Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 31-07-2020] Bởi kiên định tu luyện Pháp Luân Công, một gia đình năm thành viên đã bị bức hại nghiêm trọng. Cha và mẹ lần lượt qua đời, hai con bị bắt giữ và kết án tù nặng. Người con thứ ba bị giam một năm kể từ khi bị bắt giữ vào năm 2019. Mặc dù hồ sơ vụ án của cô đã bị viện kiểm sát trả lại, song cảnh sát vẫn không thả cô.

Một gia đình ở huyện Hy Thủy, tỉnh Hồ Bắc bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa từ năm 1997. Các căn bệnh của họ đều nhanh chóng biến mất. Họ sống theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc của họ đã hoàn toàn bị đảo lộn sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Ngày 24 tháng 1 năm 2001, ông Nam Sơ Dần, một bác sỹ nổi tiếng ở địa phương qua đời vì bị đánh đập trong Trại tạm giam. Vợ ông, bà Chu Đông Mai qua đời vào ngày 21 tháng 6 năm 2010, sau khi sức khỏe của bà suy giảm vì liên tục bị bắt giữ và sách nhiễu.

Con trai của họ, anh Nam Tiểu Thanh đã bị đuổi khỏi trường đại học và bị kết án tám năm tù vào tháng 4 năm 2003. Em gái của anh, cô Nam Khê Phân bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức lần đầu tiên vào năm 1999 và sau đó bị kết án sáu năm tù giam vào năm 2001. Chị gái của anh Nam, cô Nam Điền Cúc cũng nhiều lần bị bắt và giam giữ. Tại thời điểm viết bà, cô vẫn đang bị giam giữ sau lần bắt giữ gần đây nhất xảy ra vào ngày 11 tháng 8 năm 2019.

Dưới đây là tường thuật về sự bức hại mà mỗi thành viên trong gia đình ông Nam đã trải qua.

Ông Nam Sơ Dần

Ngày 23 tháng 7 năm 1999, ông Nam Sơ Dần bị bắt cùng với hai con gái vì luyện các bài công pháp Pháp Luân Công ở Quảng trường Hy Thủy. Ông bị giam tại trại tạm giam Số 2 huyện Hy Thủy trong 10 ngày. Con gái của ông bị giam giữ tại trại tạm giam Số 1 Hy Thủy. Trong khi bị giam giữ, ông bị cưỡng bức làm công việc trộn xi măng nặng nhọc dưới cái nắng như thiêu như đốt. Sau vài ngày làm việc, chân của ông vị lở loét.

Bởi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999, ông Nam và hai con gái lại bị bắt giam. Ông và con gái lớn bị giam trong trại tạm giam Số 1 hơn 40 ngày, còn con gái út của ông bị kết án một năm rưỡi lao động cưỡng bức.

Tối ngày 25 tháng 12 năm 1999, ông Nam, vợ, con trai và con gái lớn của ông đã đi tới Quảng trường Hy Thủy để luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, nhưng họ lại bị cảnh sát đánh đập tàn bạo ngay tại chỗ.

Một cảnh sát đã đập đèn pin vào đầu ông Nam. Những người khác đẩy ông ngã xuống đất, giẫm lên cổ ông, đá vào đầu và người ông. Mặt ông be bét máu.

Ông Nam và con gái lớn bị giam trong trại tạm giam Số 1 Hy Thủy. Vợ và con trai bị giam trong trại tạm giam Số 2 Hy Thủy. Ông Nam vẫn bị giam giữ và sau đó bị kết án một năm lao động cưỡng bức, còn vợ và con trai bị giam hai tháng, và con gái ông bị giam bốn tháng.

Ông Nam gần như bị đánh đập hàng ngày và còn bị bỏ đói trong trại giam. Sau khi bị một tù nhân húc mạnh vào bụng, ông đã ngất xỉu. Kể từ đó, ông đi ngoài ra máu và đôi khi còn thổ huyết. Bụng dưới và chân của ông bắt đầu sưng lên. Quản giáo không cho ông được điều trị y tế.

Tháng 5 năm 2000, sau sáu tháng giam giữ, ông Nam bị kết án một năm lao động cưỡng bức. Ban đầu Trại lao động Cưỡng bức Hoàng Thạch từ chối tiếp nhận ông vì sức khỏe yếu. Ông bị giam giữ trong trại tạm giam hơn một tháng, sau đó bị đưa trở lại rại này. Với tình trạng sức khỏe của ông, quản giáo trại không giao việc cho ông.

Ngày 24 tháng 9 năm 2000, ông Nam và các học viên Pháp Luân Công khác bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Sá Dương. Trại này đã cưỡng chế tẩy não họ nhằm ép họ từ bỏ đức tin. Trong toàn bộ thời gian ở trại lao động, ông Nam bị đi ngoài ra máu và người ông từ phần bụng trở xuống vẫn bị sưng.

Sau khi được trả tự do, ông Nam tiếp tục đi ngoài ra máu và nôn ra máu. Ông nói với gia đình rằng gan của ông bị tổn thương do bị đánh đập và nó không thể hồi phục.

Bất chấp tình trạng sức khỏe của ông, cảnh sát vẫn liên tục sách nhiễu và cố gắng buộc ông phải viết cam kết không bao giờ tu luyện Pháp Luân Công nữa.

Ông Nam từ chối làm theo, tuy nhiên áp lực tinh thần đã gây tổn hại lớn tới sức khỏe của ông. Ngày 24 tháng 1 năm 2001, khoảng một tháng sau khi được trả tự do, ông đã qua đời sau khi nôn ra một lượng máu lớn, chỉ trước ngày cưới con gái lớn của ông 13 ngày.

Sau cái chết của ông Nam, cảnh sát địa phương phao tin đồn rằng ông chết vì từ chối uống thuốc, nhằm che đậy việc bức hại và bôi nhọ Pháp Luân Công thêm nữa.

Bà Chu Đông Mai

Trong khi vẫn đang đau buồn vì cái chết của chồng, bà Chu lại phải đối mặt với một bị kịch khác. Tháng 4 năm 2003, con trai bà bị bắt giữ một lần nữa vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Anh bị giam giữ tại trại tạm giam Số 1 Hy Thủy 18 tháng. Lính canh không cho phép bà Chu gặp mặt con trai cho tới khi anh ở trong tình trạng nguy kịch vì bị tra tấn.

Bà Chu và con gái lớn thường xuyên tới các cơ quan chính quyền địa phương để giải cứu cho con trai, nhưng bị chỉ chạy lòng vòng và bị chửi rủa.

Tháng 10 năm 2004, khi bà Chu Đông Mai tới gặp phó trưởng công an huyện là Hoàng Hải Quân để yêu cầu trả tự do cho con trai, Hoàng nhìn chằm chằm vào bà và bóp chặt cổ tay bà. Ông ta còn mắng bà và đẩy bà ra khỏi phòng làm việc.

Không có nơi nào để tìm công lý, bà Chu cùng con gái đã đi ra đường và cầm một tấm bảng ghi chi tiết về cuộc bức hại gia đình bà phải chịu đựng. Mọi người đã rất sốc khi biết được cảnh ngộ của gia đình bà. Khi bà Chu đi ngang qua trụ sở công an huyện, vài công an đã vội vã lao ra và đập tan tấm bảng của bà.

Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 10 năm 2004, bà Chu và con gái lớn đã xuống đường một lần nữa cùng với một tấm bảng ghi: “Chồng tôi bị bức hại đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công. Con gái của tôi bị kết án sáu năm tù cũng vì tu luyện Pháp Luân Công. Con trai tôi bị bệnh nặng sau khi bị giam giữ 18 tháng và cháu vẫn chưa được thả. Tôi yêu cầu chính quyền thả con trai tôi.”

Họ đi hết con đường này qua con đường khác, khóc tìm công lý. Khi họ đi tới trước cửa trụ sở ủy ban huyện, hai xe cảnh sát dừng lại trước mặt họ. Bảy cảnh sát giật lấy tấm bảng của bà Chu, cưỡng chế bà và con gái vào xe cảnh sát và nhanh chóng rời đi.

Sau đó bà Chu bị đưa tới một trung tâm tẩy não ở thành phố Vũ Hán. Sau khi trở về nhà, bà liên tục lên cơn ho và sau đó bị xác định là đã mắc bệnh lao.

Trong vài năm sau đó, cảnh sát vẫn tiếp tục kéo đến sách nhiễu bà. Ngày 21 tháng 6 năm 2010, bà Chu qua đời trong đau khổ.

Anh Nam Tiểu Thành

Anh Nam Tiểu Thanh vốn là một sinh viên của Học viện Dầu khí Tây Nam Tứ Xuyên. Anh đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt vào ngày 17 tháng 10 năm 1999. Hai ngày sau, khi anh bị áp giải về trường, Học viện Dầu khí Tây Nam cáo buộc anh bỏ học 23 ngày và đuổi anh khỏi trường.

Ngày 25 tháng 12 năm 1999, anh bị bắt giữ một lần nữa vì luyện công trên quảng trường cùng với gia đình và bị giam giữ hơn hai tháng.

Tháng 5 năm 2000, Tân Hoa Xã đã đưa tin rằng anh Nam đã từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công sau khi bị “giáo dục cải tạo”. Sau đó, Học viện Dầu khí Tây Nam lại tiếp nhận anh. Tháng 6 năm 2000, Nhật báo Tứ Xuyên đã đăng tải một bà viết ngụy tạo việc anh Nam Tiểu Thanh bị “chuyển hóa”, điều này đã khiến nhiều người dân chưa minh bạch chân tướng Pháp Luân Công bị lừa dối.

Ngày 19 tháng 4 năm 2003, anh Nam bị bắt giữ trên tàu hỏa. Anh bị thẩm vấn ở trụ sở Công an huyện Kỳ Xuân xuyên đêm. Cảnh sát treo anh lên và còng tay anh vào khung cửa sổ. Chân của anh gần như không chạm đất. Anh liên tục bị tra tấn theo các này, nó sẽ khiến anh ngộp thở và đau đớn tột cùng. Họ còn còng tay anh ra sau lưng để tra tấn anh.

3b4eb48d8d9ec2c1a237d5387032796c.jpg

Ảnh minh họa phương thức tra tấn: Treo người

Ngày hôm sau, anh bị đưa tới trại tạm giam bí mật ở trong một khách sạn và bị thẩm vấn ở đó hơn 10 ngày. Trong thời gian đó, anh bị cấm ngủ bảy ngày liên tiếp. Tay của anh thường xuyên bị còng ra sau lưng với một tay vắt qua vai và tay còn lại vòng ra sau lưng. Một chai nước được nhét vào giữa lưng và tay anh. Người anh đầm đìa mồ hôi vì đau đớn. 10 ngày sau, anh bị đưa tới trại tạm giam Số 1 Hy Thủy.

b0d36203621279423a219151b58c7ebf.jpg

Ảnh minh họa phương thức tra tấn: Còng tay ra sau lưng

Sau hơn một năm ở trong hoàn cảnh khốc liệt trong trại tạm giam, anh Nam gầy yếu, khó nuốt thức ăn, và thị lực suy giảm. Anh yếu đến mức gần như không thể đứng dậy hay đi lại được.

Thấy tình trạng nghiêm trọng của anh, vì sợ chịu trách nhiệm, trại tạm giam đã đưa anh tới Bệnh viện Số 1 thành phố Hoàng Cương để khám vào ngày 6 tháng 9 năm 2004. Anh được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, suy thận và xơ cứng động mạch não. Anh chỉ nặng khoảng 31 kg.

Sau đó, Tòa án huyện Hy Thủy bí mật kết án anh tám năm tù, và thụ án trong Nhà tù Phạm Gia Đài, ở đó anh tiếp tục bị tẩy não và các hình thức tra tấn khác. Hai tù nhân được chỉ định theo dõi anh cả ngày lẫn đêm. Anh không được phép nói chuyện với người khác, thường bị đánh đập và quát tháo. Bất chấp tình trạng sức khỏe yếu của anh, lính canh vẫn cưỡng bức anh lao động không công.

Theo lịch, anh sẽ được trả tự do vào ngày 18 tháng 11 năm 2011. Vào khoảng 8 giờ sáng, khi em gái anh cô Nam Điền Cúc và chồng cô đã tới đón anh, họ được thông báo rằng anh sẽ được trả tự do vào khoảng 9 tới 10 giờ sáng. Họ đợi ở cổng nhà tù, nhưng lại thấy anh Nam bị nhân viên Phòng 610 huyện Hy Thủy, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập đặc biệt để bức hại Pháp Luân Công, đưa đi.

Sau đó cô Nam được xác nhận rằng trong ngày hôm đó, anh trai cô đã bị đưa tới một trung tâm tẩy não ở thành phố Vũ Hán. Anh cô đã bị giam giữ ở đó 40 ngày trước khi được trả tự do. Vào thời điểm anh trở về nhà, mẹ của anh đã qua đời gần một năm.

Cô Nam Khê Phân và cô Nam Điền Cúc

Không lâu sau khi cô Nam Khê Phân, người con gái út của gia đình mãn hạn án lao động cưỡng bức 1,5 năm, ngày 9 tháng 10 năm 2001, cô lại bị bắt một lần nữa vì phơi bày cuộc bức hại. Cô bị kết án sáu năm trong Nhà tù Tứ Xuyên, ở đó, cô phải làm việc như một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, người con gái cả Nam Điền Cúc của gia đình bị bắt và giam giữ ba lần trong hơn sáu tháng vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và quyền được luyện công tại nơi công cộng.

Sau khi kết hôn, cô Nam Điền Cúc đã chuyển tới Vũ Hán sinh sống, nhưng cảnh sát chưa bao giờ ngừng nhắm tới cô. Ngày 29 tháng 6 năm 2016, cảnh sát xông vào nhà cô. Cả cô và chồng (không phải là học viên) đều bị đưa tới Đồn Công an Hoành Điếm để thẩm vấn.

Ngày 11 tháng 8 năm 2019, cô bị bắt giữ một lần nữa vì nói với mọi người về Pháp Luân Công, và kể từ đó cô bị giam giữ tại trại tạm giam Nhị Chi Câu ở thành phố Vũ Hán.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/31/409207.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/19/186408.html

Đăng ngày 30-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share