Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-04-2020] Sau khi đọc bài viết Cái giá phải trả khi làm việc hữu vi, tôi có nhiều cảm xúc và muốn chia sẻ một vài suy nghĩ với các đồng tu.

Nhiều học viên Đại Pháp ở Trung Quốc có thể đã giúp đỡ một đồng tu hay người thân của họ khi họ phải đối mặt với những thách thức về kinh tế sau khi bị bức hại.

Tôi từng biết một học viên tên Lệ bị cầm tù phi pháp. Chồng cô vừa mới qua đời, và các con của cô sắp vào đại học. Nhiều đồng tu đã cho tiền hoặc cung cấp các nhu yếu phẩm khác cho con cái của họ. Ngoài ra, Lệ đã vay tiền của các học viên khác để gửi cho con gái út ở nước ngoài khi cô không có điều kiện tài chính để làm việc đó. Có lẽ đây là một nỗ lực để bù đắp cho những tổn thương mà các con cô đã phải chịu do cuộc bức hại.

Khoảng hai năm trước, học viên Lệ mà tôi xem là rất tinh tấn đã qua đời vì nghiệp bệnh. Các học viên đến thăm Lệ nhận thấy ngôi nhà của cô chứa đầy hoa quả mà các học viên khác đã cho cô, và các con gái của cô đi những đôi giày hàng hiệu lạ mắt. Tuy nhiên, các đồng tu mà giúp đỡ gia đình cô đang cố gắng hết sức để tiết kiệm tài chính. Các con của học viên Lệ cuối cùng đã từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và ném đi những cuốn tài liệu nhỏ mà các học viên tặng họ.

Con cái của các học viên Đại Pháp đều có tiền duyên với Đại Pháp. Họ chịu tổn thương khi cha mẹ họ bị bức hại. Do đó, có thể hiểu được khi cha mẹ họ có thể cảm thấy cần phải bù đắp cho họ. Một số học viên cố gắng kiếm tiền để họ có thể cung cấp cho các con của họ cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, trong thế giới vật chất này, con cái của họ có thể dễ dàng lạc lối và không trân trọng những gì chúng nhận được.

Sư phụ giảng:

“Ban đầu, bởi vì cá nhân này là còn rất tốt, họ trị bệnh giúp người ta xong, người ta đưa tiền cho họ, đưa tặng thứ này thứ khác cho họ, họ có thể không nhận, cự tuyệt hết. Tuy nhiên chẳng trụ vững nổi trong thùng thuốc nhuộm lớn [là xã hội] người thường mà không bị ô nhiễm; bởi vì những người thuộc loại phản tu này chưa hề trải qua [quá trình] thật sự tu luyện tâm tính; giữ vững tâm tính của bản thân rất là khó. Dần dần tặng những đồ kỷ niệm nhỏ thì họ nhận; rồi dần dần tặng phẩm lớn cũng nhận; cuối cùng đưa ít quá thì không ưng ý. Rốt cuộc họ nói: ‘Đưa tôi nhiều thứ thế làm gì, đưa tiền là được rồi!’ Đưa ít tiền quá là không được.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cách tốt nhất để giúp đỡ người trẻ là hướng dẫn họ và dạy họ Đại Pháp. Gần đây, tôi đã tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với những trẻ có cha mẹ bị bức hại. Ngay cả trong điều kiện ít áp lực hơn, một số học viên vẫn dựa vào người khác để giúp chăm sóc con cái họ. Sự sắp xếp này gây bất lợi cho giáo dục và tu luyện của trẻ. Tình huống này cũng có thể gây phiền phức cho các học viên, tạo ấn tượng xấu cho người thường và học viên mới. Các học viên chăm sóc trẻ có thể vì cả nể mà không từ chối việc này, nhưng thời gian dài liền không chịu được. Cảm xúc tiêu cực có thể nảy sinh và gây ra những vấn đề không cần thiết giữa họ.

Sư phụ giảng:

“Nợ thì phải hoàn [trả]; do vậy trên đường tu luyện có thể phải gặp một số điều nguy hiểm.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Các học viên muốn giúp đỡ nên lý trí, và họ nên nhận trách nhiệm nếu các học viên mà họ giúp đỡ gặp vấn đề trong tu luyện và cuộc sống của họ.

Theo tôi, nếu một người đi chính con đường tu luyện của họ, những vấn đề về tài chính hoặc gia đình của họ đều có thể giải quyết. Chúng ta không phải là thân thích hay bằng hữu. Việc kết giao giữa các đồng tu chính là nên tập trung vào việc phối hợp trong các hạng mục Đại Pháp, che chở khích lệ nhau, chỉnh thể cùng đề cao. Chúng ta nên tận lực tránh đạo lý đối nhân xử thế trong người thường, phòng việc sinh ra mâu thuẫn giữa chúng ta trong việc phối hợp. Nếu không tránh được việc kết giao ân tình người thường, hẳn là cũng nên phù hợp với đạo lý làm người, minh bạch sổ sách, không nên mắc nợ người khác. Chúng ta nên giữ hình tượng của đệ tử Đại Pháp, suy nghĩ cho người khác.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/27/404419.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/22/185615.html

Đăng ngày 16-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share