Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 01-09-2020] Kỳ thực, quá trình tu luyện cũng là quá trình buông bỏ “tự ngã” (tư). Trong tu luyện cá nhân, buông bỏ tự ngã mới có thể là trạng thái tiên tha hậu ngã và thiện lương nhẫn nại. Trong tu luyện Chính Pháp, buông bỏ tự ngã mới có thể trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh.
Tuy nhiên trong thực tế, trước khi tu luyện, một số đồng tu khi còn là người thường đã dưỡng thành thói quen tự nhiên về tính chủ quan, mạnh mẽ cậy thế, bá đạo ngang ngược, tự cho là đúng, hơn nữa còn cảm thấy như vậy rất tốt. Trong tu luyện không có chú trọng hướng nội tìm, suy xét lại bản thân, tu bỏ đi tự ngã, buông bỏ tự ngã, khiến cho tự ngã ngày càng tăng trưởng, bành trướng, trở thành ma tính, nghiêm trọng hơn nữa là dẫn đến tự tâm sinh ma. Nó được biểu hiện ra ở một số phương diện sau đây:
Cường điệu tự ngã. Tôi là đứng đầu, tôi là đúng, cho rằng nhận thức của bản thân là chân lý, ví như: Một số người luôn cường điệu bản thân có chính niệm, tùy tiện mang theo điện thoại di động đến khắp nơi, kết quả là xảy ra chuyện. Một số người cứ nói về công lao của bản thân, hệt như là cầm cái loa đi khắp nơi quảng bá vậy, sợ rằng người khác không biết, kết quả là tà ác cũng biết. Khi chúng ta cường điệu bản thân, coi nhận thức của bản thân là chân lý, kỳ thực là đã mắc kẹt trong cái bẫy tự ngã quá mạnh mẽ rồi.
Chứng thực tự ngã. Trong khi chia sẻ thì đặt mình ở vị trí cao mà nhìn xuống, thích lên mặt giáo huấn người khác, thể hiện tự ngã, chứ không có khiêm tốn và bình hòa. Có một nữ giáo viên nọ rất có khả năng thuyết nói, nhưng điều bản thân nói ra chỉ toàn là những ý nghĩ kỳ lạ viển vông, đã lệch khỏi Pháp, nhưng bản thân lại hoàn toàn không hay biết. Cô ấy đã bị bắt nhiều lần, nhiều lần tuyệt thực, về sau bị bức hại lìa đời. Cũng có một nam giáo viên khi chia sẻ thì khoe khoang khoác lác, lắm lúc có thể nói suốt buổi.
Sư phụ giảng:
“Những người ấy xem ra như tuyên truyền Pháp, nhưng trên thực chất là tuyên truyền bản thân họ.” (Một đòn nặng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Chia sẻ trong Pháp là bình đẳng và tương hỗ, nếu chỉ có một người nói thì không còn là giao lưu học hỏi lẫn nhau nữa, mà trở thành “buổi báo cáo chuyên đề cá nhân” mất rồi, điều này hiển nhiên là không phù hợp với Pháp.
Khăng khăng tự ngã. Thích gõ nhịp tay như thể mình là người chủ đạo hoặc là người đưa ra quyết định cuối cùng, bảo rằng không ai được nghi ngờ gì nữa và cứ một đường như vậy mà đi. Họ không dùng Pháp để đo lường mọi chuyện, mà coi những điều bản thân nói là điều hiển nhiên, nhưng lại nghe không lọt tai các ý kiến của người khác.
Có một đồng tu trường kỳ tập trung làm tài liệu ở một điểm tài liệu lớn, đảm nhiệm nhiều việc, và nói với đồng tu khác rằng: Các vị đừng làm nữa, tôi có thể làm tất cả mọi thứ. Cô ấy phân phát tài liệu cũng không liên lạc hay kết nối với đồng tu, không cung ứng theo nhu cầu, mà lại chủ trương tự làm theo ý mình. Về phương diện này, nó không phù hợp với nguyên tắc Pháp lý của các điểm tài liệu đang nở rộ khắp nơi, hơn nữa còn phân phối một cách rất chủ quan và độc đoán, dễ gây nên áp lực cho đồng tu. Về sau vị đồng tu này đã bị kết án và bắt giam, sau khi ra tù thì trạng thái cũng không tốt.
Sư phụ giảng:
“Khăng khăng giữ ý kiến của bản thân mà không buông bỏ, đó chính là chấp trước vào tự ngã.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])
Thực chất những đồng tu này đều có ưu điểm nổi bật, một số vị không dễ bị khuất phục, một số chịu khổ nhọc, một số thì sẵn sàng phó xuất. Tuy nhiên đều vì tự ngã quá mạnh mà lầm đường lạc lối hoặc thân mắc tù tội, thật sự rất đáng thương.
Cường điệu tự ngã, chứng thực tự ngã, khăng khăng tự ngã, chúng thường tương phụ tương thành với nhau. Bởi vì cường điệu bản thân, cho nên mới chứng thực tự ngã, từ đó càng khăng khăng tự ngã hơn nữa. Thực chất điều này chính là: Đặt tự ngã trên cả Đại Pháp.
Một số người trong số họ cũng đang đọc sách, cũng đang làm ba việc, nhưng tự ngã quá mạnh, trong tâm họ nghĩ: Trời là thứ nhất, họ là thứ nhì, không có khiêm nhường, cũng không có cung kính. Cho nên sẽ học Pháp không đắc Pháp, càng không thực tu, và hiển nhiên là ma nạn trùng trùng.
Sư phụ giảng:
“Chân học chân tu mới có thể nhìn thấy được Lý ở tầng thứ cao.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])
Một đồng tu nọ còn khoe khoang rằng: Ai đó xem trọng anh ấy, nhưng anh ấy không động tâm, hoặc ai đó theo đuổi anh ấy, nhưng anh ấy cũng không đồng ý. Đây cũng là một kiểu cường điệu bản thân có sức hấp dẫn, lại còn thể hiện bản thân mình tu tốt. Về sau cá nhân này cũng bị bắt.
Kỳ thực, trong chứng thực tự ngã cũng bao hàm sự phát triển của tâm hiển thị và tâm hoan hỷ.
Sư phụ giảng cho chúng ta rằng:
“Tâm hiển thị cộng thêm tâm hoan hỷ là dễ bị ma tâm lợi dụng.” (Kết luận chắc chắn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Có người tổng kết một số trường hợp bị bức hại ở xung quanh, phát hiện ra đa số đều là do cường điệu tự ngã, không chú ý an toàn. Tự ngã quá mạnh, thật đáng sợ, bởi nó có thể dẫn đến loạn Pháp và tà ngộ, có thể can nhiễu Chính Pháp, cũng có thể bị bức hại.
Nếu người tu luyện không buông bỏ được tự ngã này, sẽ bị (vị) tư gông cùm và khóa chặt. Đầu tiên sẽ là dương dương tự đắc, sau đó là tự đánh trống tự thổi kèn, tiếp theo tự cho mình có công mà kiêu ngạo. Cuối cùng thì coi bản thân mình to lớn, cho rằng ai cũng không bằng mình, dần dần lệch lạc khỏi những lời nói đúng đắn và thể ngộ đúng đắn, ly khai khỏi Đại Pháp và Sư phụ. Những người này đều đang bị nhìn chăm chú, có thể bị cựu thế lực dùi vào sơ hở và hạ thủ.
Một số người bị quấy rối, bị bức hại nghiêm trọng hết lần này đến lần khác, một trong những nguyên nhân ấy là, trong hữu ý hay vô ý mà chứng thực tự ngã chứ không phải chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp là tu luyện; chứng thực bản thân là người thường, và Sư phụ không bảo hộ người thường, cho nên càng cường điệu tự ngã thì càng nguy hiểm. Tự ngã càng lớn mạnh, ma tính càng bành trướng, càng chiêu mời lạn quỷ, càng bước trên con đường an bài của cựu thế lực. Gông cùm càng kiên cố, càng không thể giải thoát.
Sư phụ giảng:
“Chư vị nhất định phải chú ý đến một vấn đề: chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải đang chứng thực bản thân. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp cũng là tu luyện, trong quá trình tu luyện là phải vứt bỏ chấp trước vào ‘cái tôi’ của bản thân, không thể nào ngược lại làm gia tăng vấn đề chứng thực bản thân dù là hữu ý hay vô ý. Trong quá trình chứng thực Pháp và tu luyện cũng là quá trình từ bỏ ‘cái tôi’, làm được như thế mới là chứng thực bản thân chư vị một cách chân chính, bởi vì những thứ của người thường thì cuối cùng chư vị cũng phải buông bỏ, buông bỏ tất cả chấp trước của người thường mới có thể vượt qua được tầng của người thường.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004], Giảng Pháp tại các nơi VI)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/1/“自我”是枷锁-411162.html
Đăng ngày 12-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.