Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-09-2020] Khi các đồng tu bị bắt hoặc đang trải qua quan nghiệp bệnh, chúng tôi có nhiều cách để giúp họ. Chúng ta phát chính niệm, hướng nội, chỉ ra vấn đề cho họ, học Pháp, luyện công, thậm chí hỗ trợ họ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi giúp các học viên, chúng ta nên làm rõ về những vấn đề sau.

Loại bỏ tâm “Tôi ở đây để giúp quý vị”

Nhiều người trong chúng ta có chủ ý khi giúp các đồng tu đang trải qua quan nghiệp bệnh, “Tôi ở đây để giúp các vị.” Ngụ ý là chúng ta buông bỏ nhân tâm khỏi hoàn cảnh đó thay vì coi việc giúp các đồng tu là một phần trong tu luyện của mình.

Một số học viên chỉ đơn giản và mù quáng yêu cầu những học viên đang trải qua khổ nạn hướng nội, hoặc nói với họ rằng vì họ có chấp trước này nọ nên đã chiêu mời khổ nạn. Nếu nhiều học viên giúp ai đó mà ôm giữ niệm này, nó sẽ đặt rất nhiều áp lực lên học viên đang trải qua khổ nạn. Trường vô hình này làm ngạt thở các học viên và thậm chí khiến khổ nạn càng khó vượt qua. Cuối cùng, học viên đó đề nghị mọi người đừng tới nữa.

Chúng ta phải nghĩ về mình khi giúp các đồng tu đang trải qua nghiệp bệnh. Chúng ta không thể mù quáng yêu cầu đồng tu hướng nội mà không tự mình hướng nội. Cái gọi là trợ giúp này không có chút tác dụng tích cực nào.

Sư phụ đã giảng,

“Chúng ta gặp phải bất kể chuyện gì [nếu] đều có thể từ phương diện bản thân chúng ta mà cân nhắc một chút, tôi nói rằng người đó thật sự xuất sắc, trên con đường viên mãn này sẽ không có bất kể chướng ngại nào có thể cản nổi chư vị. Chúng ta thông thường khi đụng phải bất kể chuyện gì thì đều là hướng ngoại mà nhìn, tại sao anh lại đối với tôi như vậy? Trong tâm có một loại cảm giác bất công, không nghĩ về mình, đây chính là một chướng ngại lớn nhất, chí mạng của tất cả sinh mệnh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998])

Chúng ta nên hướng nội trước và sau đó giúp các đồng tu nhận thức rõ Pháp lý. Chỉ những ý niệm được xuất ra theo cách này là chính niệm và thực sự hữu ích đối với các đồng tu.

Trợ giúp các học viên chính là đang tu luyện

Mọi việc chúng ta gặp phải trong tu luyện đều liên quan đến tu luyện của mình. Vì vậy, không lúc nào chúng ta nên xem mình là đứng bên ngoài việc đó. Ngay cả khi một học viên đang có biểu hiện giả tướng về căn bệnh nan y, chúng ta không nên nghĩ rằng học viên đó khác mình, mà hãy cư xử với học viên đó giống như với chính mình vậy. Đầu tiên chúng ta nên loại bỏ ý niệm về nghiệp bệnh nan y trong tâm, sau đó học Pháp, luyện công, phát chính niệm cùng với học viên, thậm chí bước ra giảng chân tướng cứu độ chúng sinh. Trong quá trình đó, chúng ta không ngừng chính lại bản thân và tìm ra những sơ hở. Chỉ khi tu luyện tinh tấn và chính lại trường không gian của mình, chúng ta mới có thể thực sự giúp được các đồng tu.

Nhiều học viên có xu hướng dùng lời của Sư phụ để đánh giá các đồng tu và yêu cầu họ hướng nội khi chia sẻ kinh nghiệm hoặc khi giúp những người đang trải qua quan nghiệp bệnh. Tất nhiên, Pháp là chính nhất, và không sai khi giúp các đồng tu hướng nội. Nhưng tại sao nó không thể đưa đến kết quả tốt? Đó là vì chúng ta chưa đủ từ bi và năng lượng mà chúng ta phát ra chưa đủ thuần tịnh. Nếu những gì mà các đồng tu nhận được chính là chấp trước và những vật chất xấu của chính bản thân chúng ta, họ sẽ cảm thấy không thoải mái.

Ngay cả khi chúng ta nhận ra những sơ hở của đồng tu, chúng ta nên ân cần nhắc nhở thay vì đổ lỗi cho họ về điều này hay điều khác. Việc này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Nếu trường năng lượng của chúng ta thuần tịnh, học viên đó sẽ dần thoát khỏi giả tướng nghiệp bệnh.

Ngữ khí, thiện tâm và đạo lý hết thảy đều quan trọng

Sư phụ đã giảng,

“Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!“ (“Thanh tỉnh, Tinh tấn Yếu chỉ”)

Lần đầu tiên khi tôi đọc Pháp lý trên, tôi tự hỏi tại sao Sư phụ lại đặt cụm “ngữ khí và thiện tâm” trước “đạo lý.” Sau đó, tôi bắt đầu nhận thức rằng chỉ khi ngữ khí và thiện tâm của chúng ta thuần tịnh và tốt thì trường năng lượng chúng ta phát ra mới là chính nhất. Mặt khác, nếu ngữ khí của chúng ta không tốt, mặc dù đạo lý là đúng, hoặc ngay cả khi chúng ta dùng nguyên văn lời của Sư phụ để đánh giá đồng tu, chúng ta có thể không nhất thiết đạt được kết quả tốt.

Khi trợ giúp đồng tu, tâm của chúng ta nhất định phải chính. Chúng ta phải hướng nội để tìm được lý do tại sao chúng ta khiến họ cảm thấy không thoải mái hoặc căng thẳng.

Sư phụ đã giảng,

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ.“ (“Thanh tỉnh”, Tinh tấn yếu chỉ)

Hãy nghĩ xem: Chúng ta còn có nhân tâm gì khi giúp các đồng tu? Lời nói của chúng ta có thể khiến các đồng tu rơi lệ hay không?

Trên thực tế, khi chúng ta khiến cho một đồng tu cảm thấy không thoải mái, hẳn là chúng ta đang bảo vệ những thứ của chính mình. Cựu thế lực chỉ muốn thay đổi người khác chứ không muốn thay đổi chính mình. Liệu ý niệm của chúng ta có giống với cách tư duy của cựu thế lực vào thời điểm đó hay không? Nếu chúng ta không tu luyện bản thân mà chỉ muốn thay đổi các đồng tu, cựu thế lực cho rằng chúng ta phù hợp với cách nghĩ của chúng, chúng sẽ thao túng và tạo ra gián cách giữa các học viên, do đó can nhiễu đến những việc cần phải làm.

Trên thực tế, chỉ cần chúng ta luôn ghi nhớ pháp khí “hướng nội” mà Sư phụ đã ban cho chúng ta và lặng lẽ viên dung những thiếu sót của đồng tu, thì sẽ không có sơ hở nào cho tà ác lợi dụng.

Bất cứ điều gì gặp phải đều là vấn đề của chúng ta và không thể tách rời khỏi việc tu luyện của chính chúng ta. Niệm đầu tiên của chúng ta phải là hướng nội. Khi đó mọi vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/5/也谈帮同修与修自己-411398.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/17/186819.html

Đăng ngày 03-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share