Bài viết của Sơn Lâm

[MINH HUỆ 13-09-2020] Trong vòng hai tuần của tháng 9 năm 2020, ba cơn bão đã đổ bộ vào vùng Đông Bắc Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm. Lần thứ nhất là cơn bão Ba Uy, quét qua thành phố Kê Tây ở tỉnh Hắc Long Giang, giật cấp 12 (mức cao nhất, trên 110 km/giờ), quật đổ cây cối và xé toạc mái nhà.

Các cơn bão, được gọi là bão nhiệt đới, thường tấn công miền Nam Trung Quốc và Đài Loan. Đài phát thanh Quốc tế Pháp (France Internationale) hồi đầu tháng 9 đưa tin rằng trong năm nay không có cơn bão nào đổ bộ trực tiếp vào Đài Loan. Bão Ba Uy, cơn bão lớn đầu tiên tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc kể từ năm 1949, được hình thành gần Philippines, bỏ qua Hàn Quốc và Nhật Bản, và gây ra thiệt hại lớn ở Triều Tiên.

Một cư dân mạng trên mạng xã hội hỏi: “Cơn bão có mắt và biết nó định đổ bộ vào đâu sao?”

Nông nghiệp gặp tai họa lớn

Qua các video được người dân địa phương chia sẻ trên Twitter (bị cấm ở Trung Quốc, nhưng có thể truy cập được thông qua phần mềm vượt tường lửa), có thể thấy nhiều cây cầu đã bị phá hủy, đường xá bị chia cắt, và nhiều ngôi nhà bị lũ nhấn chìm.

Quan trọng hơn, vì cơn bão tấn công vào thời điểm đặc biệt đối với nông nghiệp, gió và lũ lớn đã san bằng toàn bộ cây trồng, làm giảm đáng kể việc thu hoạch ngũ cốc, trái cây và rau quả trong năm nay.

6db0900d6711c228f75f0a1d72be2614.jpg

Hoa màu bị đổ rạp sau bão Ba Uy

Bão Haishen, cơn bão thứ ba sau Ba Uy và Maysak, là siêu bão đầu tiên trong năm nay, với tốc độ gió đạt 250 km/h.

Với ba trận bão liên tiếp, ngay cả những loại cây trồng ngắn ngày, như ngô, cũng khó có thể thu hoạch do máy gặt không thể vào vùng ruộng bị ngập nước. Trong khi ngô bị hư hỏng trên cánh đồng, những loại cây trồng chuẩn bị thu hoạch vào mùa thu cũng đang đứng trước những bất ổn nghiêm trọng.

Thảm họa này có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, vùng Đông Bắc của Trung Quốc là nguồn cung cấp đậu nành (41% sản lượng toàn quốc), ngô (34%) và gạo japonica (30-50%) quan trọng nhất của nước này.

Lý do căn nguyên

Với một thảm họa chưa từng có như vậy, cộng với các thảm họa khác ở Trung Quốc trong năm nay, như đại dịch virus corona, lũ lụt lớn, hạn hán và dịch châu chấu, nhiều người đang tự hỏi điều gì đã xảy ra.

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng những thảm họa xảy đến với thế giới nhân loại là do Thần tạo ra và có liên quan đến sự tương tác giữa trời và người.

Quan niệm này đã được ghi chép rất rõ trong một số tác phẩm kinh điển cổ đại của Trung Quốc. Có nghĩa là, nhân loại làm trái với Thiên ý sẽ gây ra tai họa. Nếu hoàng đế và quan viên sai lệch với Thiên ý trong việc cai trị của họ, thì Thần sẽ giáng tai họa xuống thế giới con người, và nếu họ không hối cải và sửa chữa cách làm của mình, Thần sẽ giáng tai họa còn lớn hơn đối với nhân loại và những dị tượng khác sẽ xuất hiện. Do vậy, quan viên thời xưa luôn đặt đạo đức lên hàng đầu trong việc cai trị của mình, nhất là khi có thiên tai.

Song, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Trung Quốc hiện đại thường được biết đến là coi nhẹ đạo đức và đặt bản thân lên trước những người mà họ phải phục vụ. Lý Truyện Lương, nguyên phó chủ tịch thành phố Kê Tây, người đã trốn sang Hoa Kỳ hồi đầu năm nay, cho biết tỉnh Hắc Long Giang quê hương của ông đã chìm trong tham nhũng.

Cũng có các báo cáo khác về nạn tham nhũng tràn lan ở các tỉnh thành khác của Trung Quốc. Chẳng hạn, ở tỉnh Liêu Ninh, vụ hối lộ và các trường hợp gian lận quy mô đã nổi lên vào năm 2016 trong các cuộc bầu cử tỉnh ủy, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Một số ứng cử viên đã cung cấp các tài liệu giả để có được lá phiếu, một số ứng viên khác hối lộ mọi người để có được phiếu bầu. Cuối cùng, 955 trường hợp đã bị điều tra. Trong số họ, 45 đại biểu được bầu cho Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã bị hủy tư cách, và 454 đại biểu cấp tỉnh được bầu cũng bị loại. Đây chỉ là những gì đã được báo cáo và dược công chúng biết đến. Tình hình thực tế có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

Tham nhũng không phải là tội danh duy nhất mà các quan chức ĐCSTQ phạm phải. Trong 21 năm qua, nhiều người đã tuân theo lệnh của chính quyền trung ương để bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều quan chức coi việc họ tham gia vào cuộc bức hại như một con đường tắt để tích lũy và thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của họ. Vậy nên, họ đã ra sức bắt giữ và tống các học viên Pháp Luân Công vô tội vào nhà tù và các cơ sở giam giữ khác.

Ba tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc, bao gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh, khét tiếng trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Như Trại lao động Mã Tam Gia, hiện không còn tồn tại ở tỉnh Liêu Ninh, đã từng được Bộ Tư pháp sử dụng như một trại lao động kiểu mẫu trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công và ép buộc họ từ bỏ đức tin của mình. Nhà tù Nữ Hắc Long Giang ở tỉnh Hắc Long Giang cũng rất tàn bạo trong việc tra tấn các học viên. Nhà tù Nữ Cát Lâm ở tỉnh Cát Lâm cũng có ​​những hành vi vi phạm nhân quyền chưa từng có đối với các học viên Pháp Luân Công.

Theo trang web Minh Huệ, hơn 4.000 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã thiệt mạng trong cuộc bức hại, do việc đưa thông tin ra khỏi Trung Quốc rất khó khăn, nên con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Ba tỉnh ở vùng Đông Bắc Trung Quốc nằm trong bốn tỉnh đứng đầu về số học viên Pháp Luân Công tử vong, trong đó tỉnh Hắc Long Giang có nhiều trường hợp tử vong nhất trên khắp Trung Quốc (591), tiếp đến là Liêu Ninh (570), và Cát Lâm ở vị trí thứ tư (498).

Ngược đãi nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công

Khi ông Vu Tùng Giang, một học viên, bị giam tại Trung tâm Tẩy não Thanh Long Sơn ở Kiến Tam Giang, tỉnh Hắc Long Giang, một lính canh đã nói với ông rằng: “Chúng tôi sẽ tra tấn ông giống như đối với gián điệp, cho đến khi tinh thần ông suy sụp.”

e42edd3532600affa1c494de71a0ff18.jpg

Tái hiện tra tấn: mắt của học viên bị giữ mở trong khi bị cấm ngủ

Trong lời kể của mình, ông Vu viết rằng lính canh Kim Ngôn Bằng đã dùng tăm để chống mí mắt của ông trong thời gian ông bị cấm ngủ. Khi ông vô tình nhắm mắt khi que tăm bị rơi ra, lính canh Thịnh Thụ Sâm bước vào và đã nhìn thấy. Ông ta quát: “Đêm nay, chúng tôi sẽ không để cho ông ngủ đâu!” Mạc Chấn Sơn, lính canh thứ ba, cũng nói như vậy. Sau đó, họ bật nhạc ầm ĩ trên điện thoại để khiến ông phải thức.

Mạc nói với ông Vu: “Nếu ông viết tuyên bố [từ bỏ Pháp Luân Công], ông có thể về nhà. Nếu không, ông sẽ bị tống vào tù.” Đêm đó, ông Vu bất tỉnh ba lần do bị tra tấn. Nhưng các lính canh vẫn tiếp tục đánh và đá ông.

Theo một quan chức cấp cao ở tỉnh Hắc Long Giang, người coi những lính canh nói trên là “đồ cặn bã”, các quan chức nhận thức được việc tra tấn các học viên, nhưng vẫn cho phép tiếp tục tra tấn họ. Lính canh Thịnh đã từng nói với một học viên nữ rằng: “Nếu các người không từ bỏ đức tin, tôi sẽ lột hết quần áo của mấy người rồi bảo mấy tên đàn ông cường tráng cưỡng hiếp!”

Một lính canh khác, Phó Ngạn Xuân, trực tiếp thừa nhận: “Tôi là cầm thú, không phải con người và đây là mafia!”

Bất chấp việc cầm tù phi pháp và tra tấn tàn bạo các học viên, các quan chức ĐCSTQ thường cấm luật sư đại diện cho các học viên. Một trường hợp như vậy đã xảy ra vào tháng 3 năm 2014 tại Kiến Tam Giang, tỉnh Hắc Long Giang, khi nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt và đưa tới Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn.

Khi gia đình của các học viên, đồng tu và luật sư đi tìm cách trả tự do cho họ, họ đã bị trả đũa. Đặc biệt, bốn luật sư, bảy học viên khác, và một số người thân của họ đã bị bắt và tra tấn. Những luật sư này sau đó còn bị tạm giam 15 ngày, và bốn trong số bảy học viên bị truy tố. Trong khi vụ án này thu hút sự chú ý của một số phương tiện truyền thông nước ngoài, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các nhà tù đen (nơi giam giữ không chính thức) như Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn.

Không chỉ có những trường hợp này. Tại một số khu vực của vùng Đông Bắc Trung Quốc như thành phố Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, sự tham gia của các cán bộ chính quyền trong việc đàn áp Pháp Luân Công được đánh giá. Ngoài ra còn có phần thưởng cho người dân thường. Người nào tố cáo một học viên với cảnh sát có thể nhận được tới 100.000 Nhân dân tệ.

Thủ phạm phải đối mặt với hậu quả

Các học viên Pháp Luân Công cố gắng trở thành những công dân tốt hơn bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Khi những người cầm quyền bức hại các học viên tuân thủ luật pháp chỉ vì kiên định với đức tin của họ, những thủ phạm có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

Dương Xuân Duyệt là người đứng đầu Phòng 610 ở thành phố Xích Phong, Nội Mông. Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, hàng nghìn học viên đã bị bắt bớ và bị giam trong các trại giam, trung tâm tẩy não và nhà tù dưới sự chỉ huy của ông ta.

Ông Dương đã chết vì ung thư não và con trai chết trong một vụ tai nạn xe hơi.

Có nhiều trường hợp tương tự. Tháng 8 năm 2005, cảnh sát thị trấn Tứ Hợp ở thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh đã bắt giữ 15 học viên. Mạnh Khánh Nham, trưởng đồn cảnh sát địa phương, đã được nhận thưởng vì vụ bắt giữ. Trong một cuộc họp, ông ta đã hô to: “Tôi sẽ chiến đấu với Pháp Luân Công cho đến khi tôi chết!”. Và đêm đó, ông đã chết vì bị đau tim.

Bốn cảnh sát ở Đồn Cảnh sát Hoa Đông, cũng ở thành phố Phụ Tân, đã bắt giữ học viên tên Doãn Nghinh Xuân khi cô treo các biểu ngữ mang thông điệp về Pháp Luân Công. Khi lục soát nhà của cô, các cảnh sát đã lấy đi mọi thứ họ có thể và thậm chí một số bông hoa trang trí được coi là “bằng chứng” để buộc tội cô. Nhờ vậy, đồn cảnh sát này đã nhận được Giải Ba Đồng đội. Không lâu sau đó, trưởng đồn cảnh sát đã phải phẫu thuật đặt stent tim. Vị trưởng đồn nói với gia đình mình: “Đừng nói với người khác về điều này. Nếu không, mọi người sẽ nói rằng tôi bị quả báo [vì bức hại Pháp Luân Công].”

Lưu Vạn Tuyền, Trưởng Đồn Cảnh sát Tri Chu Sơn, thành phố Phụ Tân, đã đánh ông Hoàng Hiểu Kiệt để buộc ông từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Ngoài ra, Lưu cũng đánh mẹ, chị dâu và em họ của ông Hoàng vì họ đã từng giúp đỡ ông Hoàng. Lưu còn buộc họ phải nộp phạt. Khi ông Hoàng tìm cách thoát khỏi một vụ bắt giữ phi pháp, Lưu đã ra lệnh cho các cảnh sát bắn ông. Ông đã bị bắn vào bắp chân trái. Cuối cùng, ông Hoàng phải ngồi tù 8 năm.

Hai năm sau, Lưu Vạn Tuyền bị điều tra về tội tham nhũng và nhận mức án 12 năm tù. Sau đó, có tin cho hay ông ta được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư trong tù.

Thật đáng buồn khi những thủ phạm này đã gặp phải quả báo vì họ tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chúng tôi chân thành hy vọng những người vẫn đang bức hại Pháp Luân Công sẽ chấm dứt việc đó, và như vậy sẽ đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho chính họ.

Bài viết liên quan bằng tiếng Trung:

https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/2/411228.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/13/411747.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/29/188028.html

Đăng ngày 12-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share