Một chút thể ngộ sau khi đọc kinh văn mới “Lại một gậy cảnh tỉnh” của Sư phụ

Bài viết của Tịnh Minh, đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc  

[MINH HUỆ 13-07-2020] Minh Huệ Net đã đăng bài kinh văn mới “Lại một gậy cảnh tỉnh” của Sư phụ Lý Hồng Chí vào ngày 5 tháng 7 năm 2020. Sau khi đọc kỹ kinh văn mới, đệ tử quá đỗi đau buồn và cảm thấy có lỗi: Bởi vì các học viên không lý trí và không tinh tấn nên Sư phụ lại vì chúng ta tiết lộ thêm một lần thiên cơ.

Tôi không nghĩ tới rằng mỗi lần tiết lộ thiên cơ thì nhất định là đệ tử Đại Pháp đã xuất hiện sai lệch khá lớn về phương diện tu luyện này, điều này đem đến trở lực và can nhiễu rất lớn cho tiến trình Chính Pháp. Sư phụ không muốn lạc mất một đệ tử nào, để giúp đệ tử Đại Pháp có thể nhanh chóng quy chính, cho nên Sư tôn đã vì đệ tử và chúng sinh gánh chịu hết thảy khổ nạn.

Người xưa có câu “thiên cơ không thể tiết lộ”. Sư phụ giảng:

“Bề mặt con người là vô cùng phức tạp, tình huống các không gian khác nhau là vô cùng nhiều, vì để chư vị có thể vượt qua được chỗ khó này, tôi không thể không lại giảng ra Thiên cơ này, nhưng mà chư vị có biết hậu quả chăng? Những học viên tham dự rất sâu vào ấy, cựu thế lực có thể buông tha chư vị hay không?” (Lại một gậy cảnh tỉnh)

Ở tầng thứ tu luyện sở tại, tôi ngộ ra ở đây có nhân tố của hai phương diện: Một là, tu luyện cần phải ngộ trong mê, tu trong mê, như vậy can nhiễu đến từ bên ngoài sẽ ít (chủ yếu là can nhiễu từ cựu thế lực), đề cao nhanh hơn và vững chắc hơn. Hai là, vị Giác Giả tiết lộ thiên cơ là Sư phụ Đại Pháp phải gánh chịu vô số nợ nghiệp trong tầng tầng không gian về phương diện này cho chúng sinh toàn vũ trụ. Sư phụ từ bi với chúng sinh và đây lại là một lần triển hiện của Phật ân hạo đãng.

Các học viên tham dự vào ‘diễn giảng loạn Pháp’ nhìn chung sẽ có hai điểm giống nhau, đó là chấp trước vào tự ngã và hướng ngoại cầu. Kẻ diễn giảng loạn Pháp chấp trước vào một số thứ vô cùng cục hạn do bản thân mình nhìn thấy và nghe thấy ở tầng thứ sở tại trong không gian khác, lấy chúng làm ‘tiêu chuẩn’ diễn giảng trong các đồng tu để hiển thị năng lực bản thân, truy cầu sự ngưỡng mộ của đồng tu. Những người đi nghe diễn giảng có chấp trước vào tình trạng trường kỳ không có cải biến trong tu luyện cá nhân, mong muốn biết được ‘biện pháp khắc phục’ từ kẻ diễn giảng loạn Pháp để giúp cho thân thể mình thoải mái hơn một chút, hoặc là mong muốn kẻ diễn giảng loạn Pháp có thể ‘bắt mạch’ tu luyện cho mình, xem thử mình đã tu đến tầng thứ nào hay giai đoạn nào. Thậm chí là tại thời điểm đó, nếu như xuất hiện biến hóa về tu luyện thì họ sẽ ca ngợi công lao của đối phương, hoàn toàn quên mất Sư phụ đã từng giảng:

“Tất nhiên, tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Toàn bộ quá trình diễn hoá công của một người tu luyện, là một quá trình rất phức tạp tại các không gian khác; không phải chỉ ở một không gian khác, mà tại tất cả các không gian; thân thể tại các từng không gian tất cả đều biến hóa. Chư vị có tự mình làm được điều ấy không? Không làm được. Điều ấy là do sư phụ an bài, sư phụ làm cho; do đó mới nói là tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Chư vị chỉ cần tự mình có nguyện vọng như thế, mong muốn như vậy; [còn] sự việc chân thực là do sư phụ làm giúp.” (Chuyển Pháp Luân)

Toàn bộ hết thảy mọi thứ là Sư phụ đang làm. Ít nhất là những học viên này đã phạm vào hai điều cấm kỵ trong tu luyện: Một là không ‘dĩ Pháp vi Sư’ (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996]), hoặc là ‘dĩ Pháp vi Sư’ nhưng lại mang theo tâm tham lam. Hai là trộm Pháp để bản thân dùng, gần như là loạn Pháp.

Nhớ lại ở địa khu A nơi tôi sinh sống, vào đoạn thời gian trước có một học viên đến từ vùng khác (ở đây tôi cũng nhắc nhở mọi người một chút rằng những kẻ diễn giảng loạn Pháp phần nhiều là ‘học viên ở nơi khác đến’ hoặc là học viên bản địa trước đây đã từng sinh sống ở nơi khác), anh ta tự xưng mình được Sư phụ điểm hóa đi tìm những đồng tu ở bên dưới thiên thể của anh ta. Nghe anh ta diễn giải về một số công năng và thần thông, rất nhiều đồng tu tin tưởng không chút nghi ngờ, mọi người gần như nhắm mắt sùng bái anh ta. Địa khu A càng ngày càng có nhiều đồng tu bị cuốn vào việc quái gở này, thậm chí là mọi người giả vờ như không nghe thấy lời nhắc nhở và sự sắp xếp của đồng tu điều phối.

Lúc đó cũng có đồng tu cật lực đốc thúc vài đồng tu trẻ chúng tôi đi giao lưu chia sẻ với học viên kia. Thời đó Minh Huệ Net chưa có bài chia sẻ nào liên quan đến ‘diễn giảng loạn Pháp’, nhưng chúng tôi nhận ra đồng tu này đang học theo người ta, chứ không học Pháp. Cách cô ấy sùng bái người học viên kia không giống như cách làm của một người tu luyện. Trước khi đi, vài đồng tu chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ về một số điều như sau: (1) Chia sẻ giữa các đồng tu cần phải ‘dĩ Pháp vi Sư’; (2) Không để cho mình bị dẫn động bởi bất cứ lời nói và hành động không dựa trên Pháp của đối phương; (3) Phát hiện đối phương có lời nói và hành động không dựa trên Pháp thì chúng tôi cần phải lý trí dùng Pháp của Sư phụ giảng để phá trừ. Chúng tôi vẫn liên tục phát chính niệm, cầu xin Sư phụ gia trì cho đệ tử thanh trừ hết thảy nhân tố và sinh mệnh tà ác ở phía sau thao túng lời nói và hành động của người học viên kia. Chúng tôi xin Sư phụ bảo hộ, không cho phép tà ác can nhiễu buổi chia sẻ chân chính dựa trên Pháp của các đồng tu.

Kể ra quả thật là thần kỳ, phía mặt không tốt của người học viên kia giống như bị ức chế hoàn toàn. Anh ta không dám ba hoa khoác lác về công năng và thần thông nữa. Mọi người chỉ chia sẻ về phương diện đề cao tâm tính trong tu luyện, kính Sư kính Pháp v.v. Hơn nữa, mỗi lần anh ta nói xong, chúng tôi đều thiện ý nhắc nhở anh rằng những điều này chỉ là pháp lý ở những tầng khác nhau ngộ được từ trong Đại Pháp. Pháp của Sư phụ giảng to lớn vô biên, có tác dụng chỉ đạo tầng tầng chúng sinh. Hôm nay, tôi đọc đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Tôi kiến nghị chư vị rời xa kẻ đó, đừng cấp thị trường cho kẻ đó.” (Lại một gậy cảnh tỉnh)

Tôi ngộ ra lần chia sẻ vào năm đó, bởi vì chúng tôi đã kiên định tín Sư tín Pháp, dĩ Pháp vi Sư, không cấp thị trường cho người học viên kia nên không bị thụ nhận can nhiễu của giả tướng diễn giảng loạn Pháp.

Sau khi Ban biên tập Minh Huệ đăng bài “Diễn giảng loạn Pháp”, rất nhiều đồng tu ở địa khu A cũng ý thức được sự nguy hại của việc học theo người khác mà không học Pháp, từ đó tránh xa nhóm diễn giảng loạn Pháp của học viên kia, lập tức quy chính con đường tu luyện của bản thân mình. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận thiểu số các đồng tu chưa vứt bỏ chấp trước trong tâm, tiếp tục hùa theo người học viên kia, kết quả là bị cựu thế lực tóm lấy. Học viên kia và một số đồng tu hùa theo anh ta bị cảnh sát theo dõi, bắt giữ phi pháp và bị kết án phạt, đưa đến ma nạn cực lớn cho tu luyện của mình. Đồng thời cũng mang đến tổn thất cực lớn cho tu luyện chỉnh thể của địa khu đó.

Các đồng tu điều phối có lúc cũng cần đặc biệt chú ý để tránh xuất hiện tình huống ‘diễn giảng loạn Pháp’ không đáng có. Đây cũng là do nhân tâm của chúng ta tạo thành, hoặc là đồng tu điều phối có tâm tính khá cao và các đồng tu khác sinh ra tâm lý ỷ lại vào người điều phối. Hai chủng tâm chấp trước này thường hay đi đôi với nhau, về biểu hiện có thể lấy ví dụ như sau: Lúc chia sẻ về những cách biệt trong tu luyện thì sẽ xuất hiện cuộc đối thoại giống như giữa ‘bệnh nhân’ và ‘bác sĩ’, có một số đồng tu nói với người điều phối là thân thể mình không thoải mái, cảm thấy đau ở chỗ nào đó. Nếu đồng tu điều phối không thông qua Pháp lý của Sư phụ giảng để giúp đồng tu hướng nội tìm, mà lại sử dụng cách lý giải ở tầng thứ sở tại của mình trực tiếp dạy cho đồng tu làm như thế nào thì trải qua thời gian lâu dần cũng có thể dẫn đến hiện tượng diễn giảng loạn Pháp.

Vì để phòng ngừa xuất hiện tình huống chia sẻ ‘diễn giảng loạn Pháp’ loại này, tôi xin kiến nghị mọi người có thể suy xét trong các buổi chia sẻ tu luyện như sau: (1) Giao lưu chia sẻ cần phải ‘dĩ Pháp vi Sư’, dùng Pháp lý của Sư phụ giảng để phá trừ hết thảy các nhân tố bất chính; (2) Lấy ba việc của đệ tử Đại Pháp làm cơ điểm để tiến hành buổi chia sẻ, chủ yếu là làm thế nào để phối hợp và đề cao chỉnh thể tu luyện; (3) Khi nhắm thẳng vào vấn đề tu luyện cá nhân của đồng tu khác, chúng ta không được tùy ý đưa ra kết luận, dùng Pháp lý trong tu luyện giúp đồng tu hướng nội và tìm ra tâm chấp trước, chỉ có thông qua thực tu mới cải biến được trạng thái của bản thân. Đương nhiên là các đồng tu ở xung quanh cũng cần hướng nội tìm và tu bản thân mình. Rốt cuộc thì những việc người tu luyện gặp phải và nhìn thấy đều không hề ngẫu nhiên.

Kỳ thực, Sư phụ đã từng giảng:

“Vậy luyện công chẳng tăng công có hai nguyên nhân [nói] trên: không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công. Đó chính là hai nguyên nhân.” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu trên con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp xuất hiện quan nạn không vượt qua được, trước tiên chúng ta cần phải nghĩ đến: Trong đoạn thời gian này, mình có thực tu cho tốt bản thân chưa, mình có dĩ Pháp vi Sư và tín Sư tín Pháp kiên định chưa, mình có dùng đến pháp bảo Sư phụ ban cho là hướng nội tìm dựa trên Pháp chưa! Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể vượt qua ma nạn, đề cao dựa trên Pháp, hoàn cảnh tu luyện tự thân cũng sẽ theo đó biến thành tốt. Chúng ta không được ỷ lại vào nhân tố bên ngoài.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện nghiêm cẩn lắm, từng vòng nối từng vòng, ngay cả từng thời khắc, từng bước đi đều không được bị can nhiễu.” (Lại một gậy cảnh tỉnh)

Tôi thành tâm mong rằng những đồng tu vẫn còn đang tham dự vào diễn giảng loạn Pháp có thể nhanh chóng thanh tỉnh trở lại, đừng để chỉ vì bản thân mình không lý trí mà khiến cho Sư phụ phải gánh chịu thay chúng ta. Hơn nữa, đừng để chỉ vì điều này mà mất đi cơ duyên tu luyện vạn năm có một! Trên con đường tu luyện Đại Pháp sẽ không có đường tắt, duy chỉ có ‘dĩ Pháp vi Sư’, vững chắc kiên định đi cho tốt từng bước một thì mới có thể đến được bờ bên kia của tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/7/13/修煉一定要以法為師-408889.html

Đăng ngày 15-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share