Bài viết của Trịnh Ngữ Yên

[MINH HUỆ 5-8-2010] Rất nhiều trẻ em nằm trong số những nạn nhân của sự bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Vì các em hoặc cha mẹ các em là các học viên Pháp Luân Công, những người tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nên các em đã bị bức hại. Các em bị kỳ thị, bị hăm dọa, bị đuổi khỏi trường học, bị giam cầm trái phép, bị đánh đập, bị buộc phải rời nhà và đi trốn. Các em là nạn nhân của những gia đình tan vỡ, và thậm chí bị tra tấn đến chết. Sự bức hại tàn bạo này đã tiếp tục cho đến nay hơn 11 năm.

“Em muốn đi học, em muốn trở về nhà”

2010-7-16-minghui-falun-gong-kid_writing--ss.jpg

Dịch: Giang sợ Chân Thiện Nhẫn. Ông ta đã bức hại gia đình em. Em muốn đi học. Em muốn trở về nhà. Em khâm phục các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ ở ngoại quốc. Hoàng Xuân Lâm.

Bức ảnh trên ghi các chữ viết tay của bé Hoàng Xuân Lâm.

Hoàng Xuân Lâm là một bé trai mười tuổi sống tại thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh. Mẹ của em, Kim Hồng Ngọc, người dì, và bà của em đều bị bức hại vì tập luyện Pháp Luân Công. Bây giờ em bị ép phải vô gia cư với mẹ. Em không có trường nào để đi học. Vì chịu sự bức hại bất hợp pháp như vậy, bé trai này đã viết các lời trên: “Giang sợ Chân Thiện Nhẫn. Ông ta bức hại gia đình em. Em muốn được đi học. Em muốn trở về nhà. Em khâm phục các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ ở ngoại quốc. Hoàng Xuân Lâm” (“Giang” là nói về Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông ta được nhiều người coi là kiến trúc sư chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công).

Học sinh tiểu học Tiều Liên Hoa trở về nhà từ trường một ngày kia, chỉ để thấy rằng mình không thể vào nhà. Cha mẹ của em, Liêu Hiểu Hồng và Thạch Giáo Ngọc, một cặp vợ chồng sống tại thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, đã bị bắt bởi các công an địa phương vào tháng 4 năm 2009. Nhà của họ bị lục soát và các đồ vật cá nhân bị tịch thu.

Tiều Liên Hoa bé nhỏ bị bỏ đứng bên ngoài cửa. Đêm đến em khóc vì cô đơn một mình không người giúp đỡ. Cha mẹ của Tiều Liên Hoa đã bị bắt và bị bức hại nhiều lần trong suốt tuổi thơ của em. Vì vậy em sống trong sự sợ hãi trong nhiều năm. Làm sao đầu óc của một đứa trẻ có thể hiểu được sự ngược đãi và bức hại gia đình của mình?

Một ví dụ khác, toàn gia đình của ông Chu Khắc Lệ tại thị xã Ôn Tuyền, thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc tập luyện Pháp Luân Công, và năm người trong họ, kể cả trẻ em và chị dâu Hùng Xuân Chí, đã bị giam trong các trại lao động. Chỉ một đứa trẻ bảy tuổi bị bỏ lại nhà, và em bị bỏ lại một mình không người chăm sóc. Khi  nhớ mẹ, em dùng bàn tay non nớt để viết lên tường, “Mẹ, con nhớ mẹ.”

2010-7-17-minghui-falun-gong-why--ss.jpg

Tranh sơn dầu “Tại sao”, vẽ về các học viên Pháp Luân Công và con của họ đang bị bức hại bởi ĐCSTQ (Họa sĩ: Uông Vệ Tinh)

Tại sao các trẻ em vô tội liên tục bị giam?

Cha mẹ của Quách Nguyệt Đồng, bà Lưu Ái Hoa và ông Quách Ngọc Đình, là các học viên Pháp Luân Công tại huyện Xương Lê, thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Khi Nguyệt Đồng chỉ mới một tuổi, bé gái này và mẹ bé bị giam tại Trại tẩy não khét tiếng tiếng Xương Lê bởi Phòng 610 huyện Xương Lê. Các học viên Pháp Luân Công đã bị giam trong những phòng không có cửa sổ. Trong cùng một phòng giam, họ ăn, uống và dùng nhà cầu. Các lính canh tra tấn các học viên qua đủ mọi cách: cấm ngủ, còng tay và còng chân, sốc điện họ bằng dùi cui điện trong khi hai tay của họ bị còng ra sau lưng và bị bịt miệng bằng băng keo, hoặc còng hai tay họ vào các cửa sổ và cửa, đánh họ bằng cây cao su, buộc họ chạy vòng vòng, và bức thực họ.

Mỗi khi các lính canh tra tấn mẹ mình, Nguyệt Đồng sợ đến nỗi em trốn vào một góc và khóc. Bé Nguyệt Đồng sợ sệt ghé mắt qua các song sắt của phòng giam khi mẹ em bình yên ở bên cạnh em và họ không nghe tiếng của các lính canh. Khi được thả ra, Nguyệt Đồng chỉ mới ba tuổi.

Chỉ một vài năm sau, khi bé lên sáu tuổi và sắp đi trường tiểu học, bé bị bắt và lại bị đưa vào trại tẩy não. Người ta không khỏi tự hỏi, “Tại sao một đứa bé sáu tuổi lại bị nhốt trong nhà giam?”

Gia đình của học viên Pháp Luân Công Vương Tử Đẳng của thành phố Lai Vu, tỉnh Sơn Đông, tất cả sáu người, kể cả đứa con trai hai tuổi của ông và cháu gái, đã bị bắt. Sau khi gia đình này bị đưa đến nhà giam, con trai hai tuổi của ông Vương bị giữ ở thành song sắt và khóc rất thảm thương, “Em muốn đi về nhà, em muốn đi về nhà.” … Mặc dù bị xa cách hàng ngàn dặm không gian thời gian với đứa bé, tôi vẫn có thể nghe rõ ràng tiếng khóc của đứa bé nhỏ. Có gì là sai khi một gia đình tu luyện Chân Thiện Nhẫn? Và các trẻ thơ? Tại sao chúng phải chịu sự bức hại như vậy!

Sự bức hại dẫn đến những kết quả thảm thương cho trẻ em

Một số trẻ em đã bị tra tấn đến chết trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, một cuộc bức hại được diễn tả bởi nhiều người như đã xảy ra với một tầm mức và nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Sau đây chỉ là một ví dụ.

Vương Thục Kiệt bốn tuổi sống tại làng Nam Miêu Sơn số 3, thị xã Miêu Sơn, thành phố Lai Vu, tỉnh Sơn Đông. Cha mẹ của bé đều là học viên. Từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công năm 1999, bé Thục Kiệt đã trải qua nhiều lần xa cách với cha mẹ bé và đã chịu nhiều đau khổ. Em qua đời lúc bốn tuổi sau khi sống trong sự sợ hãi triền miên và chịu đựng sự tra tấn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/18/227120.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/5/119066.html
Đăng ngày: 16-09–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share