Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-01-2021] Trong 21 năm đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản Trung Quốc, ban quản lý Trại giam số 2 Thạch Gia Trang ở tỉnh Hà Bắc đã tích cực tham gia vào việc tra tấn các học viên và cố bắt họ từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần và tập thiền cổ truyền bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.

Vào cuối năm 2020, 11 học viên vẫn bị giam ở cơ sở này, là nơi họ bị tra tấn. Họ bao gồm bà Trương Vân, bà Mã Tô Thụy, bà Dương Hoan Bình, bà Lý Tú Trân, bà Thôi Nguyệt Hoa, bà Vương Lệ Văn, bà Lý Minh Phương, bà Trương Phong Vân, bà Tư Mã Tỉnh, bà Trần Tú Anh, và bà Trương Cái Thông.

Do việc giãn cách xã hội mới đây ở Thạch Gia Trang trong đại dịch Covid-19 và việc kiểm soát thông tin nghiêm ngặt trong trại giam, vẫn chưa có thông tin về tình hình mới nhất của những học viên này.

Dưới đây là một số thông tin về những trường hợp của họ.

1. Bà Trương Vân, bà Mã Tô Thụy đã bị bắt tạm giam bất hợp pháp trong 1,5 năm sau khi bị bắt

Bà Trương Vân, bà Mã Tô Thụy và bà Trần Hàm Hóa ở quận Lộc Toàn đã bị bắt bởi cảnh sát từ Phòng cảnh sát Lộc Toàn chiều ngày 15 tháng 8 năm 2019 khi họ đang đọc sách Pháp Luân Công ở nhà bà Trần. Bà Trần đã ngã bệnh và sau đó đã được phóng thích. Nhưng bà Trương và bà Mã vẫn đang bị giam giữ.

Cảnh sát đã chuyển những trường hợp của họ sang Viện kiểm sát Lộc Toàn và 3 học viên đã bị truy tố ngày 21 tháng 11 năm 2019. Vào cuối năm, trường hợp của họ đã bị chuyển sang Tòa án quận Kiều Khê ở Thạch Gia Trang.

Ba học viên đã bị đưa ra xét xử ngày 9 tháng 9 năm 2020. Luật sư của bà Mã đã tuyên bố vô tội cho bà. Tòa án đã chỉ định hai luật sư bào chữa cho hai học viên kia. Bà Trương chỉ đồng ý chấp nhận luật sư do tòa án chỉ định nếu ông ấy tuyên bố vô tội cho bà và luật sư của bà đã làm như vậy.

Hiện giờ, gần 6 tháng sau phiên xét xử, bà Trương và bà Mã vẫn đang bị giam ở Trại tạm giam số 2 Thạch Gia Trang và chờ kết quả xét xử.

Bà Trương, 65 tuổi, đã từng là một cảnh sát ở Trại tù Lộc Toàn. Bà đã bị giam gần 10 năm vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Chính quyền đã bỏ bà vào một trại lao động cưỡng bức 3 lần, trung tâm tẩy não 3 lần, và trại tù trong 3,5 năm. Bà đã phải chịu những thủ đoạn tra tấn về thể xác và hành hạ về tinh thần không thể tả được và đã từng ở trong tình trạng nguy kịch nhiều lần.

Từ chối từ bỏ tín ngưỡng của mình, bà Mã đã bị bỏ vào một trại lao động cưỡng bức một lần và bị kết án tù 3 năm.

2. Bà Dương Hoan Bình đã bị tạm giam hơn 15 tháng

Bà Dương Hoan Bình, 58 tuổi, cư dân huyện Tinh Đường, tỉnh Hà Bắc, hiện đang chờ kết quả kháng án đối với bản án 3 năm tại trại tạm giam số 2 Thạch Gia Trang.

Bản án sai trái đối với bà Dương bắt nguồn từ một trường hợp chống lại bà 7 năm trước. Bà bị bắt lần đầu tiên ngày 15 tháng 11 năm 2013 và sau đó được bảo lãnh tại ngoại do tình hình sức khỏe của bà. Bà đã bị Tòa án quận Kiều Khê kết án 7 năm vào ngày 28 tháng 9 năm 2015. Bà đã kháng án lên Tòa trung thẩm Thạch Gia Trang và tòa này đã trả lại trường hợp của bà cho tòa án cấp dưới và ra lệnh xét xử lại.

Ngày 27 tháng 6 năm 2017, Tòa án quận Kiều Khê đã xét xử lại đối với bà Dương và sau đó kết án bà 6 năm. Bà Dương lại kháng án và tòa trung thẩm lại trả lại trường hợp của bà cho tòa án cấp dưới để xét xử lại lần 2.

Trong khi bà Dương vẫn đang ở nhà chờ kết quả xét xử lại, cảnh sát đã đưa bà vào danh sách truy nã và buộc tội bà sở hữu những tờ tiền giấy có in những thông tin về Pháp Luân Công. Do việc kiểm duyệt thông tin gắt gao ở Trung Quốc, nhiều học viên Pháp Luân Công đã phải viện đến những cách sáng tạo khác nhau để chuyển tải thông tin về cuộc đàn áp, bao gồm việc in những thông điệp này lên tiền giấy.

Bà Dương lại bị bắt ngày 25 tháng 10 năm 2019 và bị giam tại trại tạm giam số 2 Thạch Gia Trang. Bà đã không được phép gặp luật sư của bà trong dịch bệnh virus corona. Huyết áp của bà vẫn ở mức cao nguy hiểm.

Bà Dương đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Kiều Khê ngày 15 tháng 7 năm 2020. Con gái bà là thành viên gia đình duy nhất của bà được phép tham dự phiên xét xử. Bà Dương đã tự tuyên bố vô tội. Bà đã chia sẻ là bà đã nhận được lợi ích từ việc tập Pháp Luân Công, bao gồm cả việc bà đã cải thiện tính nóng nảy của mình như thế nào, và nhấn mạnh rằng không có luật nào ở Trung Quốc cho là Pháp Luân Công là phạm pháp.

Vì bà bị cáo buộc là đã “sử dụng giáo phái để phá hoại việc thực thi luật pháp”, một cái cớ hay được dùng để bỏ các học viên Pháp Luân Công vào tù, bà đã hỏi công tố viên là bà đã phá hoại việc thực thi luật pháp như thế nào bằng cách thực hành tín ngưỡng của mình. Công tố viên đã không trả lời câu hỏi của bà là bà đã bị cáo buộc phá hoại luật cụ thể nào.

Ngày 10 tháng 9 năm 2020, thẩm phán đã kết án bà Dương 3 năm, tuyên bố rằng bà đã có 4.650 tiền giấy in thông tin về Pháp Luân Công. Bà Dương lại kháng án lên Tòa trung thẩm Thạch Gia Trang.

3. Bà Lý Tú Trân bị tạm giam hơn 15 tháng

Bà Lý Tú Trân ở làng Tây Xương Thọ, huyện Tân Lạc đã bị cảnh sát từ đồn cảnh sát làng Mã Đầu Bảo bắt chiều ngày 13 tháng 11 năm 2019 sau khi bị tố cáo với chính quyền vì nói chuyện với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Bà Lý đã bị biệt giam ở trại tạm giam số 2 Thạch Gia Trang kể từ đó. Gia đình bà không được biết thông tin gì về tình trạng hiện tại của bà.

Một cảnh sát từ đồn cảnh sát Hồ Mã Đồ Phổ có lần đã đến nhà bà Lý và ra lệnh cho con trai bà ký lệnh bắt giữ cho bà. Con trai bà đã từ chối.

4. Bà Thôi Nguyệt Hoa bị tạm giam 9 tháng

Bà Thôi Nguyệt Hoa ở huyện Chính Định và ông Kim Khánh Thư ở thành phố Thạch Gia Trang đã bị cảnh sát từ đồn cảnh sát Tam Lý Đồn bắt ngày 19 tháng 5 năm 2020 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Cả hai học viên này đều bị giam trong một cái lồng bằng kim loại tại đồn cảnh sát. Ông Kim đã bị nhồi máu cơ tim và được gia đình ông đưa về nhà tối hôm đó.

Bà Thôi đã bị đưa vào trại tạm giam số 2 Thạch Gia Trang. Gia đình bà đã bị cảnh sát tống tiền 800 tệ. Họ cũng đe dọa sẽ kết án bà Thôi 3 năm.

5. Bà Vương Lệ Văn bị tạm gia 7 tháng

Bà Vương Lệ Văn ở thành phố Kim Châu đã bị cảnh sát từ đồn cảnh sát Thượng Thành bắt ngày 15 tháng 7 năm 2020 vì nói chuyện với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Nhà bà đã bị lục soát vào ngày hôm sau. Bà bị đưa đến trại tạm giam số 2 Thạch Gia Trang ngày 16 tháng 7 và bị giam ở đó kể từ đó.

Mặc dù Viện kiểm sát Kim Châu đã từ chối phê duyệt việc bắt bà Vương, với lý do là không đủ bằng chứng, nhưng cảnh sát vẫn từ chối phóng thích bà và vẫn đang cố thu thập bằng chứng chống lại bà.

Sử dụng đại dịch như một cái cớ, trại tạm giam chỉ cho phép gia đình chuyển tiền mặt vào cho bà Vương vào thứ 4 hàng tuần nhưng không được chuyển quần áo. Trại tù cũng nói rằng luật sư của bà có thể gặp bà, nhiều khả năng là thông qua hội nghị truyền hình. Nhưng không rõ là luật sư của bà Vương đã được phép vào thăm bà hay chưa.

6. Bà Lý Minh Phương, bà Trương Phong Vân, và bà Tư Mã Tỉnh bị tạm giam 4 tháng

Ba cư dân thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc này đã bị tạm giam 4 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong số họ, bà Trương Phong Vân hiện đang bị huyết áp cao ở mức nguy hiểm nhưng chính quyền vẫn từ chối cho bà được bảo lãnh tại ngoại.

Bà Trương và bà Lý Minh Phương đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công trên đường phố vào sáng ngày 13 tháng 10 năm 2020 thì họ gặp phải một cảnh sát mặc thường phục và bị bắt. Cảnh sát đã lục soát nhà họ và tịch thu các cuốn sách Pháp Luân Công của họ. Không có danh sách tịch thu nào được cung cấp.

Vào khoảng 6 giờ chiều ngày hôm đó, học viên thứ ba là bà Tư Mã Tỉnh cũng bị bắt và nhà bà cũng bị lục soát. Vì bà Tư Mã đã ở cùng chỗ với bà Trương và bà Lý trước khi họ bị bắt vào sáng hôm đó, nên gia đình bà nghi ngờ rằng cảnh sát đã theo dõi bà qua camera giám sát.

Tất cả ba học viên này đã bị bắt tạm giam hình sự vào ngày 16 tháng 10 và bị đưa đến trại tạm giam số 2 thành phố Thạch Gia Trang.

Luật sư của bà Trương đã vào trại tạm giam thăm bà 2 lần vào tháng trước. Người phụ nữ 64 tuổi này đang bị huyết áp cao ở mức nguy hiểm cho dù vẫn đang được điều trị y tế. Bà cũng bị táo bón nghiêm trọng. Việc khó chịu về mặt thể xác đã khiến cho bà không thể ăn ngủ. Gia đình và luật sư của bà đã nhiều lần yêu cầu trại tạm giam phóng thích bà nhưng chỉ nhận được sự trả lời vòng vo.

Những học viên này hiện đang phải đối mặt với việc bị truy tố sau khi cảnh sát gửi yêu cầu lên Viện kiểm sát quận Kiều Khê để phê duyệt việc bắt họ vào ngày 10 tháng 11 năm 2020. Luật sư của bà Trương đã gửi một bức thư lên viện kiểm sát và kêu gọi công tố viên không phê duyệt việc bắt bà, vì không có luật nào cho rằng Pháp Luân Công là phạm pháp ở Trung Quốc.

Bố chồng của bà Tư Mã hiện đã ngoài 90 tuổi và con dâu bà hiện đang mang thai tháng thứ 8. Cả hai đều đang phải vật lộn để có thể tự chăm sóc bản thân khi không có bà ở bên.

Con gái bà Lý hiện đang học đại học và đang chuẩn bị thi tuyển vào cao học cũng rất lo lắng về người mẹ của mình.

7. Bà Trần Tú Anh và bà Trương Cái Thông bị tạm giam 2 tháng

Bà Trần Tú Anh đã bị cảnh sát từ đồn cảnh sát Thụ Thành ở quận Lộc Toàn bắt vào chiều ngày 9 tháng 12 năm 2020.

Bà Trương Cái Thông ở làng Yên Trang, huyện Trầm Trạch, đã bị bắt trong khi nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công ở một khu chợ nông sản vào ngày 21 tháng 12 năm 2020. Cảnh sát đã gửi trường hợp của bà lên Viện kiểm sát thành phố Kim Châu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/22/418887.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/18/191002.html

Đăng ngày 26-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share