Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 26-10-2020] Năm 2020, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cái gọi là “chiến dịch xóa sổ” đối với tất cả các học viên Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Một số nhân viên từ Cục Công an và Đồn Cảnh sát đã điện thoại thăm dò, một số đến tận nhà đe dọa các học viên “ký cam kết”, một số khác thì rình rập chờ thời cơ bắt cóc và đưa đến lớp tẩy não v.v..

Đối diện với “chiến dịch xóa sổ”, thì mỗi đồng tu biểu hiện ra tâm tính và tâm thái khác nhau, làm ra những phản ứng khác nhau, dẫn đến những kết quả khác nhau. Ở đây không nói đến khía cạnh bỉ ổi và giả dối của tà ác, mà muốn đàm luận một chút về việc người tu luyện chúng ta nên nhận thức như thế nào đối với “chiến dịch xóa sổ” từ trên Pháp lý.

1. Tu luyện là cực kỳ nghiêm túc

Có đồng tu đã tu luyện 20 năm, vậy mà hiện nay vẫn tùy tiện “ký cam kết”. Người như vậy, đối với Pháp lý cực kỳ nghiêm túc mà nói, căn bản là không có nhận thức thanh tỉnh và rõ ràng, căn bản cũng không có chính niệm.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện là cực kỳ gian khổ, là nghiêm túc phi thường; chư vị hơi không chú ý là có thể [bị] rớt xuống ngay, huỷ [hoại] chỉ trong một sớm; do vậy tâm nhất định phải chính.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

“Chư vị cần thanh tỉnh rõ là nên làm gì và không nên làm gì, đây là tu luyện nghiêm túc!” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Nhưng hiện nay chư vị là người tu luyện, đứng trên cơ điểm nào mà nhìn nhận đối đãi Đại Pháp, đó là vấn đề gốc rễ, cũng đích thị là điều mà tôi muốn chỉ ra cho chư vị. Trong tu luyện của chư vị, tôi sẽ dùng hết thảy các biện pháp để bộc lộ ra tất cả các tâm của chư vị, từ gốc rễ mà nhổ bỏ nó đi.” (Nhổ tận gốc, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Tu luyện là nghiêm túc, khác biệt đang cách ra càng ngày càng lớn rồi, trong tu luyện mà thêm vào bất kể cái gì của con người cũng đều cực kỳ nguy hiểm.” (Nhổ tận gốc, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trong tu luyện, chúng ta phải đồng hóa với Pháp, trong Chính Pháp, chúng ta phải cứu người. Hễ tà ác dọa nạt, đe dọa và dụ dỗ, thì chư vị liền dễ dàng “ký cam kết”, làm vậy chẳng khác nào bị chuyển hóa là gì? Chẳng phải là buông bỏ tu luyện hay sao? Sinh mệnh mang thái độ như vậy đối với Đại Pháp, thật quá bất kính và không nghiêm túc. Nếu lật lọng, phủ định chính mình, giở trò giả dối để có thể vượt quan, thì chính là trò đùa con trẻ chứ không phải tu luyện.

2. Bạn có kiên định khi đối diện với khảo nghiệm không?

Đối diện với “chiến dịch xóa sổ”, có những đồng tu cảm thấy áp lực rất lớn. Kỳ thực, một số đồng tu đang ở trong tù, thân thể đang chịu đựng tra tấn tàn bạo, nhưng tâm vẫn kiên định như bàn thạch, trải qua một ngày dài như một năm, khổ sở không sao kể xiết.

Còn có đồng tu, không có ai đe dọa hay khủng bố cô ấy, chỉ là hứa rằng, nếu cô đồng ý ký sẽ hoàn toàn được rút tên ra khỏi danh sách, bảo đảm không can nhiễu, vậy là cô liền ký. Đồng tu như vậy, mặc dù ngày ngày cũng học Pháp, giảng chân tướng cũng nhiều, nhưng tu luyện không lên được, không có chân chính tu luyện, cũng không phải là đệ tử chân tu.

Sư phụ giảng:

“Bất kể áp lực nào đó chẳng phải đều là khảo nghiệm rằng về gốc rễ có thể kiên định vào Phật Pháp hay không? Về gốc rễ mà không kiên định vào Pháp, thì không còn gì để nói nữa.” (Tu vì ai, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Vậy “chiến dịch xóa sổ” là gì? Là bức hại và quấy nhiễu, nó đâu phải là khảo nghiệm? Khảo nghiệm tâm tính chúng ta ở đâu kia chứ, hay là khảo nghiệm tấm lòng trung trinh như ngọc ư! Nó có thể là một kỳ thi trung học rất quan trọng, cũng có thể kỳ thi đại học rất then chốt, vậy nên, những gì mọi người làm không phải là bản trả lời của riêng bạn, phải không? Bạn đặt Sư phụ ở vị trí nào, bạn đặt Đại Pháp ở vị trí nào, bạn đặt công việc ở vị trí nào, bạn đặt tương lai ở vị trí nào. Tất cả những điều này chẳng phải đã quá rõ ràng trong khảo nghiệm này sao?

Chúng ta học Pháp nhiều như thế, nhưng đến thời khắc then chốt lại buông bỏ Pháp, phản bội Sư phụ, liệu trong tâm chúng ta còn có Pháp nữa chăng? Điều này chẳng đáng buồn ư? Chẳng đáng xấu hổ ư? Liệu sinh mệnh như vậy có đáng được Sư phụ và Đại Pháp cứu độ không? Sinh mệnh như vậy có xứng là Vương của vũ trụ tương lai không?

3. Chuyển hóa có nghĩa là gì

Làm người là có chuẩn tắc và ranh giới của nó, không thể bán đứng hay phản bội (ai đó, điều gì đó). Làm người tu luyện càng phải giữ vững nguyên tắc, không thể nói dối và lừa gạt. Không chuyển hóa, không phản bội, đó là giới hạn thấp nhất mà người tu luyện Đại Pháp nhất định phải giữ vững. Trong xã hội người thường, một người mà phản bội Thầy hay tổ tiên của mình, thì đó là người hèn nhát đáng xấu hổ và bị mọi người khinh bỉ. Huống chi đây lại là Sư tôn của thương khung và Đại Pháp vũ trụ?

Chủ động chuyển hóa có nghĩa là gì? Nghĩa là bản thân từ bỏ thệ ước hàng nghìn vạn năm, tự nguyện gánh chịu tất cả hậu quả vi phạm thệ ước, nghĩa là chấp nhận tất cả mọi nỗ lực có thể đổ sông đổ biển, công khuy nhất quỹ (Đắp núi cao chín nhận, còn thiếu một sọt đất là xong). Cũng có nghĩa là lựa chọn đứng về phía đối lập với Đại Pháp, trở thành sinh mệnh xấu xa nhất trong vũ trụ, chỉ lỡ một bước chân mà xuống tận địa ngục sâu vạn trượng.

Sư phụ giảng:

“Những vị nào chủ động ký vào “chuyển hoá thư”, hoặc viết giấy bất luyện, lại còn nói rằng “vứt bỏ chấp trước vào viên mãn”, “vứt bỏ chấp trước vào quan niệm con người”, [kẻ ấy] chỉ vì danh mà che đậy những chấp trước thật sự, thậm chí còn huỷ báng Minh Huệ Net là bài báo cáo [chân] chính về Đại Pháp. Những cựu thế lực kia cho rằng một học viên Đại Pháp, do chấp trước, vào lúc này một khi đã viết bản cam kết không tu Đại Pháp thì được coi là tự mình đã định tương lai cho mình. Nếu mà không phải tự nội tâm, mà là vì bị cưỡng bức tạo thành như thế, một lần nữa lại đi theo Chính Pháp, như thế sẽ gia tăng ma nạn khi vượt quan. Sư phụ mặc dù không thừa nhận sự an bài của cựu thế lực, nhưng một khi chư vị đi sang phản diện, [thì] hậu quả rất đáng sợ: hàng nghìn vạn năm chờ đợi sẽ bị huỷ trong chốc lát. Những kẻ mượn danh hiệu học viên Đại Pháp truyền rộng lời tà, thì vô luận trước có phải học viên Đại Pháp hay không, thì cũng chính là đang làm cái việc của ma phá hoại Đại Pháp.” (Kiến nghị, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

“Khi Đại Pháp đưa cho họ chỗ tốt thì họ tới, khi Đại Pháp bị bức hại thì họ bỏ đi; chỗ tốt thì họ nhận rồi, nhưng khi phản bức hại thì họ không nói gì cho Đại Pháp, họ không nghĩ đến chứng thực Pháp, những sinh mệnh ấy trong mắt chư Thần là xấu xa nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

4. Sóng lớn cuốn cát đi là vô tình

Tu luyện là đãi cát, trong sóng to gió lớn, trong gian nan hiểm trở, chính là đang đào thải những ai không đạt tiêu chuẩn, không đạt yêu cầu, không kiên định. Vậy thì, chẳng phải “chiến dịch xóa sổ” cũng là đãi cát ư? Chúng ta là vàng hay là cát, hết thảy đều do bản thân mình chọn.

Kỳ thực, Pháp lý cũng học qua rồi, đạo lý cũng hiểu rồi. Nhưng khi thật sự ở trong khảo nghiệm sóng lớn cuốn cát đi thì tuyệt đối là vô tình, chỉ cần có một chút tự thị nhi phi, một chút bàng hoàng do dự, một niệm bất chính bất thuần, tà ác tức khắc sẽ phóng to chấp trước của chúng ta, tăng thêm ma tính của chúng ta, dao động kiên định của chúng ta. Chỉ có nhất tâm hướng Pháp, giữ vững giới tuyến then chốt, kiên như bàn thạch, thì mới là vàng ròng thật sự.

5. Không chân tu, chính là đối diện với đào thải

Đối diện với cùng một khảo nghiệm, vì sao có người không chút do dự, chỉ một bước là vượt qua, trong khi lại có người ngã xuống ngay lập tức? Thực ra vẫn là vấn đề có chân tu hay không, lý tính hay cảm tính, thanh tỉnh hay mơ hồ.

Có đồng tu cũng học Pháp, nhưng một khi gặp khó khăn liền quay lại người thường, không dùng tiêu chuẩn của Pháp để đo lường, cũng không làm được chân tu và thực tu. Ví như: Có người hễ bị khó chịu trên thân thể hay đâu đó không thoải mái thì liền dao động; có người một khi tổn thất thì không vui; có người gặp khổ nạn thì sợ hãi. Một số người không bao giờ hướng nội tìm bản thân, quan tích tụ ngày càng lớn; một số người tâm an dật mãi không bỏ, trở nên ngày càng trầm trọng. Những người như vậy, khảo nghiệm nhỏ cũng không qua nổi thì khi khảo nghiệm lớn đến, nhất định sẽ bị rớt hết sức thảm bại, cho nên bình thường chúng ta phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân.

Mỗi khi đối diện với mâu thuẫn, mỗi khi bị động tâm, chúng ta đều nên tự hỏi bản thân một chút rằng: Liệu mình có chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp hay chưa? Đạt đến tiêu chuẩn của Pháp mới là chân tu và thực tu, mới là sinh mệnh ở trong Pháp.

7. Rốt cuộc thì ai sợ ai

Một lần nọ, trong khi tôi học thuộc lòng bài thơ “Phạ xá” trong “Hồng Ngâm II”, tôi đọc đi đọc lại mới hiểu rằng, đúng rồi, sợ gì chứ? Người tu luyện không nên sợ gì cả. Tâm sợ hãi của chúng ta mà không bỏ đi thì sẽ chiêu mời ma quỷ đến trước cửa. Chúng ta mà chính niệm thì tà ác cũng chẳng còn.

Chúng ta phải khắc phục lo sợ, thanh trừ bức hại, chiến thắng sợ hãi. Chúng ta là chính, chúng ta phải tin tưởng rằng tà không thể thắng chính, và nhất chính áp bách tà. Chúng ta phải thực sự làm được việc ức chế tà và phát huy thiện, thực sự cứu độ chúng sinh.

Bất kỳ một lựa chọn hay bất kỳ một khảo nghiệm nào cũng đều cực kỳ then chốt, chúng ta không thể sợ hãi tà ác, chúng ta nhất định phải thanh trừ tà ác và dũng mãnh tiến lên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/26/“清零行动”是考验-414199.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/2/188082.html

Đăng ngày 05-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share