Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 02-10-2020] Tôi là một tiểu đệ tử Đại Pháp từ khi mới chào đời. Khi lớn lên, do không có cha mẹ ở bên cạnh, tôi đã dần quên đi việc tu luyện. Ba năm trước, tôi bắt đầu tu luyện trở lại. Hồi tưởng lại, tình trạng và hoàn cảnh của tôi hai, ba năm trước thật khủng khiếp. Mặc dù tôi đã biết một số nguyên lý tu luyện cơ bản từ khi còn nhỏ, nhưng đó chỉ là nhận thức cảm tính, vì vậy khi học Pháp tôi đã gặp rất nhiều trở ngại.

Tôi cũng bị cám dỗ bởi nhiều thứ khác nhau. Chúng làm phân tán tinh lực của tôi và ngăn cản tôi học Pháp. Thời điểm đó, tôi đã không có nhận thức về mặt lý tính về Đại Pháp nên gặp rất nhiều trở ngại. Tôi rất lười biếng, thường chăm chỉ được một lúc rồi sau đó lại giải đãi. Tình trạng này đã diễn ra trong hai năm. Tôi cảm thấy tuyệt vọng, dường như lúc nào cũng ở bên bờ vực nguy hiểm.

Vào kỳ nghỉ đông năm nay, tôi phải dậy rất sớm để đi thực tập. Dậy sớm vốn là một thách thức đối với tôi từ khi tôi còn nhỏ. Trong vài ngày đầu tiên, tôi dậy được nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong nhà. Dần dần, việc dậy sớm có vẻ không quá khó nữa. Cuối cùng tôi đã vượt qua được điều cản trở tôi trong nhiều năm. Với đà này, tôi tiếp tục dậy sớm mỗi ngày.

Dần dần, tôi bắt đầu tu luyện tinh tấn hơn. Sau đó, thông qua việc học Pháp, tôi nhận ra rằng không có thời gian nghỉ ngơi trong tu luyện. Tôi không được giải đãi dù chỉ trong một khoảnh khắc.

Đứng ở trong Pháp để suy nghĩ vấn đề

“Làm thế nào để tinh tấn” và “làm thế nào để vượt qua khó khăn” là những câu hỏi mà tôi luôn trăn trở. Một đêm nọ, tôi ở nhà một mình và vừa học Pháp xong. Tôi định nghỉ ngơi sau khi phát chính niệm, nhưng ngay khi tôi ngồi ở tư thế song bàn, một cảm giác sợ hãi nổi lên. Khi còn nhỏ, tôi rất dễ rơi vào trạng thái sợ hãi và không dám ở một mình trong bóng tối. Nếu xem một chương trình truyền hình đáng sợ, tôi sẽ rất khó ngủ trong vài ngày.

Khi cảm giác sợ hãi ngày càng lớn lên, tôi muốn rời khỏi phòng để tới căn phòng khác có người. Sau đó, tôi nghĩ rằng một người có thể phát chính niệm để thanh trừ tà ác thì không có gì phải sợ hãi. Tôi quyết định không rời đi và tự nhủ: “Đừng sợ. Mình đang ngồi đây và mình đã đắc Pháp”. Phía con người của tôi trở nên yếu hơn và tâm tôi trở nên tĩnh lặng. Cảm giác sợ hãi đã biến mất. Sau sự việc này, tôi nhận ra rằng khi đối mặt với một vấn đề, việc lựa chọn đứng ở trong Pháp hay duy hộ tâm sẽ mang lại hai kết quả khác nhau.

Vì vậy, khi gặp khó khăn, chúng ta không nên coi những chấp trước và những quan niệm cố chấp là của mình. Phần tu xong và đạt tiêu chuẩn của Pháp chính là chân ngã của chúng ta. Chúng ta nên quên đi tất cả những ý niệm và quan niệm không tốt và chỉ coi bản thân mình như một phần của Pháp. Suy nghĩ như vậy thì không điều gì không thể buông xuống được.

Lên mạng vào ban đêm luôn là một vấn đề đối với tôi, chưa nói đến việc vượt tường lửa. Trước đây, tôi thường không lên mạng nữa hoặc chỉ chờ đợi cho đến khi Internet tự động kết nối lại. Một lần, tôi cần đăng nhập để kiểm tra email nhưng tôi không vào được trang web. Sau nhiều lần thử vẫn thất bại. Tôi nghĩ: “Không được, mình phải đọc email trong hôm nay”. Tôi bắt đầu phát chính niệm để loại bỏ các nhân tố đang ngăn cản tôi. Vài giây sau, tôi mở trang web, rồi liên kết tiếp theo, rồi liên kết tiếp theo… Tôi từng nghĩ đến việc phát chính niệm. Tuy nhiên, tôi không thực sự tín tâm, hoặc chính niệm của tôi không mạnh. Trạng thái của tôi khi phát chính niệm bây giờ tốt hơn nhiều so với trước đây, vì tôi tin chắc rằng chính niệm của mình có thể loại bỏ mọi nhân tố bất hảo.

Nhìn chung, cải biến lớn nhất của tôi là việc học Pháp tốt hơn trước. Trước đây, tôi học Pháp như đọc một cuốn sách. Tôi ôm giữ quan niệm trong khi đọc. Tôi từng nghĩ rằng nhận thức Pháp một cách lý tính nghĩa là đọc những đạo lý trong sách, tôi đã xem “lý tính” là kiểu nghiên cứu cứng nhắc trong khoa học của người thường. Sau đó, tôi nhận ra rằng cái gọi là “lý trí” đó vẫn ở tầng con người; lý trí thực sự của một người tu luyện không có bất kỳ quan niệm người thường nào. Bất kỳ quan niệm và chấp trước nhỏ nào cũng có thể ngăn cản tôi hiểu được nội hàm của Pháp. Sau khi hiểu được điều này, tôi đã học cách vứt bỏ mọi quan niệm và suy nghĩ hậu thiên trong khi học Pháp. Sự thay đổi này khiến tôi ngộ được nhiều nội hàm khi học Pháp. Đôi khi, đọc một đoạn Pháp cũng có thể giúp tôi hiểu được nhiều nguyên lý.

Cải biến thứ hai là, trước đây, tôi luôn muốn đắc được điều gì đó từ Pháp. Tôi luôn sợ rằng mình không ngộ ra chút gì sau khi học Pháp. Vì vậy, đôi khi tôi đọc đi đọc lại phần tôi chưa hiểu lắm. Kết quả là tôi vẫn không hiểu được hoặc hiểu không đúng. Mặc dù Sư phụ giảng rằng tôi cần thông đọc, nhưng tôi vẫn không bỏ được thói quen này. Sau đó, khi tôi đọc các bài giảng của Sư phụ ở nước ngoài, khi Sư phụ nói về sự khác biệt về tư duy của người phương Tây và người Trung Quốc, người phương Tây suy nghĩ tương đối đơn giản, trong khi người Trung Quốc có xu hướng phức tạp hơn vì họ đã trải qua nhiều thứ, và để họ hiểu được thì cần phải giảng giải nhiều hơn, tôi nhận ra rằng suy nghĩ quá nhiều trong khi học Pháp là không tốt, vì đó chỉ là nhân tâm, và còn phản tác dụng.

Thứ ba là thái độ đối với Pháp. Một số học viên muốn học Pháp nhưng không biết chữ. Họ cảm thấy rất sốt ruột, nhưng tâm muốn học Pháp rất thuần tịnh. Kết quả là khi mở sách ra, liền phát hiện ra chữ trong đó họ điều biết cả rồi. Tôi nhận ra rằng tôi nên học Pháp với tâm thuần tịnh.

Từ bỏ chấp trước vào việc học cao học

Năm ngoái tôi đã tham gia thi cao học. Trong 6 tháng cuối năm chuẩn bị cho kỳ thi, áp lực rất lớn. Vào thời điểm đó, trạng thái tu luyện của tôi vẫn chưa ổn định, chủ yếu là do học Pháp không đầy đủ. Lúc đó khó kiếm việc, hơn nữa tâm thái của tôi cũng chưa thành thục. Tôi không muốn đi làm. Vì vậy, tôi coi việc thi cao học là lối thoát duy nhất. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh rất khốc liệt. Các môn thi đều rất khó. Mỗi ngày học không được bao nhiêu. Tôi bị áp lực lớn đến mức bị lở miệng. Hầu như ngày nào tôi cũng khóc, hoặc tâm trạng ủ rũ.

Sau đó, tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi cảm thấy không thể vượt qua kỳ thi nên đã bỏ cuộc. Tôi bắt đầu dậy sớm hơn và học Pháp. Tôi cảm thấy rất thư thái khi học Pháp. Tôi học vào buổi chiều. Mặc dù tôi không còn ôn thi nữa, nhưng tôi lại có hứng thú với bản thân các môn học. Tôi chia sẻ kinh nghiệm với các học viên khác vào buổi tối và luyện công trước khi đi ngủ. Thói quen này kéo dài gần một tháng. Vào thời điểm đó, tất cả các bạn cùng lớp của tôi đã học tập chăm chỉ. Bây giờ nhìn lại, mặc dù trạng thái học Pháp của tôi ở mức trung bình, nhưng tôi đã tiến bộ rất nhiều trong thời gian đó.

Một ngày nọ, khi tôi đang học Pháp vào ban ngày, tôi dường như ngộ được rất nhiều, và đầu óc rất minh mẫn, như thể cả bộ não của tôi được khai mở. Tôi luyện công vào ban đêm mà không bị đau chân. Thông thường khi tôi ngồi luyện bài công Pháp thứ năm, sau 30 phút, chân tôi bắt đầu khó chịu. Hôm đó, tôi ngồi song bàn hơn một tiếng đồng hồ mà không có cảm giác gì. Tôi biết điều này cho thấy một sự cải thiện lớn.

Gần đến ngày thi rồi và tôi lại cảm thấy hồi hộp. Tuy nhiên, tâm tôi trở nên bình hòa hơn. Tôi nghĩ rằng có lẽ đây sẽ là kỳ thi cuối cùng mà tôi tham gia nên tôi phải nghiêm túc thực hiện và không thể để lại bất kỳ điều hối tiếc nào. Tôi chạy nước rút bằng một kế hoạch ôn tập với cường độ cao. Khi tôi làm bài kiểm tra viết, tôi cảm thấy như được thần hỗ trợ và tràn đầy tự tin. Sau đó, trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, tôi thậm chí còn làm tốt hơn. Thêm vào đó, do năm nay trường mở rộng việc tuyển sinh, thật ngạc nhiên là tôi đã đỗ với số điểm khá cao. Tôi rất biết ơn sự từ bi của Sư phụ và Ngài đã khai mở trí huệ cho tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn các đồng tu vì sự giúp đỡ của họ.

Gần đây, tôi cảm thấy mình mỗi ngày mình đều có sự đề cao, như thể tôi vừa mới thức tỉnh. Có lẽ là do tôi đã buông được nỗi ám ảnh về việc học cao học. Tôi có chút không muốn đi học cao học nữa, tất nhiên trong đó cũng có một chút nhân tố lười biếng, không muốn thay đổi nơi ở. Có thể dịch bệnh cũng là một lý do, khiến nhân tâm của tôi bị lay động, cảm thấy việc đi học cao học không còn nhiều ý nghĩa nữa. Sau đó, tôi đã chia sẻ suy nghĩ này với các đồng tu sau khi học Pháp, tôi ngộ ra điều Sư phụ giảng:

“Tu luyện phù hợp với người thường ở mức tối đa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 1999)

Trước đây, tôi nghĩ rằng làm như thế này để người thường nhìn vào không cảm thấy quá khác lạ. Sau này tôi mới minh bạch rằng xã hội người thường chính là hoàn cảnh tu luyện của chúng ta, phù hợp với hình thức của người thường hoàn toàn không phải là hành động bất đắc dĩ, mà lại chính là điều mà chúng ta cần tu xuất ra được. Nếu không bước ra ngoài, chúng ta không có cơ hội đề cao chứ đừng nói đến việc tu luyện một cách vững chắc. Vì vậy, khi có người quen làm một việc gì đó, tôi đều chủ động tham gia. Những gì tôi từng cho là lãng phí thời gian giờ đây lại là những gì tôi coi trọng như một cơ hội thực sự để đề cao.

Hiện tại, nhận thức Pháp vẫn còn rất nông cạn, vẫn còn nhiều bài giảng mà tôi chưa đọc. Sư phụ đẩy tất cả đệ tử tiến bộ nhanh chóng. Nếu bạn tinh tấn, bạn có thể cảm nhận được điều này. Tôi cảm thấy rằng tôi cần phải buông bỏ tất cả những suy nghĩ không cần thiết, chẳng hạn như chấp trước vào thời gian, hối tiếc, cảm giác không thể làm được, hay hoan hỷ vào những đề cao nhỏ bé của bản thân. Tôi chỉ nên nghĩ về cách làm thế nào để tinh tấn và làm thế nào để tinh tấn hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/2/青年学员-从新走回修炼-411992.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/19/188873.html

Đăng ngày 15-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share