Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 22-01-2020] Hơn 10 năm trước, một nữ đồng tu đã lấy máy MP3 từ chỗ của em trai rồi bán lại cho đồng tu khác, và bản thân cô ấy kiếm được một chút tiền. Về sau các đồng tu xung quanh nhắc nhở cô ấy hãy trả lại khoản chênh lệch giá ấy, không thể kiếm tiền từ đồng tu được, vì điều này không phù hợp với Đại Pháp. Nhưng sự việc cứ kéo dài vì nhiều lý do ngẫu nhiên, về sau tôi không tìm lại được đồng tu đã mua chiếc máy MP3 ấy, và mọi chuyện cũng dần qua đi. Sau đó, trong khi giảng chân tướng, cô đồng tu ấy đã bị tố cáo và bị kết án phi pháp ba năm. Cô đồng tu này rất thiện lương, cũng rất kiên định, nhưng vì sao lại bị bức hại nghiêm trọng đến vậy? Có phải vì đã kiếm chút tiền không nên kiếm chăng?

Trước đây, bản thân tôi cũng từng có tâm tham rất lớn. Ví như: Dùng xe công để làm chuyện tư, chi tiêu bằng thẻ mua sắm của người khác tặng, đòi hỏi quà cáp, ăn miễn phí v.v. Rồi một hôm tôi học đến câu Pháp:

“Bố con mình không cần; nếu muốn thì chúng ta tự mua.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đột nhiên chấn động: Đúng rồi, là một người luyện công, nếu cần gì thì tự bản thân đi mua mới đúng chứ.

“Chư vị chiếm tiện nghi nên thuộc về bên được, như vậy chư vị phải mất.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Về sau, tôi cố gắng hết sức dùng cái lý “tự mình đi mua” để yêu cầu bản thân.

Nói về giấy vệ sinh trong toilet ở văn phòng tôi, một tuần chỉ có ba cuộn. Trước đây, khi tôi rửa tay thì không dùng giấy lau của mình. Một hôm tôi nghĩ: Mỗi lần sử dụng giấy vệ sinh của công ty, mình đều dùng nhiều hơn, người khác thì dùng ít hơn. Về sau tôi tự dùng giấy vệ sinh của bản thân mình. Nhưng vì thói quen đã dưỡng thành rất khó thay đổi, thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không chiếm dùng, thỉnh thoảng cũng khiến tâm tham nổi lên, vậy là tôi không ngừng phản đối nó, ức chế nó và thanh trừ nó.

Tôi từng hỏi bản thân rằng: Thần có thể tham lam keo kiệt không? Thần có thể chiếm lợi nhỏ của người khác không? Mình là người tu Phật, miệng luôn nói phải buông bỏ tất cả, trợ Sư chính Pháp cứu độ chúng sinh. Nếu ngay cả một mẩu giấy vệ sinh cũng không buông được, vậy mình còn có thể buông được gì đây?

Kỳ thực trong văn hóa truyền thống, thanh liêm là cao thượng và mỹ đức, còn tham lam là hủ bại và sỉ nhục. Tuy nhiên thuận theo đạo đức nhân loại bại hoại, chúng ta cũng trôi theo dòng chảy ấy, đã thay đổi mà không cảm thấy xấu hổ, đôi khi vì không muốn tiêu tiền nên đã tùy nghi chiếm lợi. Thực chất đây là sự biến dị, không chính, giá trị quan bị móp méo. Người xưa giảng rằng:

“Tham tha nhất lạp túc, thất tức bán niên lương”. (Thích Hàm Kiệt)

(Vì tham một hạt kê, mà mất nửa năm thóc lương)

“Ngã dĩ bất tham vi bảo, nhĩ dĩ ngọc vi bảo, nhược dĩ dữ ngã, giai tang bảo dã.” (Tử Hãn)

(Ta coi bất tham là quý, ngươi coi ngọc là quý, nếu đưa cho ta, thì cái quý của chúng ta đều mất)

“Cẩu phi ngô chi sở hữu, tuy nhất hào nhi mạc thủ, như sơn gian chi thanh phong dữ thủy trung chi minh nguyệt.” (Tiền Xích Bích phú, Tô Thức)

(Vật nào có chủ ấy, một ly ta cũng không lấy, như ngọn gió mát trong núi cùng vầng trăng sáng trong nước kia vậy)

Là một người tu luyện chân chính thì phải buông bỏ cái tâm tham tài, tham vật này.

Còn có một câu chuyện cổ thế này:

Danh y Diệp Thiên Sĩ trị hết bệnh đau lưng cho Hoàng đế Khang Hy. Hoàng thượng muốn trọng thưởng cho ông, nhưng ông đã nhẹ nhàng cảm ơn và từ chối.

Diệp Thiên Sĩ thưa: “Học trò hành nghề y trước giờ chỉ thu phí chẩn bệnh, không bao giờ nhận bất kỳ quà biếu nào từ bệnh nhân, không có ngoại lệ.”

Hoàng thượng nói: “Vậy à, Diệp Thiên Sĩ, ngay cả phần thưởng của trẫm, khanh cũng không nhận ư?”

Diệp Thiên Sĩ đáp: “Học trò hành nghề y trong hơn 30 năm, hiểu thấu rằng y đạo thông với Thiên đạo. Cái tâm trong y đạo chính là không thể có tư lợi cho bản thân. Thuật trong y thuật là để cứu người, người làm nghề y có liên quan đến mạng sống của hàng vạn người. Mạng người là quan trọng, nếu dùng thuật trong y thuật để cầu danh, cầu lợi, thì chẳng khác gì đạo phỉ. Học trò hiểu sâu sắc rằng, y thuật không thể gắn liền với tiền tài, chỉ có vô tư vô ngã, thì Y thuật mới có thể viên dung như ý, y đạo mới có thể là chính Đạo. Vẫn mong hoàng thượng có thể lượng thứ cho học trò cầu toàn lần này, tác thành nguyện ý của học trò.”

Nếu nói rằng, dùng y thuật cầu lợi chẳng khác gì kẻ cướp, vậy, nếu dùng Đại Pháp cầu lợi, có lẽ cũng chẳng khác gì cựu thế lực, hắc thủ và lạn quỷ. So với y đạo thì tu luyện còn nghiêm túc hơn nhiều, có tư dục tư lợi thì chính là không có vô tư vô úy, cũng chính là tâm tính không đề cao lên. Vì vậy nhất định không thể coi các học viên như thị trường, cũng không thể kiếm tiền từ Đại Pháp. Chỉ có tâm thuần tịnh, đi chính lộ, mới là phủ định an bài của cựu thế lực.

Trong tiểu thuyết “Thủy Hử truyện” có một đoạn viết rằng: Lỗ Trí Thâm mang đến một bao vàng bạc gấm vóc để dâng lên Bổn sư, Trí Chân trưởng lão nói: “Đệ tử, con được những thứ này ở đâu? Tiền bất nghĩa thì tuyệt đối không nhận.” Trí Thâm bẩm: “Của cải này là công sức mà đệ tử trải qua lao động vất vả tích lũy mà có được, đệ tử không dùng, đặc biệt muốn dâng lên Bổn sư để sung vào công quỹ.”

Tôi nghĩ lại bản thân: Liệu tiền mình dùng trong chứng thực Đại Pháp có trong sạch không? Chẳng hạn như máy tính sử dụng là máy công báo hỏng (lấy lý do này để được sử dụng), giấy bao sách là lấy từ người khác, khi đi gửi thư chân tướng thì dùng xe công ty. Chi phí đều không phải là tiền của bản thân, lại còn cảm thấy mình thông minh nữa.

Trước đó không lâu, có một đồng tu nhờ tôi photo Kinh văn. Khi tôi photo ở đơn vị, người chủ quản trông thấy, và đã nhìn tôi với ánh mắt khinh thường, nên tôi lập tức dừng photo, cúi đầu bỏ đi chỗ khác. Tôi tự hỏi, vì sao mình phải dùng máy in của đơn vị kia chứ? Chẳng phải bản thân sợ tốn tiền ư, đây chẳng đúng tâm chiếm lợi là gì. Mình nên dùng tiền của bản thân mà photo tài liệu Pháp, như vậy mới thật sự là có trách nhiệm với đồng tu.

Sư phụ giảng:

“Thật sự có thể đề cao lên như thế, thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất.” (Nhận thức tiếp nữa, Tinh tấn yếu chỉ)

Bỏ đi tâm tham, đề cao tâm tính, mới là thánh khiết, mới là uy đức.

Sư phụ giảng:

“Chấp trước vào tiền, sẽ cầu tài giả tu, hoại giáo, hoại Pháp, uổng phí trăm năm đời người chứ không tu Phật.” (Người tu cần tránh, Tinh tấn yếu chỉ)

Bây giờ tôi hiểu rằng: Nếu không buông tiền tài, không chân tu, thì có thể can nhiễu phá hoại Phật Pháp. Một số đồng tu bán hàng đa cấp hoặc gây quỹ, có thể căn bản không hiểu được ý nghĩa thực sự của câu Pháp này, cũng chính là không đắc được câu Pháp này, vì vậy mới đi sai đường và rời xa Đại Pháp. Họ vì một chút xíu tiền mà phạm tội cao như núi, lớn như trời, quả là cực kỳ đáng sợ.

Gần đây tôi nghe nói có một chuyện là: Một đồng tu nọ có thể làm được chiếc máy làm giá tươi. Đồng tu A đến nhà anh ấy nhìn thấy cái máy, cảm thấy tốt quá nên nhờ anh ấy làm cho mình một cái. Đồng tu B biết được, cũng nhờ anh ấy làm cho mình một cái. Rồi đến đồng tu C biết được, cũng nhờ anh ấy làm cho mình một cái. Kỳ thực cái máy nhỏ này được bán khá phổ biến trên mạng với giá cũng không đắt, vì sao họ không tự mua, mà lại nhờ đồng tu làm cho họ kia chứ? Thực ra, qua câu chuyện nhỏ này đã phản ánh rằng các đồng tu ấy có tâm tham và chưa bỏ được. Nếu đồng tu lợi dụng thời gian làm ba việc để làm mấy cái máy cho họ, đây chẳng phải là làm chậm trễ sự đề cao và cứu người của vị đồng tu này hay sao? Đây chẳng đúng là vì lợi nhỏ mà bỏ lỡ chuyện lớn hay sao?

Kỳ thực, Sư phụ vẫn luôn giảng Pháp lý “bất thất bất đắc” (Chuyển Pháp Luân). Nhưng khi chúng ta không chú ý, thì tâm tham và những dục vọng cá nhân sẽ xuất hiện ngay. Cho nên nhất định phải học Pháp. Sư phụ giảng:

“Trước đây các đầu [mẩu] khăn tắm của nhà máy dệt kim thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy [như thế]. Sau khi học công rồi thì anh ta không những không lấy nữa, mà còn mang những thứ đã lấy về nhà trả lại [nhà máy].” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Về phương diện lợi ích, người tu luyện nhất định phải thanh bạch, không chỉ không thể làm cái việc như là mượn gió bẻ măng, mà còn phải trả lại những gì đã từng tham lam chiếm đoạt trước khi tu luyện, có như thế mới là chân tu.

Trên đây là một chút ý kiến vụng về của bản thân, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/22/399202.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/9/185814.html

Đăng ngày 15-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share