[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày hoàn toàn, thì cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua. Các bài báo trước đó ở trong loạt phóng sự này:

“Khái quát về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/1/118272.html)
“Những câu hỏi thường gặp về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/2/118294.html)
“Mốc thời gian của cuộc bức hại”(https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/3/118302.html)
“Cuộc bức hại: Nguồn gốc” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118331.html)
“Cuộc bức hại: Sự giết chóc”: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118357.html
“Cuộc bức hại: Những cá nhân then chốt”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118351.html)
“Thu hoạch nội tạng”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118389.html)
“Thế Vận Hội Bắc Kinh và Pháp Luân Công (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118388.html)
“Tra tấn thể xác”:(https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/7/118409.html)
“Tra tấn tinh thần”:(https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/7/118410.html)
“Hành hạ tinh thần”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/8/118438.html)
”Cưỡng bức và tấn công tình dục”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/8/118428.html )
“Bắt giam tùy tiện và lao động nặng nhọc: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118464.html )
“Sự thiếu thốn”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118463.html )
“Gia đình và người thân”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/10/118485.html)
“ Phòng 610″: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/10/118480.html)
“Bức hại tại đơn vị công tác và trường học”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/11/118502.html)
“Sự vi phạm luật pháp Trung Quốc”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/11/118495.html)
“Sự vi phạm các hiệp ước quốc tế”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/12/118523.html)
“Tội đồng lõa của tòa án Trung Quốc”:(https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/12/118521.html)
“Kiểm soát truyền thông tại Trung Quốc”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/13/118552.html)
“Những vụ kiện trên thế giới”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/13/118553.html)
“Tuyên truyền bên trong Trung Quốc: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/14/118574.html)
“Quyền kiểm duyệt”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/14/118573.html)
“Phong tỏa Internet tại Trung Quốc”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/15/118590.html)
“Bức hại ở nước ngoài”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/15/118585.html)
“Hệ thống lôi kéo” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118326.html)
—–
Trong chiến dịch chống lại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã cố gắng thao túng công luận Trung Quốc thông qua việc kiểm soát thông tin và các thông điệp. Để bảo vệ hình ảnh quốc tế và dập tắt sự chỉ trích việc lạm dụng nhân quyền, ĐCSTQ đã tác động đến những chính phủ nước ngoài, các doanh nghiệp, và các kênh truyền thông, thường là thông qua các chiến thuật gây áp lực lén lút.

Kết quả là, các viên chức được bầu cử, nhiều doanh nhân, giáo sư, và nhà báo ở khắp thế giới dân chủ, được xác minh là đã đồng lõa trong việc giữ im lặng về những vấn đề mà các chuyên gia luật pháp xác định là “cuộc diệt chủng Pháp Luân Công.” Cùng lúc ấy, nhiều cá nhân do rất tức giận bởi các chiến thuật gây áp lực này, đã trở nên thẳng thắn hơn trong việc hỗ trợ Pháp Luân Công.

ĐCSTQ thực hiện những chiến thuật gây áp lực này chủ yếu thông qua các kênh ngoại giao, các cộng đồng người Hoa, các mối quan hệ hợp tác giữa các thành phố kết nghĩa, cũng như các học giả Trung Quốc ở phương Tây và các doanh nhân, những người quan tâm đến việc tiếp cận vào Đại Lục.

Các chính trị gia Phương Tây, những người biểu đạt mọi hình thức hỗ trợ Pháp Luân Công, là mục tiêu chính trong những thủ đoạn của ĐCSTQ. Cựu bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, được coi là người chịu trách nhiệm trong việc phát động chiến dịch, đã đích thân đưa nhiều cuốn truyện cười phỉ báng Pháp Luân Công cho các lãnh đạo nhà nước như Bill Clinton.

Các nghị sĩ Quốc hội và Nghị viên đều có phản ứng tương tự khi phải hứng chịu rào cản của tuyên truyền. Các nghị sĩ thường xuyên báo cáo nhận được nhiều cuộc gọi, thư, tạp chí, và đĩa DVD xuất phát từ các nhân viên đại sứ quán ở Washington; đôi khi có kèm theo lời mời những chuyến viếng thăm chính thức xa hoa đến Bắc Kinh.

Ngay cả những viên chức ở nhiều thị trấn nhỏ cũng không bị bỏ qua. Thị trưởng Randy Voepel của Southern California’s Santee đã nhận được một lá thư lăng mạ Pháp Luân Công từ tổng lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles. Ông Voepel đã viết thư trả lời:

“Lá thư của bạn đã khiến tôi lạnh xương sống. Tôi đã bị sốc khi biết rằng một quốc gia cộng sản có thể gặp nhiều rắc rối đến vậy để đàn áp những gì thường được chấp nhận ở đất nước này (nước Mỹ)… Tôi giành sự kính trọng to lớn đối với người dân Trung Quốc, người dân ở quốc gia của bạn, và ở mọi nơi trên toàn thế giới, nhưng tôi phải thành thật nói lên mối quan ngại của mình về cuộc đàn áp nhân quyền của chính phủ nước bạn, như đã dẫn chứng trong yêu cầu của chính bạn. Ông Voepel sau đó đã ra tuyên cáo cấp thị trưởng khen ngợi Pháp Luân Công” – Tạp chí phố Wall (bài báo)

Những thị trưởng khác, như thị trưởng Willy Brown ở San Francisco, thay vì khúm núm đã hủy bỏ sự hỗ trợ của họ.

Cùng với những cuộc gọi điện thoại thông thường, thư tay, và các chuyến viếng thăm cá nhân với mục đích phỉ báng Pháp Luân Công, các chiến thuật gây áp lực được ghi nhận bao gồm đe dọa về giao dịch thương mại, các chương trình văn hóa hay trao đổi học thuật, hoặc chấm dứt quan hệ giữa các thành phố kết nghĩa nếu những yêu cầu của ĐCSTQ không được đáp ứng. Viết trên Tạp chí phố Wall, Claudia Rosett có cảm giác nhiều thế lực đã tham dự nói xấu Pháp Luân Công (bài báo)

Nhằm giữ cuộc đàn áp không bị dư luận chú ý, ĐCSTQ cũng trực tiếp loại bỏ những người kháng nghị cho Pháp Luân Công. Lấy ví dụ như vào tháng 6 năm 2002, Giang Trạch Dân đã thực hiện chuyến viếng thăm chính thức đến Iceland, là một phần trong chuyến công du bốn nước Châu Âu. Giang cũng đã gây áp lực lên chính phủ Iceland (nền dân chủ liên tục lâu đời nhất trên thế giới), buộc họ sử dụng danh sách đen mà ĐCSTQ cung cấp để ngăn chặn các học viên Pháp Luân Công nhập cảnh vào Iceland để kháng nghị trong suốt chuyến viếng thăm. (https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=5756). Kết quả là, hơn 3.000 công dân Iceland, những người ban đầu không biết gì về Pháp Luân Công, đã đi xuống đường, bịt miệng để phản đối cả cuộc bức hại ở Trung Quốc và sự lệ thuộc của chính phủ Iceland.

Một ví dụ khác, dưới áp lực từ ĐCSTQ, Bộ trưởng Ngoại giao Australia, ông Alexander Downer đã cố gắng (rốt cuộc đã không thành công) ngăn chặn các học viên Pháp Luân Công treo những biểu ngữ phản đối ở bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc (https://www.faluncanada.net/infocentre/reports/CanberraTimes_102306_downer.htm, https://www.abc.net.au/pm/content/2005/s1389732.htm ; https://clearharmony.net/articles/200506/27084.html).

Những nỗ lực để loại bỏ vấn đề Pháp Luân Công đã đạt đến mức gần như một trò lố bịch. Các viên chức ĐCSTQ luống cuống trong việc ngăn chặn học viên Pháp Luân Công tham dự ngày 4 tháng 7, hay cuộc diễu hành nhân Ngày Thánh Patrick, và để đóng cửa các cuộc triển lãm hội họa của học viên Pháp Luân Công (xin xem tại: https://en.epochtimes.com/news/8-3-7/67189.html).

Một mục tiêu đáng chú ý nữa, đó là các hãng truyền thông có thuê học viên Pháp Luân Công và đưa tin rộng rãi về cuộc bức hại ở Trung Quốc, trước hết là Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) và Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times). Lấy ví dụ tại Canada, các viên chức lãnh sự Trung Quốc đã làm nhiều điều nhằm ngăn chặn Đài truyền hình Tân Đường Nhân phát sóng qua cáp Rogers; Rogers hiện đang phát sóng 8 kênh của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).

Các buổi trình diễn của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Divine Performing Arts), bao gồm những màn vũ đạo miêu tả cuộc đấu tranh của Pháp Luân Công cho tự do ở Trung Quốc, cũng khiến ĐCSTQ phẫn nộ. Trên thực tế, hầu như mỗi khi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận trình diễn ở nước nào kể từ năm 2007 (hàng chục nước), thì các viên chức tổng lãnh sự và đại sứ quán Trung Quốc đều gây áp lực buộc các nhà hát phải hủy hợp đồng, rồi gửi thư đến các quan chức ở quốc gia tổ chức buổi diễn để “khuyên” họ không nên tham dự, tổ chức các sự kiện tương tự, và lan truyền những lời cảnh báo tinh vi về buổi diễn thông qua những hội sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài (Điều này đã xảy ra ở Thụy ĐiểnHàn Quốc cùng nhiều nước khác).

Thực ra, các hội sinh viên và học giả Trung Quốc (CSSAs) nằm trong những nhóm truyền thống trung thành với ĐCSTQ, hiện giờ được sử dụng để tiến hành quảng bá những cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công ở nước ngoài.

Tháng 4 năm 2007, Hội sinh viên và học giả Trung Quốc ở Đại học Columbia, với quy định hàng đầu tiên hay cuối cùng một bài báo mà hội sinh viên này thực hiện đều ở dưới sự chỉ dẫn của chính phủ Trung Quốc, đã thực hiện sự quấy nhiễu theo kiểu Cách mạng Văn hóa với một sự kiện tại khu học xá, sự kiện phơi bày việc mổ cắp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công tại nhiều bệnh viện Trung Quốc (đường dẫn) và liên tục công kích Pháp Luân Công trên website của họ. Những Hoa kiều khác làm việc cho các tập đoàn quốc tế, chính phủ, và báo chí cũng bị khai thác theo những cách tương tự.

Năm 2002, Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 304, thúc giục ĐCSTQ “ngay lập tức chấm dứt việc can thiệp vào các hoạt động tín ngưỡng và tự do chính trị tại Mỹ, chẳng hạn quyền được tập Pháp Luân Công.” (để biết thêm về Nghị quyết 304, bao gồm bản hoàn chỉnh, xin xem tại: https://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8962)

Tại sao ĐCSTQ lại tiến hành đầu tư vào chiến dịch vận động quần chúng chống lại Pháp Luân Công ở nhiều nước khi nó chắc chắn biết rằng Pháp Luân Công sẽ không bao giờ bị cấm? Không giống như những năm 60 dưới thời Mao, khi Đảng có vẻ như không quan tâm nhiều đến việc những cuộc thảm sát của nó lại được nhìn nhận ra sao ở nước ngoài, thì ĐCSTQ sau vụ Thiên An Môn đã biết cách ‘tự chăm sóc hình ảnh’ hơn. Khẩu hiệu chính trong chính sách ngoại giao của ĐCSTQ trong những năm gần đây là “thúc đẩy hòa bình”, một cụm từ dùng để thể hiện bản chất ôn hòa của chế độ. Cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công không hữu ích cho việc xây dựng hình ảnh đó.

Để biết thêm thông tin về những nỗ lực can thiệp của ĐCSTQ vào các hoạt động của Pháp Luân Công ở trên 20 quốc gia, xin xem báo cáo.

Bản gốc tiếng Anh được đăng tại: https://faluninfo.net/print/241/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/16/118627.html
Đăng ngày 03-09-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share