Bài viết bởi một học viên hải ngoại

[MINH HUỆ 15-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, phương tiện truyền thông hay thậm chí cả giới học giả ở bên ngoài Trung Quốc thường dùng các từ, “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999”. Tôi tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ có được một cơ sở pháp lý cho cuộc đàn áp 11 năm Pháp Luân Công, bởi vì chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công. Tôi sẽ không đào sâu vào chủ đề về tính hợp pháp của bản thân chính quyền Trung Quốc hiện nay từ khi nó được thành lập vào năm 1949 cho tới nay, nhưng ngay cả theo như bản thân luật pháp của chính quyền Trung Quốc, cuộc đàn áp của ĐCSTQ và bè phái của Giang Trạch Dân là không hợp pháp.

Nguyên nhân trước tiên của sự nhầm lẫn của hầu hết mọi người là nhìn nhận “Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “chính phủ Trung Quốc” là như nhau, hay thậm chí hợp nhất người đứng đầu ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc hay chính quyền Trung Quốc như một thực thể. Nguyên nhân thứ hai là việc ĐCSTQ cố ý sử dụng thuật ngữ này trong sự tuyên truyền của nó để làm lẫn lộn quan điểm của người dân. Nguyên nhân thứ ba là sự thiếu hiểu biết của họ về điều được gọi là cấm thứ gì đó theo một ý nghĩa pháp lý.

(Tiếp theo Phần 1: https://vn.minghui.org/news/18607-Chinh-phu-Trung-Quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-Phap-Luan-Cong.html)

II. Sự vu khống và tuyên truyền của ĐCSTQ

Bắt đầu từ sáng ngày 20 tháng 7 năm 1999, Bộ an ninh quốc gia chỉ huy việc bắt giữ đồng thời lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở các thành phố lớn trên khắp Trung Quốc. Trong quá trình này họ đã bắt các thành viên của hội Nghiên Cứu Pháp Luân Công vốn đã giải thể, cùng hàng nghìn các phụ đạo viên tình nguyện. Ngày 21 và 22 tháng 7, các học viên trên khắp cả nước đã đến văn phòng ĐCSTQ ở địa phương để yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp, nhưng họ đã gặp phải sự bạo lực của cảnh sát, sự giam giữ bất hợp pháp và sự tra hỏi. Có thêm khoảng 300 000 học viên đã bị bắt giữ trong những ngày đó.

A. Ở đây có vài điều cần chú ý. Thứ nhất, việc bắt giữ số lượng lớn khởi đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, đã được thực hiện mà không có bất kỳ một căn cứ về mặt pháp lý nào cả và có nghĩa là bắt giữ bất hợp pháp. Cuộc thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 cùng năm là hoàn toàn phù hợp với các quy định và luật pháp Trung Quốc. Họ theo đúng quá trình kháng cáo, không làm gián đoạn những hoạt động của chính quyền, và không gây tổn hại đối với bất kỳ tài sản công cộng nào – những hành động của họ hoàn toàn phù hợp với pháp luật. Tôi đã liệt kê một số trích dẫn để chứng minh ở dưới đây.

  • Điều 41 của Hiến Pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định, “Các công dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền phê bình và góp ý với bất kỳ cơ quan hoặc viên chức nhà nước nào. Các công dân có quyền kiện hoặc buộc tội các cơ quan nhà nước liên quan, hoặc vạch trần bất kỳ cơ quan nhà nước hay viên chức nào vi phạm pháp luật hoặc không làm tròn nhiệm vụ, và việc bày đặt hay bóp méo sự thật vì mục đích vu oan hay buộc tội sai là bị cấm. Cơ quan nhà nước có liên quan phải giải quyết các đơn kiện, những buộc tội và những phơi bày hoặc trả thù các công dân làm những việc đó. Các công dân mà phải chịu đựng những tổn thất do bị vi phạm quyền công dân của họ bởi viên chức hay cơ quan nhà nước có quyền đòi đền bù theo pháp luật.”
  • Điều 7 của Điều lệ lâm thời cho nhân viên chính phủ Trung Quốc quy định, “Những nhân viên chính phủ có quyền phê bình và kiến nghị liên quan đến công việc của các cơ quan quản trị nhà nước và những người lãnh đạo của nó.”
  • Điều 8 của Các Điều lệ quy định về thỉnh nguyện quy định rằng những người kháng cáo “có thể phê bình, kiến nghị, và yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước và các nhân viên của nó” và “đệ đơn kiện những hành vi vi phạm các quyền lợi hợp pháp của một công dân.”
  • Điều 27 của Các Điều lệ quy định về thỉnh nguyện quy định, “Các cơ quan quản lý ở mỗi cấp và các nhân viên, khi giải quyết các trường hợp kháng cáo, phải hoàn thành hết sức cẩn trọng nhiệm vụ của mình, giải quyết một cách công bằng các sự vụ như vậy, điều tra kỹ lưỡng chân tướng sự việc, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, loại bỏ những chướng ngại, và giải quyết những sự vụ này theo một cách kịp thời, thỏa đáng, và chính xác. Họ không thể thoái thác trách nhiệm cho những người khác, chỉ có thông qua những kiến nghị, hoặc trì hoãn những việc này.”
  • Điều 10 của Các Điều lệ quy định về thỉnh nguyện quy định, “Người kháng cáo nên đưa vấn đề kháng cáo của họ tới cơ quan quản lý có liên quan đến vấn đề đó, hoặc cơ quan ở cấp cao hơn cơ quan nói trên.”

Tiếp ngay sau vụ việc ngày 23 tháng 4, vụ việc mà cảnh sát Thiên Tân tấn công vũ lực và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, các học viên đã đến văn phòng thỉnh nguyện chính quyền thành phố Thiên Tân vào ngày 24 tháng 4 để gửi đơn thỉnh nguyện. Ngày hôm đó, văn phòng thỉnh nguyện Thiên Tân đã không giải quyết vấn đề theo cách kịp thời, mà thay vào đó đã sử dụng những thủ đoạn và cố gắng thoái thác trách nhiệm. Ngoài ra, sở cảnh sát Thiên Tân đã bắt thêm gần 40 học viên. Do hoàn cảnh như vậy, các học viên đã đến cơ quan quản lý cấp cao hơn chính quyền Thiên Tân, đó là Chính quyền Trung ương (tình hình của Thiên Tân là một khu đô thị tự trị bị kiểm soát trực tiếp), và đưa đơn thỉnh nguyện của họ ở đó. Điều này cũng phù hợp với các điều khoản điều chỉnh quá trình thỉnh nguyện.

B. Ngoài việc phù hợp với luật pháp Trung Quốc, việc thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công cũng tuân theo các quy định của ĐCSTQ.

  • Điều 4 của Hiến pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định, “Các đảng viên được hưởng những quyền sau: … Đề xuất và kiến nghị liên quan đến công việc của đảng.”
  • “Các quy định về sinh hoạt bên trong đảng” yêu cầu các đảng viên cộng sản phải tôn trọng sự thật bất cứ khi nào, bất kỳ nơi nào, và đối với bản thân họ và những người khác. Họ được yêu cầu phản ánh liên tục tình hình thực tế với đảng.

Thực tế rằng suốt từ khi bóng ma cộng sản tạo dựng con đường của nó ở Trung Quốc và củng cố quyền lực của nó, nó chưa bao giờ tuân theo các quy định của pháp luật hay tôn trọng đạo đức và công lý. Bất cứ điều gì mà nó sợ, và do đó là các mục tiêu để đàn áp, theo thói quen ĐCSTQ trước tiên khép họ vào những tội ác kinh hoàng và nhanh chóng dẫn đến cuộc đàn áp đẫm máu. Đó chính xác là những gì mà nó đã làm với các học viên Pháp Luân Công. Pháp luật đơn giản chỉ là một cái cớ mà ĐCSTQ sử dụng để che đậy những tội ác giữa ban ngày của nó. Tiền đề cho việc thiết lập luật pháp là để duy trì sự công bằng, chính nghĩa, và chính trực, và để ngăn chặn sự xói mòn của trật tự xã hội khi đạo đức của con người trượt xuống. Một đạo luật tốt là một định luật mà phù hợp với các khái niệm về công bằng, công lý, và liêm khiết, trái lại, một đạo luật mà trở nên đối nghịch với những nguyên tắc đó, và xuống cấp trở thành một công cụ phục vụ cho những tội ác thì là một đạo luật có hại. Quả thực, ĐCSTQ đã lập ra nhiều đạo luật có hại như vậy. Đáng chú ý là bài báo này tham khảo đến luật pháp Trung Quốc, Hiến pháp Trung Quốc, Hiến chương của ĐCSTQ không phải để thừa nhận ĐCSTQ, mà xa hơn là để nhắc nhở người đọc về thực tế đơn giản này: ĐCSTQ chưa bao giờ tôn trọng quy định của luật pháp, ngay cả những luật xấu mà nó tạo ra. Nó chưa bao giờ đo lường bất kỳ điều gì bằng đạo đức, sự hợp tình hợp lý, hay tìm kiếm sự công bằng hoặc công lý trước luật pháp. Trong tương lai không xa, khi ĐCSTQ phải đối mặt với phán xét cuối cùng, nó sẽ không có bất kỳ điều gì để biện hộ cho hành vi của nó.

Khi ĐCSTQ xuất bản những tài liệu đó ngay trước khi xảy ra cuộc bắt giữ lượng lớn các học viên, mục đích duy nhất của nó là phỉ báng Pháp Luân Công và tạo ra một môi trường để tiến hành những hành động cực kỳ tàn ác của nó. Trên thực tế, người đứng đầu ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã tuyên bố vào tháng 4 ý định “tiêu diệt Pháp Luân Công” trong một sự kiện kéo dài 3 tháng của ông ta.

C. Xem xét 3 văn kiện được xuất bản bởi ĐCSTQ vào những ngày đầu của cuộc đàn áp, mỗi bản đều có những lỗ hổng trong lý luận của nó. “Thông cáo từ Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cấm các đảng viên Cộng sản tập Pháp Luân Công” là một văn bản nội bộ của ĐCSTQ, và không thể được dùng đối với chính sách quản lý chung. “Quyết định cấm Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp” của Bộ Nội vụ chỉ có một chút quyền hạn liên quan trong vấn đề này, và tuyên bố rằng Hội nghiên cứu Pháp Luân Công đã không đăng ký theo đúng các quy định. Thậm chí nếu điều đó là đúng, thì theo như các quy định điều chỉnh việc đăng ký các nhóm xã hội, việc không đăng ký không có nghĩa là trở thành một nhóm phạm pháp. Bộ Nội vụ không có quyền cấm một nhóm nào, lại càng không thể cấm sự tồn tại của 100 triệu học viên Pháp Luân Công và những hoạt động của họ. “Thông cáo Sáu cấm từ Bộ Công An” khi đó đã mở rộng một cách bất hợp pháp phạm vi quyền phán quyết vô hạn của Bộ nội vụ. Hai bộ này chỉ có thể ban hành những quy định trong phòng ban của riêng mình, và không có quyền lập pháp. Do đó, cả hai văn kiện trên đều vượt quá quyền hạn của họ. Ngoài ra, cả hai văn kiện đều vi phạm trực tiếp Điều 36 và Điều 35 của Hiến pháp Trung Quốc.

  • Điều 36: “Công dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được hưởng tự do tôn giáo tín ngưỡng. Không một cơ quan nhà nước nào, tổ chức công cộng hay cá nhân nào có thể bắt buộc các công dân tin tưởng, hay không tin tưởng bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào; mà cũng không phân biệt các công dân tin tưởng hay không tin tưởng vào bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào. Nhà nước bảo vệ các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thông thường. Không ai có thể được lợi dụng tôn giáo để tiến hành các hoạt động để phá rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công dân hay can thiệp vào hệ thống giáo dục của quốc gia. Các nhóm tín ngưỡng tôn giáo và các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không phải lệ thuộc vào bất kỳ sự thống trị nước ngoài nào.”
  • Điều 5: “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thực hiện việc cai trị đất nước theo đúng luật pháp và xây dựng một quốc gia pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đề cao tính thống nhất và uy tín của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Không có bộ luật nào hay các điều luật địa phương hay nhà nước nào có thể trái ngược với Hiến Pháp. Tất cả các cơ quan nhà nước, các lực lượng vũ trang, tất cả các đảng phái chính trị và các tổ chức công cộng và tất cả các doanh nghiệp và các tổ chức phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả những hành vi vi phạm Hiến pháp và Pháp luật phải được điều tra. Không tổ chức hay cá nhân nào có đặc quyền vượt trên Hiến pháp hay Pháp luật.”

D. Những bình luận của Giang Trạch Dân ngày 25 tháng 10 năm 1999, trên tờ báo Pháp Le Figaro và bài xã luận của ông ta được xuất bản ngày 27 tháng 10 trên tờ Nhân Dân nhật báo không có nghĩa là lập ra luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, một độc giả đọc thông báo có thể suy ra rằng Giang đang tham khảo một đạo luật hợp pháp trong những trường hợp cá biệt đó.

E. Ngày 30 tháng 10 năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhân dân Trung Quốc đã thông qua một “Quyết định Cấm, Phòng Chống, Trừng phạt các hoạt động giáo phái”. Tuy nhiên, nó đã trái ngược với Điều 36 của Hiến pháp và cũng không có hiệu lực. Ngoài ra, văn bản này không hề đề cập gì đến Pháp Luân Công. Có lẽ những người dự thảo tài liệu này vẫn có những nghi ngờ về một quyết định như vậy trong bối cảnh của lương tâm và Luật trời.

F. Ngoài ra các tài liệu như Phần một và Phần hai “Giải thích từ Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc áp dụng Luật trong giải quyết các trường hợp liên quan đến các tổ chức giáo phái” là tương tự không hợp lệ và vượt quá thẩm quyền của họ. Điều 42 của Luật pháp Trung Quốc quy định rằng những giải thích liên quan đến việc thi hành thích hợp của một Điều luật đã quy định chỉ có thể được tiến hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội nhân dân toàn quốc. Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có thẩm quyền để giải thích pháp luật như đã làm và cũng đồng thời vi phạm Điều 36 của Hiến pháp. Ngoài ra, không có tài liệu nào trong những tài liệu này đề cập đến Pháp Luân Công.

G. Các văn bản chống sùng bái nói trên thường được dùng để chống lại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2005, một văn bản được ban hành bởi Bộ Công an coi 14 tín ngưỡng tôn giáo là tà giáo. Văn bản này đã vượt quá thẩm quyền của bộ này và cũng vi phạm Điều 36. Với những điều đã nêu trên, 14 tín ngưỡng tôn giáo được tham chiếu trong văn bản vẫn không bao gồm Pháp Luân Công.

Điều 300 Bộ luật hình sự của Trung Quốc là cách được dùng phổ biến nhất để buộc tội các học viên Pháp Luân Công. Điều 300 quy định “việc lợi dụng các tổ chức tà giáo để phá hoại việc thi hành Luật” như là một tội, điều mà, một lần nữa vượt trên cả mâu thuẫn với Điều 36 của Hiến Pháp, không thể được áp dụng một cách hợp pháp cho Pháp Luân Công ngay cả việc sử dụng bất kỳ Luật, các quy định, hay Điều luật nào của ĐCSTQ. Thực tế, các cơ quan chính phủ đã cố gắng buộc tội các học viên Pháp Luân Công theo chỉ thị của “phòng 610” không bao giờ có thể kết tội họ là một tội phạm thực tế một cách hợp pháp. Ngay cả theo bản thân các Luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp.
(Còn tiếp…)
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/15/226997.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/19/118687.html
Đăng ngày: 06– 09 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share