Bài của đệ tử Đại Pháp tại Sâm Châu tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 5-7-2010] Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7 năm 1994, Sư Phụ Lý Hồng Chí tôn kính đã giảng Pháp Luân Công tại Sâm Châu tỉnh Hồ Nam, đây thật sự là một cơ duyên vạn cổ, là từ bi của Phật.

Năm 1993, Sâm Châu có 4 người đã được nghe Sư Tôn giảng Pháp cho các học viên ở một thành phố khác, cho rằng Pháp Luân Công quá tốt, nên họ muốn mời Sư Tôn đến Sâm Châu giảng Pháp Luân Công để giúp cho những người lương thiện nơi đây thu được lợi ích. Ngày 6 tháng 1 năm 1994, khi tham gia lớp học ở Quảng Châu, họ đã mang thư mời của Hiệp hội Khí công Sâm Châu, mời Sư phụ đến Sâm Châu giảng Pháp và truyền Công. Trải qua mấy lần mời, Sư phụ đã đồng ý đến Sâm Châu giảng Pháp Luân Công.

Vài ngày sau đó có một tờ giấy được dán trên tường về lịch sắp xếp thời gian giảng Pháp truyền Công trên toàn quốc của Sư Tôn trong năm 1994, đây thật sự là lịch giảng được sắp xếp đầy kín từ đầu năm tới cuối năm; không có một ngày trống. Lúc ban đầu bố trí lịch giảng cho Sâm Châu là từ ngày 7 đến 12 tháng 7, phía trước là lịch giảng cho các địa phương Trịnh Châu, Tế Nam; tiếp sau là lịch giảng cho Quảng Châu, Cáp Nhĩ Tân. Nhìn tờ lịch giảng này, là có thể cảm nhận được sự gian khổ của Sư Phụ… Là vì quảng đại chúng sinh mà Ngài nhận lấy gian khổ, phàm là người thường không cách nào lý giải nổi.

Bởi vì tình hình cụ thể của Sâm Châu, giao thông không thuận tiện, người dường như quá đông, một khi đi vào thì không thể đi ra; tạo thành áp lực đối với xã hội, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của mỗi người. Sư Phụ nói với người phụ trách lớp học ở Sâm Châu rằng lớp học ở Sâm Châu không nên quá nhiều học viên, chậm trễ lớp học và ảnh hưởng đến lúc trở về nhà. Bởi vậy lớp học ở Sâm Châu chỉ có 900 người. Bao nhiêu năm về sau này chúng tôi mới có thể cảm nhận được Sư phụ có trách nhiệm đối với xã hội này, có trách nhiệm với con người; tất cả từ bi to lớn lo nghĩ cho chúng sinh, còn là pháp lực vô biên vậy.

Trước lớp học Pháp Luân Công ở Sâm Châu là lớp học ở Tế Nam, lớp học tại Tế Nam trước khi bắt đầu thì đã xuất hiện tình huống thay đổi không đúng ý tưởng ban đầu; lúc này số người đã tăng lên gấp bội, đạt đến hơn 10.000 người, Sư phụ không muốn lạc mất một ai đắc Pháp, lập tức tiến hành đồng thời 2 lớp tại Tế Nam.

Lớp học Pháp Luân Công ở Sâm Châu đã lùi lại vài ngày. Lớp học ở Tế Nam vừa kết thúc, không có bất kì thời gian nghỉ ngơi nào, Sư phụ đáp máy bay đến Trường Sa (1 địa danh của tỉnh Hồ Nam), các học viên tại Sâm Châu dùng xe ô tô nghênh đón Sư phụ ở Sâm Châu. Học viên ở Sâm Châu sớm đã đến đông đủ, trông ngóng mong mỏi Sư phụ.

Ngày 15 tháng 7 năm 1994, Sư phụ mỉm cười xuất hiện với thần thái sáng lạn bước lên bục giảng lớp ở Sâm Châu, bắt đầu truyền Pháp tại Sâm Châu, Phật quang chiếu sáng khắp Sâm Châu.

Trong thời gian Sư phụ ở Sâm Châu, đó là khoảng thời gian vĩnh viễn khó quên của chúng tôi. Sư phụ sử dụng thời gian 4 ngày, liên tục cả ban ngày và buổi tối để giảng bài; trong 4 ngày ấy giảng xong trọn vẹn 9 bài giảng. Giờ lên lớp ngày thứ nhất tôi cảm thấy tiếng nói giảng Pháp của Sư phụ nhỏ, liền có suy nghĩ về điều này; Sư phụ trên bục giảng lập tức nói: “Có vấn đề gì vậy? Giọng tôi nhỏ quá à? Giờ đã nghe rõ chưa?”. Tiếng loa lập tức vang dội lên. Lúc ấy tôi thấy rất lạ lùng, tôi nghĩ rằng điều gì Sư phụ cũng biết.

Mấy ngày Sư phụ ở Sâm Châu, vốn đã có bố trí người lo việc sinh hoạt, giặt giũ v.v.. Nhưng Sư phụ không đòi hỏi bất kì ai giúp việc cho Ngài; mỗi lần hỏi Sư phụ để giặt trang phục, thì Ngài đều nói là đã giặt xong rồi. Mời Sư phụ đi ăn cơm, Ngài đều nói là ăn cơm xong rồi. Các học viên tặng quà gì đều còn nguyên xi tại đó. Ngay cả các nhân viên phục vụ của nhà khách đều nói: Trên thế giới này sao vẫn còn có một người tốt đến như vậy. Sư phụ ở nơi chốn nào đều luôn luôn lo nghĩ cho người khác, trong gian phòng ở đều sạch bóng, chăn màn đều gấp chỉnh tề ngay ngắn.

Về việc mở lớp thu học phí, đó cũng là mức học phí thấp nhất trong các môn Khí công. Khởi thu là 50 đồng; nhưng Sư phụ đã trao đổi nhiều lần cùng với người phụ trách để giảm tiền, sau này chỉ lấy 25 đồng. Tôi đã từng học các môn khí công khác, những thầy khí công kia mở lớp, thế nhưng việc thu phí ấy có thể thu được càng nhiều bao nhiêu thì thu càng nhiều bấy nhiêu, tiền mà thu thiếu là không đồng ý. Hơn nữa, họ chỉ thích ăn uống tại những nhà hàng có tiếng. Khi kết thúc lớp học, họ còn đòi hỏi tiền và quà tặng.

Ngay buổi tối ngày hôm đó trước khi lên xe lửa rời Sâm Châu, Sư phụ vẫn còn hướng dẫn các học viên động tác, tay cầm tay giúp học viên điều chỉnh động tác. Với lại trong 4 ngày đó, Sư phụ cố gắng hết mức để đáp ứng tất cả những yêu cầu đề xuất của học viên. Các học viên muốn chụp hình, chia làm mấy nhóm nhất nhất chụp ảnh chung với Sư phụ. Có một lần, trong một buổi toạ đàm nhỏ, có một học viên mua được một chiếc máy ảnh mới và chụp hình Sư phụ, chụp được 2 tấm; Sư phụ yêu cầu anh ấy đừng chụp nữa, để đến lượt học viên còn lại chụp; kết quả một tấm hình của Sư phụ cũng không được. Sau này tôi đã ngộ được, chính là không cho chúng tôi sinh ra tâm hoan hỉ. Các học viên yêu cầu ăn chung cùng với Sư phụ, Ngài đã cùng với học viên ăn cơm. Trong lúc ăn, có học viên nói: phải chăng đã thiếu một suất cơm, nhân viên phục vụ nhà ăn mang tới một bát mì sợi to, Sư phụ đã rất băn khoăn, nói rằng làm phiền hà người khác quá.

Sau khi Sư phụ đã lên xe lửa, Ngài đã đứng vì chỗ ngồi đã nhường lại cho người khác rồi.

Sau khi học Pháp Luân Công, số người tu luyện Pháp Luân Công tăng lên nhanh chóng; tính đến đầu năm 1999 các điểm luyện công nội trong thành phố Sâm Châu là 42 điểm, mỗi ngày lớn nhất có 100 đến 200 người luyện công, lúc nhiều nhất có hơn 300 người luyện công; toàn bộ khu vực Sâm Châu có gần 3.000 người luyện công. Mỗi người đều cố gắng làm người tốt, thân thể mọi người đều khoẻ mạnh, khiến cho tâm con người khắp nơi trong xã hội đều hướng thiện, đạo đức tăng cao trở lại.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, sau khi tà đảng ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, tung tin đồn nhảm nói rằng Sư phụ vơ vét của cải; một trưởng phòng công an thuộc “phòng 610” tỉnh Hồ Nam tung tin đồn nhảm nói Sư phụ thu gom của cải, từ Sâm Châu lấy đi rất nhiều tiền bạc v.v.. để lừa gạt dân chúng. Sự thật là, mấy người chúng tôi đi tiễn Sư phụ, chúng tôi tay không mà đi, Sư phụ rất vui vẻ, đã mua một quả dưa hấu, lấy tay tách ra mỗi người một phần đều nhau. Kì lạ, sao Sư phụ lại biết chúng tôi có mấy người. Sư phụ đến Sâm Châu tay không, khi về cũng tay không mà về. Mở lớp thu học phí, giao lại tiền cho nơi thu phí, tiền của Hiệp hội Khí công còn lại mấy nghìn đồng, Sư phụ nói trạm phụ đạo Sâm Châu vừa mới thành lập, số tiền này thì cấp cho trạm phụ đạo, Sư phụ dù một xu cũng không mang đi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/5/226487.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118446.html
Đăng ngày 07-08-2010. Bản dịch có thể hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share