Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 01-08-2020] Gia đình cô Di Huệ đã có nhiều chuyển biến tích cực sau khi cha mẹ và chị gái cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 1 năm 1998. Gia đình hạnh phúc này đã tan vỡ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhân từ tháng 7 năm 1999.
Qua hơn 2 thập kỷ, một gia đình ở huyện Mãnh Lạp, tỉnh Vân Nam, đã bị bức hại không ngừng chỉ vì kiên định đức tin của mình. Cha cô Di đã qua đời vì liên tục bị sách nhiễu. Mẹ cô đau khổ tột cùng và mất trí nhớ. Cô Di 49 tuổi, chị gái của cô và dì của cô bị bắt và kết án nhiều lần.
Tu luyện Pháp Luân Công
Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1998, cha cô Di, ông Di Vinh Xương, là một quân nhân xuất ngũ và là Bí thư Bộ Nông nghiệp huyện Mãnh Lạp đã nghỉ hưu. Ông bị bệnh tim và viêm gan nhưng đã hồi phục sức khỏe sau khi tu luyện, điều này khiến nhiều đồng nghiệp học theo khi thấy ông hồi phục.
Mẹ cô Di 75 tuổi, bà Lý Cung Phần là y tá bệnh viện huyện Mãnh Lạp. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tính tình bà không còn nóng nảy nữa. Bà bị tai nạn khi đi du lịch cùng bệnh viện. Mặc dù bà bị thương nghiêm trọng nhưng bà đã hồi phục trong vòng 3 tháng nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Sự hồi phục nhanh chóng của bà làm đồng nghiệp của bà vô cùng bất ngờ.
Chứng kiến những thay đổi tích cực từ các thành viên trong gia đình, cô Di Huệ cùng dì của mình đã bước vào tu luyện tháng 12 năm 2005.
Cô Di là con út trong gia đình, được cha mẹ nuông chiều và lớn lên có tính ganh đua hiếu thắng và tự cao. Những tật xấu này khiến cuộc hôn nhân của cô kết thúc bằng ly dị. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công cô khỏi mọi bệnh tật và hòa đồng cùng đồng nghiệp, họ đã hiểu được tu luyện sau khi thấy cô cải thiện như vậy.
Cha qua đời, mẹ mất trí
Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, bí thư của huyện Mãnh Lạp yêu cầu ông Di từ bỏ đức tinh hoặc họ sẽ khai trừ ông khỏi ĐCSTQ. Ông Di chọn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công và thoái Đảng.
Bí thư bệnh viện nơi bà Lý làm việc yêu cầu bà từ bỏ đức tin. Khi bà từ chối, bà bị giáng chức xuống làm lễ tân. Bà và chồng liên tục bị sách nhiễu và bị hàng xóm là đồng nghiệp của ông Di giám sát.
Để tránh bị sách nhiễu, sau khi bà Lý về hưu, họ chuyển tới nhà chị bà Lý ở thành phố Côn Minh. Chính quyền theo dõi và dọa sẽ giảm lương hưu nếu họ từ chối trở về quê. Họ bị đưa trở về huyện Mãnh Lạp hôm đó.
Chính quyền lấy 2.000 tệ từ lương hưu của bà Lý để cho chi trả cho phí đi lại của họ.
Cảnh sát chưa bao giờ ngừng sách nhiễu họ. Và vài năm sau khi hai cô con gái bị kết án vì đức tin khiến họ càng thêm đau khổ.
Những năm bức hại ảnh hưởng tới sức khỏe và ông Di qua đời tháng 8 năm 2013 khi ông 80 tuổi.
Sự ra đi của ông Di đã giáng một đòn nặng xuống bà Lý. Bà bị suy sụp tinh thần và mất trí nhớ nghiêm trọng. Bà không thể tự ra ngoài và thỉnh thoảng không nhận ra người nhà. Cô Di Huệ làm việc bán thời gian để có thời gian chăm sóc bà trước khi bị bắt tháng 9 nám 2019.
Cô Di bị bức hại
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2006, chỉ 3 tháng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cô Di Huệ bị bắt trên chuyến tàu từ thành phố Mãnh Lạp tới thành phố Côn Minh và bị giam ở đồn công an.
Ngày hôm sau, hơn 20 cảnh sát ập vào nhà chị gái cô và lục soát. Sau khi không tìm thấy tài liệu Pháp Luân Công, họ bắt chị gái và mẹ cô.
Trong khi mẹ và chị gái được thả vào đêm sau khi bị thẩm vấn, cô Di bị đưa tới trại giam và bị giam ở trung tâm cai nghiện trong hai tuần. Cảnh sát tiếp tục giám sát cô sau khi cô được thả.
Cô Di mở cửa hàng đồ uống vào tháng 8 năm 2009. Vào ngày 25 tháng 9 năm 2009, cô bị tố cáo với cảnh sát vì nói với những sinh viên về Pháp Luân Công và bị cảnh sát Phòng An ninh huyện Hoa Ninh bắt ở cửa hàng. Cảnh sát lục soát cửa hàng và tịch thu sách Pháp Luân Công và tài sản cá nhân. Họ đưa cô tới nhà tù Hoa Ninh và đóng cửa hàng của cô.
Cô bị kết án 4 năm ở Nhà tù Nữ số 2 Vân Nam.
Cô Di bị biệt giam tới tận tháng 2 năm 2011 và bị buộc ngồi ghế đẩu nhỏ. Cô bị giám sát hàng ngày bởi 2 tù nhân, những người hạn chế cô dùng nhà vệ sinh và từ chối cho cô dùng nhà tắm. Cô sau đó bị cưỡng ép lao động công ích. Cảnh sát thường ép cô viết cam kết từ bỏ đức tin.
Cha mẹ tới thăm cô 4 lần, nhưng cảnh sát không bao giờ cho cha mẹ gặp cô, họ nói rằng cô không hợp tác. Cuối cùng họ cũng được thăm cô sau khi họ viết thư cho Viện Kiểm sát và Liên Đoàn phụ nữ tỉnh Vân Nam kiến nghị rằng cảnh sát nhà tù làm sai luật.
Sau khi cha cô mất tháng 8 năm 2013, cảnh sát từ chối cho cô gặp cha lần cuối và vẫn cố buộc cô từ bỏ đức tin. Cô gần như bị suy sụp tinh thần.
Cô Di không được mua thức ăn hoặc ăn sáng. Cảnh sát cũng bỏ thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn của cô và cưỡng ép tiêm thuốc cô. Cô bắt đầu nôn mửa, tức ngực và chóng mặt. Cô cũng mất thính giác trong một năm.
Cô Di được thả khỏi nhà tù 25 tháng 9 năm 2013, nhưng cảnh sát tiếp tục sách nhiễu cô.
Ngày 3 tháng 9 năm 2019, cô Di đang đọc sách Pháp Luân Công ở nhà cùng những học viên khác thì cảnh sát xông vào và bắt giữ họ. Cô bị giam ở nhà tù nữ Côn Minh.
Cô Di mới bị xét xử ở tòa án huyện Tây Sơn. Luật sư của cô bào chữa vô tội cho cô. Cô cũng tự bào chữa cho mình rằng khi cảnh sát thu giữ sách Pháp Luân Công và tài liệu, họ đã vi phạm quyền tài sản riêng tư.
Chị gái bị bắt và đưa tới trại lao động
Chị gái cô, cô Di Nghiêm, 53 tuổi, làm việc ở Bộ Công nghiệp và Thương mại huyện Mãnh Lạp. Cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 1998 cùng cha mẹ. Tu luyện giúp cô hồi phục sức khỏe sau khi trải qua tình trạng nguy kịch sau khi sinh con năm 2005.
Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, đài truyền hình huyện Mãnh Lạp cố đưa cô lên truyền hình để tuyên bố từ bỏ đức tin, vì cô là điều phối viên. Cô từ chối và bị giam trong 15 ngày.
Tháng 2 năm 2006, khi học viên địa phương góp tiền đưa cho cô để sản xuất tài liệu Pháp Luân Công, vài người đã tố cáo cô gây quỹ bất hợp pháp.
Cô Di Nghiêm bị bắt vào giữa tháng 2 và nhà cô bị lục soát. Cảnh sát tịch thu máy tính và máy in. Vào ngày mùng 3 tháng 3, cô bị đưa tới trung tâm cai nghiện. Hai tuần sau, cô bị giam 2 năm ở trại lao động nữ Vân Nam, ở đó cô bị tẩy não nhiều lần và cưỡng bức làm việc cường độ cao.
Sau khi được thả, cô Di Nghiêm trở lại nơi làm việc và bị giáng chức xuống làm công nhân hợp đồng. Cô được trả 300 nhân dân tệ mỗi tháng. Một năm sau công ty bồi thường cho cô một phần lương bị cắt giảm, nhưng cô vẫn nhận được ít hơn hàng nghìn tệ so với trước.
Người dì bị kết án vì đức tin
Dì của cô Di, bà Lý Cung Phương, hơn 50 tuổi, làm việc ở nhà máy ỏ Côn Minh trước khi về hưu.
Bà bị bắt vào tháng 5 năm 2006 vì tới đồn cảnh sát cùng cha mẹ cô Di Nghiêm và yêu cầu thả cô. Hai tháng sau cảnh sát đưa bà tới trại lao động nữ Vân Nam giam trong 2 năm.
Chính quyền giữ lương hưu của bà trong thời gian bà bị giam giữ. Họ tiếp tục cắt xén hàng tháng, ngay cả khi bà được thả tháng 7 năm 2008.
Bà Lý lại bị bắt vào 27 tháng 8 năm 2010, trong vụ bắt giữ quy mô lớn. Nhà bà bị lục soát và bà sau đó bị kết án mà không rõ tội danh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/19/409201.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/1/186143.html
Đăng ngày 28-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.