Bài của đệ tử Đại Pháp tại Trường Xuân

[MINH HUỆ 1-7-2010] Tháng 5 năm 1997, tôi may mắn được tham gia lễ kỷ niệm tròn 5 năm Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Công và giảng Pháp tại sân vận động Nam Lĩnh: “Triển lãm các tác phẩm thư họa và nhiếp ảnh Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai tại Trường Xuân”. Ngày hôm ấy mưa phùn lất phất rơi, các đồng tu đưa tôi tới sân vận động Nam Lĩnh. Vừa lúc cửa phòng triển lãm mở, tôi bỗng có một loại cảm giác trong lành và dễ chịu; trước mặt tôi là một tấm bảng rất to, ở chính giữa là một bức chân dung cỡ lớn Sư Phụ Lý Hồng Chí mặc áo cà sa; một bên có đồ hình Pháp Luân và chữ viết “Chân – Thiện – Nhẫn”, cửa phòng trưng bày đặt rất nhiều hoa tươi và lẵng hoa.

2010-6-28-changchundierjie-01--ss.jpg

Tháng 5 năm 1997, kỷ niệm tròn 5 năm Sư Phụ Lý Hồng Chí truyền Công giảng Pháp, các học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân đã tổ chức thành công triển lãm các tác phẩm thư họa và nhiếp ảnh lần thứ 2 giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp.

2010-6-28-changchundierjie-02--ss.jpg

Chụp ảnh chung các nhân viên công tác làm triển lãm các tác phẩm thư họa và nhiếp ảnh giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 2 tại Trường Xuân, năm 1997.

Tôi tò mò nhìn tất cả những thứ ở nơi đây: Lúc đó người rất là đông, xem ra rất nhiều người đều là từ nơi khác đến xem phòng triển lãm, mỗi người trong số họ đều thật thà chất phác và tự nhiên, mặt mày rạng rỡ, già trẻ và nam nữ đều có, rất nhiều người ngồi xếp bằng chụp ảnh trước cửa phòng triển lãm.

Bởi vì các loại tác phẩm triển lãm rất phong phú, cho nên phòng trưng bày có vẻ hơi chật chội, hành lang rất chật hẹp; những người đi xem tấp nập không ngừng, nhưng trật tự và ngay ngắn, không có tiếng ồn ào náo động, không có tiếng tranh cãi ầm ĩ, thỉnh thoảng mọi người nói thì thầm khe khẽ, trò chuyện nhẹ nhàng, âm nhạc Đại Pháp ngân nga và an bình trong phòng khách.

Lần này các tác phẩm trưng bày thật phong phú; có thư pháp, hội họa Trung Quốc, tranh gỗ khắc bản, thư pháp bút cứng, ảnh chụp, các chế phẩm thủ công mỹ nghệ, tác phẩm triển lãm thật sự không loại nào là không có, đều rất tinh xảo.

2010-6-28-changchundierjie-03--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-05--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-04--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-06--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-14--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-09--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-10--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-11--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-12--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-13--ss.jpg
2010-6-28-changchundierjie-07--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-15--ss.jpg

2010-6-28-changchundierjie-16--ss.jpg

Một số tác phẩm tranh vẽ và nhiếp ảnh

Đối với nghệ thuật thì tôi gần như chẳng biết gì cả, nhưng tôi rất tôn trọng nghệ thuật và kính trọng những người làm nghệ thuật; trong tâm tôi khâm phục các nhà thư pháp, họa sĩ và nhạc sĩ. Thoạt nhìn những tác phẩm này, tôi rung động, nhìn chăm chú không nói nên lời, quả thật tôi không thể tin trong Pháp Luân Công có nhiều người tài ba như vậy, nhiều học viên có trình độ tri thức cao cấp như thế này; tôi vui mừng mà chẳng nói được gì, tôi nhìn mà không biết chán, rồi chụp ảnh (lúc đó tôi đã chụp rất nhiều ảnh, nhưng đáng tiếc sau ngày bức hại 20-7-1999, phần lớn chúng đều bị mất). Sau đó tôi vui mừng tán thưởng, ấn tượng nhất là có mấy bức tranh, trong đó có một bức tranh có một chiếc thang, từ bậc thang đi thông lên Trời, rất hình tượng; mặc dù tôi không hiểu vì sao mình vui mừng tán thưởng như vậy, nhưng cảm thấy rất thần thánh.

Tôi lách đến trước một bức tranh gỗ khắc bản lớn nhất, hình tượng điêu khắc là một chiếc thuyền lớn, trên thuyền có người luyện công, có người học Pháp, hình thái khác nhau, đều sinh động như thật; những vị ấy đều là hình tượng Phật, Bồ Tát, còn có hình tượng của Đạo sĩ. Những vị Phật ấy trên đầu đều có một vòng tròn, tôi ngỡ ngàng tưởng rằng đó là một chiếc mũ, thấy rằng xem thật là hay, mà còn muốn tự mình cũng được đội một chiếc mũ giống như thế, thấy rất đẹp. Rất nhiều các vị Phật, trong tay các vị Bồ Tát cầm sách “Chuyển Pháp Luân” và đang xem, thần thái của các vị Phật, Đạo, Thần biểu hiện khác nhau nhưng vẻ ngoài của mỗi vị đều rất long trọng; ý tưởng khung cảnh của hình tượng rất đẹp, chế tác hoàn mỹ, thiết kế đẹp, khiến cho người ta hiểu ra sự vô cùng vô tận, đến bây giờ còn in rõ ràng trong mắt tôi.

Khi đó các tác phẩm triển lãm nhiều không đếm xuể, nhưng tôi chỉ lựa chọn những thứ mà tôi ưa thích, và cảm thấy hứng thú khi xem các tác phẩm trưng bày; những tác phẩm khác thì tôi nhớ không rõ ràng lắm. Dường như những tác phẩm đan lát thủ công, tác phẩm thêu các loại hình Pháp Luân, cờ màu… có rất nhiều. Tôi đam mê thư pháp, thích thư pháp, cho nên xem rất chăm chú. Tôi cảm thấy trong thư pháp thì tranh chữ, chữ viết, tranh vẽ là các tác phẩm tham gia triển lãm nhiều vào hạng nhất. Trong đó có thư pháp viết lối chữ Lệ, thư pháp viết lối chữ Khải, thư pháp Hoành bản (bản thư pháp nằm ngang), thư pháp Thụ bản (bản thư pháp dựng thẳng), còn có bản viết chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, bản viết chữ “Chân Thiện Nhẫn”; mỗi một bức họa đều đẹp; từ tranh thủ công mỹ nghệ đến các chế tác dán giấy đều rất hoàn mỹ. Mặc dù tôi không hiểu nội hàm thể hiện chính của những người sáng tác, nhưng cái tâm của các tác giả khiến cho tôi xúc động. Điều ấy cho thấy họ đã dùng trái tim sáng tác ra, chính là cảm giác rất tốt, làm sao Pháp tốt thế này mà tôi cũng không hình dung ra. Còn dùng lối viết chữ Khải nhỏ để viết tay “Luận Ngữ”, quá khứ tôi biết Khổng Tử viết “Luận Ngữ”, nhưng không biết trong Pháp Luân Công cũng có “Luận Ngữ”. Tôi biết trong “Luận Ngữ” của Khổng Tử là giảng cho con người, ông chỉ dạy cho con người đạo lý làm người. Mà Sư Phụ trong Đại Pháp giảng “Luận Ngữ” chính là giảng Pháp lý cho người tu luyện, là Phật Pháp! Quá khứ Hàn Dũ có câu thơ “Thư sơn hữu đường cần vi kính, Học hải vô nhai khổ tác thuyền” (Tạm dịch: Núi sách có đường chăm chỉ là tắt; Biển học vô bờ lấy khổ làm thuyền), nhưng mà tại nơi đây tôi đã bất ngờ với lối viết chữ Lệ để viết “Công tu hữu lộ tâm vi kính, Đại Pháp vô biên khổ tố chu” (Ghi chú: đây là hai câu trong bài “Pháp Luân Đại Pháp”, tập Hồng Ngâm I), khi đó tôi còn chưa nhìn thấy Sư Phụ tác giả câu trên, không hiểu nên đã dùng tư tưởng nhỏ nhen của bản thân, những thứ của con người để so sánh với sách Pháp của Sư Phụ, xem xong nửa ngày tôi cũng không hiểu ý nghĩa là gì.

Còn có một câu hỏi khiến tôi càng thêm không hiểu, đó là rất nhiều tác phẩm thư pháp đều có một chỗ ghi chú dòng chữ “Đệ tử chân tu” gì đó, mà còn viết “Đệ tử thực tu” nào đó, cảm giác rất kì quái. Tôi liền hỏi đồng tu Tiểu Ninh đưa tôi cùng đi, anh ấy tựa hồ cũng không giải thích được rõ ràng. “Đệ tử chân tu” và “Đệ tử thực tu” này có chỗ không giống nhau gì đây? Không hiểu còn có ẩn ý gì chăng? Sau này vẫn còn mang theo nghi hoặc và điều không giải thích được này, tôi đã bước vào Đại Pháp, đã bước vào tu luyện. Mãi đến sự kiện “20-7” sau đó, rốt cục bản thân tôi đã giải được câu đố này, đã hiểu được nội hàm của chân tu rồi, đã hiểu được ý nghĩa của thực tu, đương nhiên là để sau hãy nói.

Chúng tôi vừa đi vừa xem, âm nhạc Đại Pháp bài Phổ Độ, an bình và thâm thúy dường như đưa tôi trở về thời kỳ tiền sử xa xưa, làm cho tâm hồn người ta thanh thản và khoáng đạt, cảm giác vô cùng lôi cuốn.

Còn có một bức tranh thủ công mỹ nghệ, sử dụng vài loại len sợi màu cùng kết hợp, đan thành một tờ hình tượng cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Sư Phụ, làm ra bức thêu rất tuyệt mỹ, khiến tôi tán dương và cảm thán. Bức tranh còn dùng các bông hoa với các chất liệu màu, kết thành hình tượng bìa cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” màu xanh lam. Còn có rất nhiều tác phẩm tham gia triển lãm, nhưng vì tôi lúc ấy chỉ là hưng phấn, hiếu kì, xem náo nhiệt, nên không có ý thức được nhiều những thứ trân quý này, rằng cần phải cất kỹ những vật quý báu này. Tôi lúc ấy chỉ chú ý những thứ mà bản thân yêu thích, còn những thứ khác thì nhớ không ra, chẳng qua lúc ấy cảnh tượng long trọng vẫn còn lưu lại trong tôi những kỉ niệm tốt đẹp; tôi nguyện mang những ký ức tốt đẹp này vĩnh viễn phong kín trong tâm trí tôi, trở thành những hoài niệm vĩnh cửu.

Sau đợt xem triển lãm tranh ấy, tôi bắt đầu tinh tấn tu luyện. Triển lãm tranh đã phá tan văn hóa Đảng quán thâu lâu dài trong tôi, khiến tôi hình thành các loại quan niệm cố hữu: cho rằng khí công đều là làm mê tín, hoang đường chế nhạo người ta, cười nhạo người ta. Mà hoàn toàn là do bản thân tôi quá ngu xuẩn, mới một lần sai lầm là lỡ mất cơ duyên. Trước năm 1994 có người giới thiệu tôi Pháp Luân Công, mà tôi do bị quan niệm cản trở nên đã không trả lời việc đó.

Trước khi đi thăm triển lãm tranh, học viên Pháp Luân Công Tiểu Ninh đã thuê xe đưa tôi đến phòng này, để cho tôi xem băng hình giảng Pháp của Sư Phụ. Kỳ thực, tôi hoàn toàn không nhớ nổi là giảng về điều gì, chỉ là một cơn buồn ngủ mạnh mẽ, cơn buồn ngủ quả thực ghê gớm, khiến tôi gục trên ghế sô pha ngủ một giấc. Đến khi tỉnh ngủ lại xem, khi đói bụng thì ăn trưa ở chỗ anh ấy; xem liên tục trong 3 ngày, mới có kiên trì xem xong băng hình giảng Pháp. Lần này xem triển lãm tranh, làm cho tôi không thể không nhìn lại bản thân: Pháp Luân Công vốn không phải như tôi nghĩ! Ôi biết bao nhiêu là quan niệm đáng sợ! Xem xong triển lãm tranh ngày thứ hai; một ngày trước tôi đã tìm được điểm luyện công và đi theo nhóm luyện công. Lúc đầu tôi chỉ nhìn họ luyện công mà huơ tay lên theo, sau này có người hướng dẫn tôi tập một lần; tỉ mỉ và nhẫn nại dạy tôi; tôi học rất nghiêm túc.

Bắt đầu như vậy, tôi mang theo rất nhiều những nghi ngờ và mê hoặc không giải thích được để tiến vào một thế giới thần kỳ. Tôi nào biết, điều ấy về sau đã thật sự thay đổi cuộc đời tôi, giúp tôi đã tìm được con đường trở về thiên thượng. Nơi đây giống như một dòng suối trong suốt, có thể rửa sạch linh hồn của con người, gột sạch những xấu bẩn của con người; có thể làm cho con người ta siêu phàm thoát tục, thoát thai hoán cốt; nơi này thật sự là một khung cảnh tịnh độ.

Lần này triển lãm tranh chính là bước ngoặt cho sinh mệnh tôi; từ nay trở đi, tôi vui mừng tự mình đi trên con đường phản bổn quy chân!

Tính từ tháng 5 năm 1997 đến nay, tôi đã tu luyện được 13 năm; nhiều năm lâu dài chữa trị không khỏi bệnh dị ứng, bệnh hen suyễn, nay đã khỏi rồi. Trước đây tính cách tôi vốn nóng nảy và ngang ngược, nay đã dần dần trở nên hoà nhã và an bình. Khi danh – lợi – tình của bản thân bị tổn hại, theo yêu cầu của Đại Pháp mà ràng buộc bản thân, tôi có thể trở nên khoan dung, nhường nhịn, biết đứng ở góc độ của người khác để suy xét vấn đề; bây giờ thậm chí đến cả người thân và bạn bè tôi đều thừa nhận. Nhặt được ví tiền, tôi kịp thời tìm người mất của trả lại; trong quá trình cả toà nhà tôi ở phải phá bỏ và dời đi nơi khác, do ngăn chặn vấn đề ánh sáng, cả toà nhà hầu như mỗi nhà đều được bồi thường, từ hơn mấy trăm nghìn nhân dân tệ đến mấy nghìn nhân dân tệ được nhận không đều nhau; tôi dựa theo tiêu chuẩn của người luyện công, đã hiểu được pháp lý “không mất, không được”, lúc triển khai thương lượng bằng lòng hạ xuống 8.000 nghìn nhân dân tệ đền bù theo tình hình thực tế, sau này cũng không truy lại tiền đền bù. Là nhờ Sư Phụ dạy bảo mới khiến cho tôi hiểu được phải làm người như vậy. Trong những năm Đại Pháp gặp phải bức hại này, tôi cũng giống như các đệ tử Đại Pháp khác, nhiều lần gặp ma nạn, thời gian bước qua chỗ ngoặt, nhờ sự che chở của Sư Tôn, từ chán nản và sa sút tinh thần mà bước lên, dứt khoát cáo biệt quá khứ, lại lần nữa tu luyện xông qua nhiều cửa ải khó.

Sau ngày 20-7-1999, bản thân tôi đã hiểu được chân tu là gì, giả tu là gì. Tôi cũng đã hiểu được nội hàm biểu đạt chính trong các tác phẩm tranh của những hoạ sĩ này. Ma nạn không phá huỷ được ý chí tu luyện của tôi, ngược lại trong ma nạn càng lúc càng rèn luyện thành thục. Hiện tại tôi hầu như đi khắp hang cùng ngõ hẻm, giúp đỡ những người có duyên hiểu chân tướng để làm “tam thoái” (thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội), cứu vãn những người Trung Quốc đáng quý bị đầu độc bởi những lời dối trá và mê hoặc ấy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/1/226119.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118448.html

Đăng ngày 15-08-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share