bà Khương, Triệu Hiểu Đông, lên tám hoặc chín tuổi, cháu bị sốt cao dai dẳng trên 40 độ. Lúc đầu, chồng của bà Khương cho con uống thuốc hạ sốt và đắp khăn ướt lên trán, nhưng vẫn không làm hạ nhiệt độ. Sau đó ông ấy nghĩ đến Đại Pháp và bảo con trai mình ngồi thiền định với bà Khương. Cậu bé đã kết thúc việc thiền định trong một giờ 45 phút với hai chân bắt chéo.

Sáng hôm sau, cậu đã hết sốt và nhiệt độ trở lại bình thường. Cậu trở về nhà sau khi tan học và nói với bà Khương: “Mẹ ơi, con bị sao vậy? Cơ thể con cảm thấy nhẹ nhàng. Con gần như lơ lửng khi bước lên cầu thang. Con cảm thấy mình có thể rời mặt đất bất cứ lúc nào”.

Chồng của bà Khương về bản chất là một người đàn ông hướng ngoại, lạc quan và chăm chỉ. Ông là một thợ điện lành nghề của một doanh nghiệp nhà nước, có khả năng chẩn đoán sự cố và sửa chữa máy móc, thiết bị lớn nhỏ. Ông cũng sáng tạo ra hệ thống bơm nước tự động đã được cấp bằng sáng chế. Thời gian rảnh, ông thường sửa chữa đồ gia dụng.

Triệu Hiểu Đông là một cậu bé thông minh và năng động. Cậu tốt bụng, ân cần và luôn sẵn lòng giúp đỡ. Cậu có thành tích tốt trong học tập và nổi tiếng trong số các bạn cùng lớp. Bạn bè của cậu nói với cậu: “Tất cả chúng tôi đều thích đến chơi ở nhà của bạn. Bạn luôn rất vui vẻ và mẹ bạn cho phép bạn tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn.“

Giáo viên tiểu học của cậu đã từng chia sẻ một câu chuyện với bà Khương, “Tôi đã đề nghị Hiểu Đông ngồi sau xe đạp của tôi trên đường đến trường vào sáng nay. Khi chúng tôi bắt đầu leo ​​lên dốc lớn, cháu đã nhảy xuống và giúp tôi bằng cách đẩy chiếc xe đạp. Ngay cả đứa con của tôi cũng chưa bao giờ giúp tôi đi lên dốc”.

Khi Triệu học cấp hai, trong lớp có một đứa trẻ mới chuyển đến từ một tỉnh lân cận. Cha mẹ của cậu bé này đã ly hôn và cậu ấy sống trong ký túc xá của trường. Lo lắng rằng cậu ấy sẽ cô đơn và buồn bã, Triệu đã mời cậu đến sống với gia đình mình trong suốt một học kỳ. Bà Khương đã cung cấp cho cậu phòng ăn ở, đi lại và mua quần áo mới cho cậu. Mẹ của cậu bé đã rất biết ơn vợ chồng bà Khương vì nghĩa cử đó.

Triệu là một đứa trẻ rất độc lập. Thậm chí, trước khi nhập học, cháu đã tự bắt xe buýt về thăm ông bà ở quê. Cháu cũng đi một tuyến xe buýt đường dài đến thăm chú mình sống cách xa 96km.

Trong thời gian đi học đại học ở Hàn Quốc, Triệu đã làm việc trong thời gian rảnh để trang trải nhiều nhất có thể học phí và chi phí của mình, do biết rằng cha mẹ anh cũng không có điều kiện về mặt tài chính. Anh làm việc chăm chỉ và sống đạm bạc để dành dụm đủ tiền mua một món quà trị giá 5.000 nhân dân tệ cho cha mình. Cha anh đã rất hài lòng.

(Còn tiếp.)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/18/418712.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/4/191236.html

Đăng ngày 25-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share