Bài viết của một học viên ở tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUÊ 01 – 08 – 2010] Một loạt các trận thiên tai mới đã quét qua Trung Quốc vào mùa hè này, và nhiều người đã quyên góp tiền ủng hộ cho những nỗ lực cứu trợ thiên tai. Tình cảnh này làm gợi nhớ đến một lời kêu gọi tương tự cách đây mười hai năm, khi nhiều nơi trên Trung Quốc phải chịu một trận lũ ồ ạt, và với những thay đổi khủng khiếp sớm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhiều học viên Pháp Luân Công đã hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ.

Một số con sông lớn ở Trung Quốc đã gây ngập lụt bởi khí hậu bất thường năm 1998, và trận lũ Trường Giang là thảm họa tồi tệ nhất kể từ năm 1954. Các ghi chép chính thức cho thấy rằng nó đã khiến hơn 4.000 người thiệt mạng và tổn thất về kinh tế là khoảng 250 tỷ Nhân dân tệ (35 tỷ USD).

Người dân Vũ Hán có thể vẫn nhớ những tin nhắn với tên người đóng góp và số tiền quyên góp chạy bên dưới màn hình TV hàng ngày trong suốt thời gian xảy ra thiên tai. Thật ngạc nhiên, một phần lớn những người đóng góp, bao gồm cả tôi, sử dụng tên hiệu như “học viên Pháp Luân Công” hay “đệ tử Đại Pháp”.

Trong khi kiểm tra con đập lớn trong suốt mùa lũ, Giang Trạch Dân đã rất hài lòng viện dẫn với cấp dưới của mình về một nhóm người làm việc rất chăm chỉ, ông ta nói: “Họ chắc chắn là những đảng viên Đảng Cộng sản”. Khi nghe nói rằng họ là những học viên Pháp Luân Công, ông ta trở nên tức tối và bỏ đi với vẻ mặt ghen tị và xấu hổ. Khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999, các phương tiện truyền thông của chính phủ đã khuấy động những lời dối trá để bôi nhọ Pháp Luân Công, và buộc tội môn tập có động cơ ngầm trong việc ủng hộ những nạn nhân của thảm họa.

Thực ra, Pháp Luân Công vào lúc đó hay bây giờ đều không có bất kỳ động cơ ngầm nào. Pháp Luân Công là một nhóm người có sự quản lý lỏng lẻo hay đơn giản chỉ là những người tu dưỡng chính mình theo thể ngộ của họ về những nguyên lý cơ bản của môn tập, đó là Chân – Thiện – Nhẫn. Việc giúp đỡ những người bị mắc kẹt trong vùng chịu thiên tai là sự việc cá nhân và không học viên nào được thuyết phục để giúp đỡ. Với lòng khoan dung và nhân ái, các học viên tự nguyện giúp đỡ hết mình những nạn nhân của trận lũ lụt. Lòng vị tha đó là bằng chứng của sự đề cao tâm tính mà các học viên đạt được thông qua thực hành tu luyện. Nó chắc chắn không phải là thứ gắn với bất kỳ loại động cơ ngầm nào.

Một số người quyên góp tiền bạc cho trận lụt năm 1998 sau đó đã bị bức hại. Những câu chuyện của họ được trích dẫn từ trang web Minhhue.net và được tóm tắt lại bên dưới đây.

1. Bà Từ Lương Anh, 47 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc, không chỉ quyên góp 5.000 Nhân dân tệ cho quỹ cứu trợ lũ lụt mà còn phục vụ thực phẩm nấu chín cho tuyến quân nhân đầu tiên trong vùng bị thiên tai. Các quân nhân và dân làng đã xúc động đến rơi nước mắt. Họ vô cùng cảm kích trước những đóng góp vô vị kỷ của bà. Tuy nhiên, người học viên tốt bụng này đã bị bắt và bị kết án bảy năm tù giam bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong năm 2002 chỉ vì sao chép tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị còng tay vào một cánh cửa sắt và bị tra tấn tàn bạo trong nhiều ngày.

2. Bà Trần Quốc Trân, một nhân viên của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Hồ Bắc, đã quyên góp hơn 100.000 nhân dân tệ cho quỹ cứu trợ lũ lụt dưới tên hiệu “học viên Pháp Luân Công”. Bà luôn cân nhắc đến người khác trước trong mọi việc. Bà đã bị bắt giữ bất hợp pháp và bị kết án ba năm tù giam ngay sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999 bởi niềm tin kiên định của mình vào các nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Chân bà đã bị liệt vì những tra tấn khốc liệt trong một trung tâm tẩy não và trong một trại cưỡng bức lao động. Gia đình bà đã bị chia lìa bởi nhóm chính trị do Giang Trạch Dân cầm đầu.

3. Nhiều người dân ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam được hưởng lợi từ Pháp Luân Đại Pháp. Một số người bị bệnh nan y như ung thư, xơ gan, tiểu đường và bệnh tim mạch… đã hồi phục sức khỏe sau khi tập Pháp Luân Công. Một số người bên bờ vực cái chết đã trở nên khỏe mạnh sau khi thành tâm tu luyện.

4. Cô Trương Phương là nhân viên của một trường mẫu giáo, đã ủng hộ 5.000 Nhân dân tệ cho quỹ cứu trợ lũ lụt vào năm 1998. Cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1996. Tất cả các căn bệnh của cô đã biến mất chỉ một vài tháng sau khi cô bắt đầu tập luyện. Gia đình cô trở nên hạnh phúc hơn và chồng cô đã rất vui mừng khi thấy những thay đổi tích cực ở cô. Tuy nhiên, dưới sự xúi giục của cảnh sát sau khi cuộc bức hại bắt đầu, anh ta đã đánh đập vợ mình thậm tệ – khiến cô phải nằm liệt giường 33 ngày.

5. Theo bản tin của một tờ báo địa phương thì bà Chu Văn Kiệt, một giáo viên trung học môn tiếng Anh ở tỉnh Cát Lâm, đã bán nhà của mình và ủng hộ 25.000 Nhân dân tệ cho quỹ cứu trợ lũ lụt năm 1998. Bà đã từ bỏ những thói xấu của mình như tâm tranh đấu, theo đuổi tiền tài và danh vọng ngay khi bà trở thành một học viên Đại Pháp. Bà đã bị bắt giữ bất hợp pháp bởi phòng 610 nhiều lần trong những năm tiếp theo. Trong một lần, bà đã tuyệt thực hơn một tháng trước khi được thả tự do. Bà đã rời khỏi quê nhà để tránh bị bắt giữ lại bởi Phòng 610. Đáng buồn thay bà đã bị tra tấn đến chết bởi những người cai ngục tàn ác ở Trường Xuân vào ngày 26 tháng 5 năm 2002.

6. Ông Vương Cát Tài đã quyên góp 100.000 Nhân dân tệ cho các nạn nhân trận lụt năm 1998. Năm 2000, ông bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức một cách bất hợp pháp và bị tra hỏi về sự ủng hộ của ông đối với ĐCSTQ. Ông bị nhốt trong phòng biệt giam và bị tra tấn vì phản đối sự thẩm vấn của họ. Ông bị vỡ một đốt xương sống. Nhiều học viên khác cũng phải trải qua sự tra tấn nghiêm trọng tại trại lao động cưỡng bức đó.

7. Bà Vương Kim Cúc, một vận động viên bóng rổ nổi tiếng, đã bị liệt từ một chấn thương thể thao. Bà đã hồi phục sức khỏe sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996. Sau khi chứng kiến sự hồi phục thần kỳ về sức khỏe của bà, cả gia đình bà đều đã trở thành học viên.

Bà Vương và một số bạn đồng tu khác đã kiên trì kháng cáo lên Hội đồng Nhà nước trong những tháng chuẩn bị cho cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999. Khi cuộc bức hại chính thức bắt đầu, họ đã từ bỏ việc kháng cáo. Thay vào đó, họ giảng rõ sự thật tại quảng trường Thiên An Môn và kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp. Khi được phỏng vấn bởi một phóng viên nước ngoài, bà Vương nói: “Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã bị bắt giữ. Tôi cũng đã bị bắt nhiều lần. Tôi nói với cảnh sát rằng Đại Pháp đã cứu sống tôi khi tôi bị liệt và ở trong tình trạng nguy kịch. Sư Phụ đã cho tôi một cuộc đời thứ hai. Tôi không thể tin vào tất cả những lời dối trá mà họ đã nói về Sư Phụ. Sư Phụ yêu cầu các học viên tuân theo các nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Tôi đã ủng hộ 20.000 Nhân dân tệ cho quỹ cứu trợ lũ lụt năm 1998, điều mà tôi chưa bao giờ làm trước khi tôi trở thành một học viên. Làm sao tôi có thể không nói ra khi Đại Pháp chịu sự công kích? Thật đáng buồn là cuộc đàn áp đã giết hại nhiều người. Anh trai tôi đã ngừng tu luyện bởi cuộc đàn áp và đã chết khi căn bệnh cũ của anh ấy tái phát.

2009-7-26-jinju-interview--ss.jpg
Bà Vương Kim Cúc hiện đang cư trú ở Toronto, Canada

8. Bà Nhạc Xương Trí, hiện nay 70 tuổi, đã quyên góp 30.000 nhân dân tệ cho quỹ lũ lụt năm 1998. Bà là một kỹ sư của Bộ Hàng không và Vũ trụ Trung Quốc. Bà cũng là một họa sĩ và các tác phẩm của bà nằm trong danh sách 500 bức tranh mực Tàu Trung Quốc.

Bà Nhạc có một cuộc đời cay đắng. Chồng bà đã bị bức hại trong thời Đại Cách mạng Văn hóa cho đến khi tâm thần ông trở nên bất ổn định, và con trai bà mất ở tuổi 11. Hơn nữa, bà có một sức khỏe yếu kém. Bà đã hồi phục sức khỏe sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Bà đã bị bắt tám lần sau khi cuộc đàn áp bắt đầu và bị gửi đến một “trung tâm chuyển hóa” hai lần. Bà một lần nữa bị kết án bất hợp pháp bốn năm tù giam vào tháng 7 năm 2003. Cột sống của bà đã bị hỏng bởi sự tra tấn mà bà phải chịu đựng khi ở trong tù.

2009-12-8-auyuechen--ss.jpg
Bà Nhạc Xương Trí (trái) kết tội một trong những kẻ đàn áp ở Australia


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/1/227799.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/15/119270.html
Đăng ngày: 13– 10 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share