Bài viết của con trai một học viên Pháp Luân Công

[MINH HUỆ 02-09-2010] Tôi nhớ rằng khi mình còn nhỏ, cha mẹ tôi thường hay cãi nhau, vì thế tôi đã lớn lên trong sự sợ hãi. Bởi khi đó tôi vẫn còn nhỏ, mẹ tôi cố gắng duy trì gia đình chúng tôi. Và khi tôi đã lớn hơn, bà thường nói đến chuyện ly dị cha tôi. Cha tôi, mặc dù vậy, lạnh nhạt và chẳng bao giờ đề cập đến chuyện này với bà. Họ đối xử với nhau như những người xa lạ.

Mẹ tôi mắc bệnh viêm khớp và thường xuyên bị cảm và hay đau đầu. Bà thử đủ các loại thuốc Đông Tây y nhưng không có kết quả gì. Thái độ thờ ơ của cha tôi trước bệnh tình của bà càng làm tình trạng của bà xấu đi. Bà thường đạp xe chở tôi đi sau mỗi khi họ cãi vã. Tôi nhớ mình ngồi trên gióng xe đạp và bảo bà hãy li dị cha tôi. Thực ra, tôi lúc đó mới bốn, năm tuổi và tôi không hiểu “ly hôn” có nghĩa là gì. Khi tôi lên mười, cha mẹ tôi cuối cùng cũng ly hôn. Mẹ tôi bảo rằng tôi thừa hưởng tính nết của cha tôi và tôi không sửa chữa lỗi lầm của mình dù cho người khác có nói gì đi nữa. Bà nói rằng tôi khó bảo. Khi vụ ly dị đã được quyết định, bà nói rằng bà sẽ mang tôi theo với điều kiện tôi phải nghe lời. Và tôi đã đồng ý. Dù bà biết rằng tôi sẽ không thay đổi, bà vẫn đưa tôi đi cùng.

Mẹ tôi thường xuyên nổi nóng với cha tôi khi bà mang thai tôi. Có thể vì lẽ đó mà tôi dễ nổi nóng và khó bảo, nghịch ngợm, hư đốn và thường xuyên gây rắc rối. Cha mẹ tôi nghĩ rằng tôi mắc chứng rối loạn khó tập trung. Họ thường xuyên tranh cãi về việc dạy bảo tôi thế nào, và không khí trong nhà luôn căng thẳng. Khi tôi vào lớp một, tôi không thể ngồi yên được. Tôi thường xuyên nhổm dậy để ném giấy vào sọt rác. Tôi không chú ý trong lớp và thích nghịch những dụng cụ học tập. Có một lần cô giáo đã bảo tôi về nhà và viết một bức thư cam kết rằng tôi sẽ không nghịch bút, thước, sách và tay tôi nữa. Bởi tôi không thể tập trung trong lớp, điểm của tôi rất tệ, và tôi không đủ điều kiện đi học cấp ba. Vì thế, tôi theo học trường dạy nghề cấp ba và trung cấp dạy nghề. Tháng đầu tiên ở trường dạy nghề cấp ba, để được bạn bè “kính nể” và để bênh vực họ, tôi đã tham gia vào một hội và đánh một bạn cùng lớp khác. Vì lẽ đó, nhà trường phạt cha mẹ tôi 300 nhân dân tệ. Hai tháng sau, đàn anh trong hội của tôi tát vào mặt tôi bởi tôi không tham gia vào các cuộc ẩu đả của họ. Tôi nhất quyết vì thế mà không quay lại trường.

Để cha tôi ký các giấy tờ ly hôn, mẹ tôi đã đồng ý để tôi tiếp tục học tại trường. Điều đó có nghĩa là bà đã dành hai tiếng mỗi ngày để đưa đón tôi đi học. Sau đó, bà phải đi làm và làm việc nhà. Bởi tôi là một học sinh bướng bỉnh và học không giỏi, bà đã giúp tôi làm bài tập mỗi buổi tối. Chắc hẳn là bà luôn bận rộn và mệt mỏi.

Khi sức khỏe của bà bắt đầu yếu đi, bà nghe nói rằng Pháp Luân Công có thể giúp người ta trở nên khỏe mạnh và đề cao tâm tính. Bà quyết định tập Pháp Luân Công. Bà dậy sớm mỗi buổi sáng để tham gia nhóm tập công, sau đó đưa tôi đến trường rồi đi làm. Buổi tối, bà đưa tôi đến nhà một bác để học các sách Pháp Luân Công. Bà càng bận hơn. Tuy nhiên, tinh thần của bà tốt hơn, trông bà không còn mệt mỏi và bình tĩnh hơn. Đồng nghiệp và hàng xóm của bà nói rằng bà lạc quan hơn. bà thường xuyên giúp đỡ mọi người, làm giúp họ nhiều việc, tình nguyện quét hành lang. Tôi biết rằng Pháp Luân Công dạy người ta tốt lên, và tôi nghĩ rằng mẹ tôi đã thực sự làm theo những lời dạy ấy.

Tôi không thể nào quên được sự quan tâm của mẹ tôi về việc học tập của tôi. Tình thương yêu của bà là vô bờ bến. Bà muốn tôi trở thành một người hữu ích. Khi tôi sống và theo học tại trường dạy nghề cấp ba, bà thường xuyên liên lạc với các giáo viên để chắc chắn rằng tôi có học hành. Sau khi tôi từ chối trở lại trường vì bị đàn anh trong hội tát, bà đã gọi điện cho giám thị từ một bốt điện thoại công cộng, không cho tôi biết, và nhờ thầy giáo nói chuyện riêng với học sinh đã đánh tôi. Nhờ có sự nỗ lực của mẹ tôi và thầy giám thị, đàn anh trong hội của tôi liên lạc với tôi và tôi trở lại trường. Có một lần tôi bị bong gân ở mắt cá chân khi đang đi lên cầu thang trong kí túc xá. Bác sĩ nói rằng tôi bị rạn xương, vì thế mà tôi không đi học được. Trong thời gian đó, mẹ tôi nhờ thầy giám thị gửi sách tới nhà cho tôi. Bà giao bài tập cho tôi hàng ngày và xem lại bài sau bữa tối. Lúc đó, tôi không thể chịu được sự bó buộc như vậy. Tôi không thể đi lại được và gặp khó khăn trong việc học hành, và tôi thường xuyên phải đối diện với mẹ tôi cho tới đêm khuya. Hai tuần sau, tôi dần dần tự mình hoàn thành được bài tập. Ba tháng sau, tôi trở lại trường, các bạn cùng lớp chế giễu rằng tôi chơi rông ba tháng liên. Cho tới khi họ thấy rằng tôi có thể bắt kịp với bài giảng trên lớp họ mới nhận ra tôi có học ở nhà.

Có một bạn trai bằng tuổi tôi sống ở tầng trên. Bố mẹ cậu ta rất giàu có và thích cờ bạc. Họ không quan tâm đến việc học của cậu ta. Cậu ta thường xuyên trốn học và tiêu tiền tùy thích. Sau khi chúng tôi biết nhau, cậu ta thường rủ tôi đến các khách sạn để ăn uống. Một lần, cậu ta rủ tôi đến quán cà phê Internet. Chúng tôi ở đó qua đêm và đến tận sáng hôm sau mới về nhà. Khi cậu ta đánh nhau, tôi cầm một thanh sắt hay một con dao nhỏ để giúp cậu ấy. Mẹ tôi đã cho tôi một bài học và giảng giải cho tôi về hậu quả của hành vi như vậy. Tôi nổi loạn và không nghe lời bà. Bà lấy đi của tôi hai con dao, tôi lại mua một con khác và giấu đi. Bà dành tiền để gửi tôi tới các lớp học sau giờ học chính, và tôi cầm sách theo, đạp xe đi và chơi ở ngoài tới tận khuya. bà cấm tôi đi đến khách sạn với cậu bạn đó, vì thế tôi lại lấy cớ để đi đâu đó với cậu ta. Cậu ta mượn tôi quần áo, xe đạp, nhưng không bao giờ trả lại cho tôi cả.

Tôi thậm chí còn được tự do hơn trong dịp hè. Tôi không làm chút bài tập nào và đi chơi với bạn trai đó khi mẹ tôi đi làm. Mẹ tôi thường nói rằng nếu không học giỏi được thì ít nhất phải làm một người tốt, nếu không thì người đó sẽ gây phiền toái cho xã hội. Khi tôi được 15 tuổi, mẹ tôi tìm việc cho tôi để tôi khỏi lêu lổng trong dịp hè, và rèn luyện cho tôi tính tự lập. Bố tôi thương tôi và không hiểu được ý định của bà. Ông cho rằng bà cần thêm tiền. Bởi tôi thấp bé, trẻ người non dạ, và thiếu tay nghề, không ai muốn thuê tôi cả. Để tìm được việc cho tôi, mẹ tôi nói với ông chủ rằng họ không cần trả tôi nhiều tiền và rằng bà chỉ muốn tôi có kinh nghiệm và hy vọng ông chủ có thể để mắt tới tôi. Tôi thường làm việc hơn khoảng 10 tiếng hoặc hơn như thế mỗi ngãy, và ông chủ trả cho tôi 300 đồng. Sau đó ông nói với tôi rằng trong số 300 đồng đó thì 100 là của mẹ tôi. Ông thuê tôi bởi ông hiểu được ý của mẹ tôi và thấy thương cho bà.

Mẹ tôi tìm việc cho tôi ở gần chỗ làm của bà. Bà làm vậy là để thỉnh thoảng nghỉ giữa giờ bà có thể đến xem xem tôi có làm việc hay không. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng tiền mình làm ra là để mình tiêu, vì thế tôi tiêu hết sạch lương tôi kiếm được. Mẹ tôi không bao giờ mắng mỏ tôi vì điều đó. Bà chỉ bảo tôi rằng tiền không dễ kiếm và nhắc nhở tôi hãy tiêu tiền vào những việc cần thiết. Bà tìm việc cho tôi ba mùa hè liên tiếp. Và tôi học cách làm bánh bao nhân thịt, thịt cừu xiên nướng, phô-tô-cóp-pi, làm bảng và tưới cây trong một nhà dưỡng lão. Với những kĩ năng tôi học được, tôi tự tìm được việc trong năm thứ tư và thứ năm. Tôi làm được 600 đồng vào mùa hè năm thứ năm và chia làm bốn phần: một phần để dành cho tôi, cho bố, mẹ và bà mỗi người 150 đồng. Họ rất ngạc nhiên khi thấy sự thay đổi và lòng hiếu thảo của tôi.

Có một mùa hè, tôi cãi nhau với một sinh viên làm cùng với tôi lúc đó. Chúng tôi đánh nhau và vì anh ta to cao hơn tôi, tôi bị bất lợi. Tôi muốn trả thù. Sau khi làm một tháng, tôi tới ký túc xá của anh ta khi anh ta đang nghỉ ngơi và đá vào đầu anh ta. Tôi nghĩ rằng tôi có thể chạy thoát, nhưng anh ta đứng dậy và đuổi theo tôi. Anh ta đánh tôi cho tới khi mắt tôi chảy máu và bị thương. Tôi trông giống như một con gấu trúc. Ban đầu anh ta muốn làm thêm một tháng nữa. Nhưng sau vụ này, anh ta biết rằng ông chủ sẽ không cho anh ta làm nữa. Ông chủ yêu cầu cả cha và mẹ tôi đến gặp anh ta. Mẹ tôi không nói lời nào khi bà nhìn thấy tôi. Khi ông chủ hỏi thăm anh sinh viên về vết thương của anh ta, anh ta nói anh ta bị đau đầu. Mẹ tôi không đề cập gì đến vết thương của tôi và cứ hỏi anh ta mãi rằng anh ta có triệu chứng gì không. Bà nói rằng những gì tôi vừa làm là rất nguy hiểm và nhận với ông chủ rằng bà đã nuôi dạy tôi không tốt. Bà nói với anh sinh viên hãy đi chữa chạy ngay và nói rằng tôi sẽ trả anh một tháng lương nếu anh ta không thể làm việc được do vết thương ở đầu. Bà nói thêm rằng việc này đã dạy cho tôi một bài học. Bà để lại số điện thoại nhà và cơ quan trong trường hợp vết thương của anh nặng thêm. Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ kê đơn và muốn chụp cắt lớp. Anh sinh viên lấy thuốc nhưng không chụp cắt lớp. Anh ta nói rằng anh ta sẽ uống thuốc trước và chờ xem tình hình ra sao.

Tôi theo mẹ về nhà. Tôi bị thương và hôm đó trời rất nóng. Trên đường về nhà, bà mua đào cho tôi. Tôi hiểu rằng tôi có lỗi và thấy rất xấu hổ. Tôi không xứng đáng được ăn đào. Tôi bảo bà đừng mua nữa, vì bà đã trả nhiều rất nhiều tiền thuốc men rồi. Bà bảo tôi hãy nhớ lấy bài học này và tránh gây ra lỗi lầm trong tương lai. Sự lo lắng của bà dành cho tôi khiến tôi nói với bà rằng tôi sẽ không gây ra phiền phức nào cho bà nữa. Mẹ tôi gọi điện hỏi thăm anh sinh viên hằng ngày. Vài ngày sau, bà mua một ít hoa quả tới thăm anh ta. Bà gặp ông chủ, và ông nói rằng mẹ của anh sinh viên đã tới trước đó, và khi và biết rằng mẹ tôi rất có trách nhiệm, bà rất an tâm. Anh sinh viên nói với mẹ tôi rằng, “Thực ra, cháu không bị thương nặng đâu. Con trai bác đá vào đầu cháu. Cháu nghĩ là cậu ta thật nhỏ nhen và cháu đã rất chán, nhưng bác lại đối xử rất tốt và rất rộng lượng với cháu“. Anh ta nói với tôi rằng, “Mẹ của cậu rất tốt bụng. Tôi hy vọng cậu cũng được như bà.” Từ đó trở đi, tôi không bao giờ đánh nhau nữa.

Có một lần tôi đi mua đồ với mẹ tôi. Trên đường về, bà để ý thấy người thu ngân quên không tính tiền mấy chiếc quần trong của bà. Bà lập tức quay lại cửa hàng và trả tiền cho họ. Tôi rất cảm động và nói với bà, “Về sau con có con cái, con sẽ dạy chúng được như bà của chúng.” Mẹ tôi rất hạnh phúc khi nghe điều đó bởi tôi đã biết phân biệt phải trái và rất tự hào rằng những cố gắng nuôi dạy tôi của bà cuối cùng đã có kết quả.

Tôi còn nhớ tôi nói với bà rằng, “Mấy năm qua mẹ đã vất vả nhiều. Con không nghe lời mẹ, và bố thường tranh cãi với mẹ. Mỗi khi mẹ giảng giải cho con, con lại chạy đến bên bố. Mặc dù mẹ không cho con ở với bố, bố cũng không muốn con ở cùng. Cơ quan mẹ bắt mẹ phải nghỉ việc và về hưu sớm trừ khi mẹ bỏ tập Pháp Luân Công. Những việc này đối với mẹ chẳng dễ dàng chút nào.” Mẹ tôi cảm động trả lời, “Cuối cùng con cũng đã hiểu, con trai của mẹ, và điều này tốt đẹp hơn tất cả mọi thứ khác.

Tôi tốt nghiệp trung cấp dạy nghề và làm một nhân viên kỹ thuật tại một cơ quan nhà nước. Vợ của tôi là bạn học cùng lớp và làm giáo viên. Mẹ tôi và hàng xóm của chúng tôi nói rằng nếu không phải nhờ Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không có ngày hôm nay. (Cậu bạn ở tầng trên đã vào trại cải tạo lao động năm năm vì tội ăn cắp.) Mẹ tôi đã không bao giờ từ bỏ một đứa con hư hỏng và bất cần. Bà không cúi đầu trước áp lực của xã hội, bởi bà biết rằng Pháp Luân Công dạy người ta làm việc thiện, không ích kỷ và làm một người tốt hơn một công dân gương mẫu. Vì thế, bà cư xử theo lẽ phải và làm một tấm gương tốt cho tôi và những người xung quanh.

Khi tôi được 17 tuổi, cuối cùng tôi cũng hiểu được những vất vả khó nhọc mà mẹ tôi đã trải qua. Trong dịch bệnh SARS, chúng tôi không được phép rời khỏi ký túc xá nhà trường. Thường thường tôi về nhà một tuần một lần, nhưng tôi không về nhà cả tháng trời. Các giáo viên nói với học sinh hãy viết thư cho cha mẹ, nhưng tôi chẳng biết viết gì. Khi tôi không bận việc, tôi thường nghĩ về mẹ tôi và nhớ lại sự tinh nghịch của mình ở nhà. Tôi tự trách mình đã quá dại dột. Giờ tôi hiểu rằng tình yêu của mẹ giành cho con cái là vô ngã. Và tôi tự hỏi tôi yêu mẹ được bao nhiêu. Tôi đã không hiểu được những khó khăn bà phải chịu đựng và đã không nói chuyện với bà một cách bình tĩnh. Đôi khi tôi nổi cáu sau khi bà nói thêm vài lời. Tôi không nghĩ rằng tôi đã thực sự hiểu được sự hy sinh quên mình của mẹ. Lúc đó, tôi không biết cái gì đang chờ đợi tôi ở tương lai, nhưng tôi hiểu rằng tôi rất may mắn đã có được tình yêu của mẹ. Tôi đã xin lỗi bà trong lá thư: “Mẹ đã làm việc cực nhọc và khóc vì con rất nhiều. Con muốn cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con. Con không biết mình có thể làm gì cho mẹ. Việc duy nhất con có thể làm là trở thành một sinh viên tốt, đạt điểm tốt để đền đáp tình yêu vô bờ mẹ dành cho con. Con đã học làm thơ ở lớp. Dù con không giỏi môn này, nhưng con muốn bày tỏ cảm xúc của con qua bài thơ sau:

Ở đâu có gió thổi, ở đó có tình mẹ
Ở đâu có nước chảy, ở đó có tình mẹ chảy
Đường đời còn dài, nhưng tình mẹ bao la vô bờ.
Mẹ là tia sáng nuôi đời con lớn, và là đôi cánh đưa con bay

Tôi dành tặng bài thơ đầu tiên của tôi cho mẹ kính yêu.

Đôi khi mẹ tôi có chuyện gì vướng mắc và không vui, tôi lại bảo bà, “người tu luyện có cái tâm lớn,” và mẹ tôi hiểu rằng bà còn làm chưa tốt. Bà vui mừng vì sự thay đổi của tôi, và tôi chúc bà công thành viên mãn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/2/229106.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/15/120003.html
Dăng ngày: 09-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share