Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-11-2020] Vào tối ngày 17 tháng 11 năm 2020, hơn một chục cảnh sát đã tụ tập bên ngoài một căn hộ ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm và giành hai giờ tiếp theo để cố gắng cạy cửa nhà của một học viên bằng xà beng và búa.
Cuối cùng thì cảnh sát đã đột nhập vào nhà của người học viên lúc 11 giờ đêm và bà Tôn Á Trân đã bị bắt đi vào khoảng nửa đêm từ nhà của chị gái bà, nơi bà đang ở để trốn tránh bức hại vì đức tin của bà đối với Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.
Người phụ nữ 60 tuổi này hiện đang bị giam giữ tại một trung tâm tẩy não ở Khách sạn Kim Kiều, do Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập đặc biệt để bức hại Pháp Luân Công.
Bà Tôn Á Trân
Lần bắt giữ và kết án tù trước đó
Bà Tôn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2004. Giống như hàng triệu học viên Pháp Luân Công khác, bà cảm thấy mình cần phải nói với những người xung quanh rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là phi pháp. Khi bà nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công tại một trung tâm mua sắm vào ngày 3 tháng 2 năm 2018, bà đã bị cảnh sát bắt giữ. Nhà của bà sau đó bị lục soát và bà bị đưa đến trại tạm giam thành phố Cát Lâm.
Gia đình bà đã tốn rất nhiều tiền để giải cứu bà. Bà bị kết án 1,5 năm tù với ba năm quản chế. Sau bảy tháng bị giam giữ, bà được trả tự do.
Tuy nhiên, bà đã bị quản thúc chặt chẽ khi trở về nhà và được lệnh phải báo cáo với ủy ban khu dân cư hàng tháng. Bà đã sử dụng những cơ hội này để nói với các nhân viên ở đó về Pháp Luân Công. Sau một vài lần, bà được lệnh phải đến đó hàng tuần.
Vì bà Tôn không có ý định từ bỏ đức tin của mình, tám người từ Phòng 610 địa phương và ủy ban khu dân cư đã bất ngờ đến nhà bà vào một ngày tháng 3 năm 2019. Họ quay video nhà bà và tìm kiếm xung quanh để tìm các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công, cố gắng bức hại bà lần nữa.
Để tránh bị sách nhiễu, bà Tôn đã phải rời nhà đến sống nhờ tại nhà chị gái.
Cảnh sát đột nhập
Chị gái của bà Tôn, bà Tôn Á Văn, sống trên tầng năm trong một căn hộ tại Chung cư Long Tân ở quận Long Đàm thành phố Cát Lâm. Cả bà Tôn Á Văn và chồng bà, ông Vương Thụ Sâm cũng đều là học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát gõ cửa nhà họ lúc 8:30 tối vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, với lý do đang tiến hành điều tra cộng đồng. Biết rằng cuộc điều tra dân số chỉ là một cái cớ, 2 vợ chồng đã không trả lời cảnh sát. Sau khi đợi bên ngoài mười phút, cảnh sát đã phải rời đi.
Ông Vương nhìn ra cửa sổ và thấy hai chiếc xe hơi và hơn một chục cảnh sát vẫn ở dưới nhà. Không lâu sau, cảnh sát quay lại và đập mạnh cửa. Sau một giờ bế tắc, cảnh sát bắt đầu cạy cửa và đập phá cửa, với xà beng, búa và các công cụ khác. Đồng thời, ông Vương nói chuyện với cảnh sát ở phía bên kia cửa và cố gắng thuyết phục họ không được bức hại người tốt. Ông nói rằng gia đình ông đã tan vỡ vì cuộc bức hại. Con trai của ông, anh Vương Kiến Quốc, 30 tuổi, bị tra tấn đến chết tại trại tạm giam thành phố Cát Lâm vào ngày 10 tháng 4 năm 2006. Cảnh sát trả lời: “Chúng tôi đến đây để tìm bà Tôn Á Trân. Nếu ông bảo bà ấy ra mặt, chúng tôi sẽ rời đi”. Ông Vương đã từ chối hợp tác với yêu cầu của cảnh sát.
Cuối cùng, cảnh sát đã đập mạnh và mở được cửa sau 11 giờ đêm. Một vài cảnh sát đã xông vào và bắt giữ bà Tôn Á Trân
Vào ngày hôm sau, gia đình bà Tôn đã đến đồn công an địa phương để hỏi về tình hình của bà, nhưng cảnh sát nói rằng họ không biết bà đang ở đâu.
Vào ngày 20 tháng 11, gia đình bà Tôn nhận được cuộc gọi từ nhân viên ủy ban khu dân cư và được yêu cầu trả 1.000 nhân dân tệ cho việc xét nghiệm virus corona của bà Tôn. Gia đình bà đã từ chối chi trả. Sau đó, họ biết rằng bà Tôn đã bị chuyển đến Khách sạn Kim Kiều, nơi đang tổ chức các lớp tẩy não.
Các lớp tẩy não ở khách sạn Kim Kiều
Những người họ hàng khác bị bức hại, bao gồm cả người cháu trai đã qua đời trong khi bị giam giữ
Anh rể của bà Tôn, ông Vương Thụ Sâm, là một thầy dạy võ thuật, sinh ra trong một gia đình võ sĩ. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1995. Ông bị bắt vào ngày 28 tháng 8 năm 2001 vì dán áp phích về Pháp Luân Công và sau đó bị cưỡng bức lao động hai năm.
Con trai của ông, anh Vương Kiến Quốc, cũng là một thầy dạy võ thuật, đã bị bắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2006 vì đức tin vào Pháp Luân Công. Anh bị bức thực dã man tại trại tạm giam khi đang tuyệt thực. Chưa đầy 40 ngày sau khi bị giam giữ, vào ngày 10 tháng 4 năm 2006, anh đã qua đời khi mới ở độ tuổi 30.
Vợ của anh Vương Kiến Quốc, cô Triệu Thu Mai, đã bị bắt sáu lần và bị kết án hai lần lao động cưỡng bức, tổng cộng là ba năm. Cô bị tra tấn dã man trong Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử, Trường Xuân.
Em gái của ông Vương Thụ Sâm, bà Vương Tú Phân, cũng bị bắt nhiều lần. Bà bị kết án lao động cưỡng bức vào tháng 3 năm 2000. Bà bị bức thực bằng ma túy làm tổn thương hệ thần kinh trung ương trong khi bị giam tại Trại lao động Hắc Chủy Tử, Trường Xuân, và sau đó bị rối loạn tâm thần. Bà không thể tự chăm sóc bản thân và chồng bà đã ly hôn với bà.
Bài liên quan:
Chính quyền ở tỉnh Cát Lâm tổ chức các lớp tẩy não đối với các học viên Pháp Luân Công
Cả gia đình bị bức hại, người nữ chủ nhà đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/20/415340.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/12/188733.html
Đăng ngày 23-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.