Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Úc

[MINH HUỆ 23-08-2019] Mỗi ngày, tôi và các đồng tu kiên trì giữ vững điểm chân tướng ở Chợ cá Sydney, đến nay cũng đã hơn ba năm rồi.

Đây là một điểm chân tướng rất độc đáo: Nó nằm ở biên của một bãi cỏ rộng lớn, đối diện với con đường nơi khách du lịch lên xuống xe, quầy hàng cũng tương đối lớn, có chín tấm biểu ngữ chân tướng, trong đó năm tấm dài liên tiếp nối với nhau, dựng thẳng đứng bên trái bãi cỏ, hình thành một bức tường chân tướng rất bắt mắt. Ngoài ra còn có bốn cái ngắn hơn, được thiết kế đặc biệt cho phía bên phải của ngôi nhà nhỏ, và bao xung quanh bốn bức tường của ngôi nhà nhỏ, nổi bật với những chữ viết tay cùng màu sắc tươi sáng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu chân tướng tiếng Trung-Anh được sắp xếp ở giáp ranh giữa bãi cỏ và vệ đường, đây là đoạn đường duy nhất mà khách du lịch sẽ đi qua. Còn có máy phát thanh nội dung chân tướng đã ghi âm sẵn, chúng tôi treo trên cao để có thể phát ra âm thanh lớn nhất.

Ở đây vừa có điểm chân tướng, vừa có điểm luyện công. Trước 11 giờ 30 mỗi ngày, chúng tôi sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, rồi phát chính niệm thanh lý môi trường, sau đó có thể bắt đầu luyện công theo âm nhạc luyện công. Bởi vì Chợ cá Sydney chỉ đóng cửa một ngày duy nhất vào Lễ Giáng sinh, 364 ngày còn lại thì kinh doanh bình thường, ngày nào cũng có khách du lịch Trung Quốc đến đây thưởng thức hải sản tươi ngon nên điểm chân tướng này cũng hoạt động mỗi ngày.

Điểm chân tướng này được phụ đạo viên thành lập vào năm 2016, tất cả mọi thứ từ tài liệu cho đến vật dụng đều được mua bằng chi phí cá nhân của phụ đạo viên và các đồng tu khác. Thời gian đầu, chúng tôi chỉ có vài người, lại thiếu kinh nghiệm, treo một hoặc hai biểu ngữ đều rất khó khăn. Thỉnh thoảng gặp gió lớn, đồ đạc bị thổi tung khắp nơi, chụp được cái này thì cái khác lại bay mất, trong tâm tôi nghĩ: Sao mà phụ đạo viên lại tìm một chỗ như thế này nhỉ? Ở Sydney mùa đông không lạnh lắm, còn mùa hè thì rất nóng. Khi tôi đẩy chiếc xe nhỏ đựng tài liệu và vật phẩm chân tướng trên con đường rực nắng nóng, tôi cảm thấy như đang đẩy một cái lò nướng vậy. Vì tôi sợ nóng, mỗi ngày đều phải đi ra ngoài nên thật sự rất e ngại, vì vậy mà tôi thường đợi đến phút cuối cùng mới chịu rời khỏi nhà. Đôi lúc tôi còn nghĩ rằng: Phụ đạo viên lập ra cái điểm chân tướng này, nhưng sao cô ấy không đến nhỉ, mà khiến chúng tôi bận túi bụi ở đây mỗi ngày. Vì có suy nghĩ như vậy nên tôi chỉ coi công việc ở điểm chân tướng là nhiệm vụ cần hoàn thành.

Người tu luyện mà tâm không chính, thì khẳng định sẽ chiêu mời phiền phức. Cho nên chúng tôi bị can nhiễu hết lần này đến lần khác. Đầu tiên là sợi dây căng băng rôn bị khách du lịch âm thầm cắt đứt, một số khách du lịch khác thì đổ cocacola lên máy phát thanh, may mà chúng tôi treo lên cao, nên chỉ bị đổ lên vỏ ngoài của máy và không bị hỏng. Sau đó có đồng tu mua hai cái máy phát thanh có thể điều khiển từ xa. Tôi rất vui mừng, thật tốt quá! Vì không cần phải chạy tới lui để nhấn nút tắt mở! Nhưng chẳng được mấy hôm, thì cái máy bỗng không phát ra tiếng.

Những ngày ấy, thân thể tôi cũng xuất hiện một trạng thái, không phải đau thắt lưng thì cũng là đau chân. Dường như tôi cần phải thực sự suy ngẫm về bản thân mình. Mỗi ngày tôi dành thêm thời gian, tĩnh tâm lại và tiếp tục học thuộc “Chuyển Pháp Luân”, đối chiếu với Pháp của Sư phụ và tìm ra rất nhiều tâm chấp trước, sau đó phân tích từng cái một rồi trừ bỏ đi. Chẳng hạn như cái máy phát thanh không có tiếng, là do tâm hoan hỷ mà ra. Sau khi tôi bỏ cái tâm này đi, thì cái máy thứ hai mà mua cùng thời điểm vẫn hoạt động bình thường gần cả năm. Cái tâm chấp trước sợ nắng cũng bỏ được khá dễ dàng, bởi vì tôi hiểu rằng chịu khổ cũng là việc tốt, lại nói, nó so với những thống khổ ở Đại Lục thì chút khổ này căn bản là không đáng kể. Đương nhiên ẩn chứa trong đó là tâm an dật, cái tâm này cũng cần vứt bỏ đi. Riêng tâm oán hận bỏ đi khá chậm, bởi vì nó và các chủng tâm như tâm bất bình, tâm hiển thị, tâm tranh đấu, tâm tật đố, v.v. đều có mối quan hệ liên đới với nhau. Nói ngắn gọn, tôi phát hiện bản thân mình giống như câu Pháp mà Sư phụ giảng:

“Một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Chưa kể là những thứ bẩn ấy đã chứa đựng trong đó quá lâu, quá lâu rồi.

Tôi sinh ra vào năm mà tà đảng Trung Cộng cướp đoạt và thành lập chính quyền. Từ nhỏ thể trạng của tôi đã ốm yếu và mang nhiều bệnh, những năm đó đời sống khó khăn khiến tôi suýt bị chết đói. Tôi nhớ lại, ấn tượng sâu sắc nhất là, ngày nào người lớn cũng đều lo lắng về cơm ăn và áo mặc, tuy nhiên dưới hoàn cảnh sinh sống nghèo khổ ấy, tà đảng Trung Cộng vẫn ra sức lợi dụng đủ mọi thủ đoạn để tuyên truyền sự “ưu việt” của những cái gọi là “Xã hội Chủ nghĩa” hay“Chủ nghĩa Cộng sản”, nói rằng người ta ở các quốc gia Tây phương đều sống trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng”. Nó cố hết sức kích động mọi người phải “phấn đấu”, “dốc sức làm cách mạng”, “giải phóng toàn nhân loại” v.v. Chính cái gọi là dốc sức làm cách mạng ấy cũng khiến giữa người với nhau hình thành tính cách người tranh kẻ đoạt, anh lừa tôi gạt. Tôi đã trưởng thành, sống và làm việc dưới ảnh hưởng của thùng thuốc nhuộm là hoàn cảnh xã hội đó, và bị nhấn chìm trong văn hóa đảng đó.

Trong độc hại của văn hóa tà đảng, mặc dù bản thân không có làm bất cứ điều xấu gì lớn, nhưng cũng bị nhiễm rất nhiều thói quen xấu văn hóa đảng, nào là tự tư tự lợi, tranh cường hiếu thắng, hiển thị tự ngã, tật đố người khác, v.v. Và các vấn đề khác nữa, ít nhiều đều đã làm qua những chuyện như thế, còn đi tranh giành danh dự và lợi ích với những người thường. Tuy nhiên thuận theo tuổi tác ngày một cao, tình trạng sức khỏe ngày càng kém, hơn 10 chứng bệnh nghiêm trọng quấn thân, cuộc sống vừa khổ vừa mệt.

Cuối tháng 3 năm 1999, tôi bắt đầu bước vào tu luyện Đại Pháp, không lâu sau thì cảm thấy tất cả những khó chịu trên thân thể đều biến mất. Pháp Luân Đại Pháp quá tốt! Tôi quyết tâm kiên định tu đến cùng. Nào ngờ chưa được bao lâu thì tà đảng Trung Cộng phát động bức hại Pháp Luân Công một cách tàn khốc, khi ấy tôi muốn đứng lên phản bức hại. Tuy thời điểm ấy phản bức hại nhưng căn bản vẫn là dùng một bộ sách lược của văn hóa đảng mà đối đãi vấn đề. Chẳng hạn như nhìn thấy báo chí đăng bài xuyên tạc về sự kiện thỉnh nguyện “Ngày 25 tháng 4” của các học viên Pháp Luân Công, tôi liền thông qua “114” để tìm thông tin và điện thoại đến Cục Khiếu nại Bắc Kinh, tôi dùng điện thoại bàn để gọi và tranh cãi với nhân viên của Cục Khiếu nại khiến họ tức giận không muốn tiếp tục nghe và đã gác máy.

Sau “ngày 20 tháng 7”, vì tôi đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh nên bị cảnh sát bắt cóc. Tôi nói với cảnh sát rằng lão Mao Trạch Đông kia đã làm ra biết bao cuộc vận không đúng, rằng Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công cũng nhất định là sai. Cảnh sát nói, ai ngồi trên cái ghế Tổng bí thư Trung ương thì họ sẽ nghe lời người ấy. Tôi hỏi ngược lại: “Nếu ngồi trên cái ghế đó là một con chó thì sao?” Viên cảnh sát trừng mắt nhìn tôi mà tức nghẹn, tỏ ý không thích kiểu ăn nói quá khó nghe của tôi. Cảnh sát yêu cầu tôi ký tên vào biên bản, tôi vừa nhìn xuống giấy xem ký điều gì thì thấy ghi là “người tình nghi phạm tội”, tôi liền tức giận đập lên bàn. Cảnh sát đe dọa nếu tôi không từ bỏ Pháp Luân Công sẽ bị khai trừ công chức, khiến tôi mất việc và chẳng có cơm mà ăn. Tôi nói: “Vậy thì tôi sẽ đi xin ăn, đói không chết được đâu. Anh không tin à, chúng ta hãy cùng đi xin ăn, nếu tôi không xin được, thì anh cũng chẳng đủ cơm mà ăn.” Biểu hiện của những lời nói và cử chỉ này trông có vẻ như kiên định với Đại Pháp, nhưng lại y chang cái gọi là hình tượng nhân vật anh hùng được nhào nặn ra từ văn hóa tà đảng.

Tu Đại Pháp, nhưng lại dùng văn hóa tà đảng để phản bức hại, điều ấy dĩ nhiên không được, cho nên không những không khởi tác dụng mà còn chiêu mời bức hại nghiêm trọng hơn: Bị bắt cóc, tịch thu tài sản, phạt tiền, bỏ tù, cưỡng chế tẩy não, lao động cải tạo v.v. Kể từ đó bị sa vào cái bẫy của cựu thế lực an bài. May mắn thay, dù trải qua biết bao ma nạn, nhưng nhờ sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, tôi vẫn sống sót an toàn, hơn nữa càng nhận thức rõ hơn về sự tàn bạo và tà ác của Trung Cộng, cũng thêm quyết tâm kiên định, kính trọng và tin tưởng Sư phụ và Đại Pháp. Tuy nhiên, tôi không cảnh giác rằng bản thân có quá nhiều văn hóa tà đảng.

Sau khi đến Sydney vào năm 2016, tất cả dường như đã được an bài tốt đẹp từ trước, căn nhà mà con gái tôi mua và nhà của phụ đạo viên đối diện đường với nhau, nhóm học Pháp nhỏ ở nhà phụ đạo viên. Còn nhóm học Pháp lớn thì khá xa, nên mỗi khi đi học Pháp, hai vợ chồng phụ đạo viên đều lái xe hơi chở tôi đi và đưa tôi về. Điểm chân tướng cách nhà tôi cũng rất gần, nhà kho trong gara ô tô vừa khớp có thể cất giữ tài liệu và vật dụng chân tướng, sắp xếp để tôi làm ở điểm chân tướng Chợ cá Sydney quả là quá phù hợp. Tôi nên cảm tạ ân từ bi của Sư tôn đã an bài cho tôi một hoàn cảnh tu luyện tốt như vậy; nên cảm ơn phụ đạo viên đã tín nhiệm và có thể giao mọi việc ở điểm chân tướng cho tôi, đây cũng chính là trách nhiệm và sứ mệnh của tôi. Thế mà tôi lại coi nó như một nhiệm vụ để hoàn thành, thực sự cảm thấy ngộ tính của mình quá kém! Mặc dù phụ đạo viên không đến thường xuyên, nhưng nghĩ đến cô ấy vẫn còn hạng mục khác cần làm, còn công việc kinh doanh cần quản lý, còn phải quan tâm lo lắng cho cuộc sống của một gia đình ba thế hệ v.v. Nghĩ như vậy thì tôi không còn oán hận cô ấy nữa.

Tôi học cách hướng nội tìm và tu bản thân, mọi việc ở điểm chân tướng càng làm càng thuận lợi. Nguyên trước đây cần hơn một giờ mới có thể bố trí đâu vô đó, thì nay chỉ cần nhiều nhất 20 phút là hoàn tất ổn định, những việc phá hoại từ khách du lịch cũng không còn nữa, người qua đường cũng thường xuyên vẫy tay chào chúng tôi, họ còn làm động tác tay ra hiệu hoan nghênh và cổ vũ. Ngoài ra, cũng có những người sắc tộc khác nhau đến học luyện công, cũng có người minh bạch chân tướng đồng ý làm “tam thoái”. Đối với một số người hữu duyên mà tôi gặp trên đường, tôi giảng chân tướng và làm “tam thoái” cũng khá dễ dàng.

Tu luyện là vô tận, mâu thuẫn này vừa được giải quyết xong thì mâu thuẫn khác lại đến. Có một đoạn thời gian, phụ đạo viên nói tôi có văn hóa đảng. Bản thân tôi có thể không cảm thấy, trái lại còn cho rằng mình tu tốt, trong tâm tôi nghĩ: Mình ở Đại Lục bị tà đảng đẩy về phía đối lập, hết lần này đến lần khác chịu biết bao nhiêu bức hại, sao có thể mang văn hóa đảng được chứ? Kỳ thực đây chính là tư duy của văn hóa tà đảng, cho rằng chỉ cần từng bị tà đảng bức hại thì sẽ không có văn hóa đảng, trong tiềm ý thức còn nhận định sai rằng, bị tà đảng Trung Cộng bức hại càng nghiêm trọng thì càng tu càng tốt, căn bản không dùng Đại Pháp để đo lường.

Về sau phụ đạo viên lại chỉ ra động tác luyện công của tôi không chuẩn xác, còn nói rằng khi tôi luyện tĩnh công thì thấy nét mặt biểu lộ cảm xúc không ổn, điều này càng khiến tôi không thể chịu đựng nổi được nữa, trong tâm tôi bắt đầu quay cuồng và phản ứng: “Chị sống lâu năm như vậy, dạy học hàng chục năm, chưa bao giờ có ai dám nói với chị một chữ ‘không’, còn em thì ngay cả tiểu học cũng chưa hoàn tất, lại nói chị cái này không tốt, cái kia không được. Sao chị lại gặp một phụ đạo viên như em nhỉ?” Tôi càng nói càng tức giận bất bình, từ đó cứ dán mắt vào cô ấy, hễ nhìn thấy cô ấy có chỗ nào không thuận mắt thì trong tâm thầm nghĩ: Em mới là người có văn hóa đảng ấy. Thậm chí để tránh mặt cô ấy, tôi còn thu dọn hành lý chuẩn bị chuyển đi nơi khác sống.

Lúc này, hành xử của tôi căn bản không giống một người tu luyện. Sư phụ giảng:

“Pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Tôi bỗng giật mình tỉnh ra: Tôi làm vậy chẳng đúng là trốn tránh mâu thuẫn hay sao? Sư phụ còn giảng rằng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này xuất hiện lặp lại nhiều lần trong não tôi. Tôi liền hướng nội tìm, nhận thấy xác thực có rất nhiều tâm bất hảo ẩn sâu bên trong, chẳng hạn như: Duy ngã độc tôn, coi thường người khác, bài xích những gì khác với mình, chứng thực bản thân v.v. Những thứ này chẳng phải là văn hóa tà đảng sao? Chao ôi, tôi cảm thấy hối hận vì bản thân không sớm nhận ra những thứ xấu này, lại còn mang nó đến hải ngoại nữa chứ.

Từ từ, tôi bắt đầu thay đổi tâm phản cảm thành tâm tường hòa, không chỉ bỏ niệm đầu đi nơi khác mà thay vào đó cảm thấy may mắn khi gặp được người phụ đạo viên như vậy, cô ấy đã giúp đỡ tôi rất nhiều về việc đề cao trong tu luyện, tôi rất cảm ơn cô ấy! Tôi cũng thay đổi 180 độ cách nhìn không đúng về phụ đạo viên: Mặc dù trình độ văn hóa của cô không cao, trong tu luyện, mỗi khi chia sẻ đúng là diễn đạt không mạch lạc cho lắm, nói từng tiếng một; nhưng phụ đạo viên rất có khả năng kêu gọi mọi người, trong quá trình tu luyện Đại Pháp, hai vợ chồng phó xuất rất nhiều tinh lực, tài lực và nhân lực v.v. Và các phương diện khác nữa. Ngoài ra họ còn tận tâm tận sức giúp đỡ các đồng tu, thật là một phụ đạo viên tuyệt vời! Một hoàn cảnh tu luyện tuyệt vời!

Kể từ đó, tôi thật sự học được cách hướng nội tìm. Cho dù là ở đâu hay gặp bất cứ vấn đề gì, thì đầu tiên nghĩ cho người khác, rồi sau đó hướng nội tìm và tu bản thân.

Vào một ngày của tháng 6 năm nay, dù trời mưa nhẹ, nhưng tôi và hai đồng tu khác vẫn đi đến điểm chân tướng vì trước đây phụ đạo viên đã mua cho chúng tôi một tấm che mưa. Tôi nghĩ: Che nó lên thì mưa to cũng không sao, còn nói với chồng tôi rằng: Em và các chị có tấm che mưa rồi, nếu mưa lớn, anh cũng không cần đem áo mưa đến đâu nhé. Nào ngờ, khi vừa treo xong băng rôn thì mưa to, lúc ấy mới biết tấm che mưa không hề sử dụng được. Chúng tôi xem kỹ, hóa ra đây là tấm che nắng, nên sẽ rất nhanh bị thấm nước. Lúc đó chúng tôi thu dọn đồ đạc xong thì chạy tới một chỗ có thể trú mưa, quần áo của ba người chúng tôi đều ướt sũng. Khi ấy gió lớn nên cảm thấy vừa ướt vừa lạnh, tuy nhiên không có ai oán trách gì cả, mà còn cười vui vẻ và nghĩ rằng: Tiếng Anh của phụ đạo viên không giỏi lắm, chắc là xem không rõ nên mới mua nhầm, chứ tâm ý của cô ấy rất tốt.

Về đến nhà, chồng nhìn thấy quần áo tôi đang nhiễu nước, sau khi hiểu ra tình huống thì bật cười. Từ đó về sau, chỉ cần trời chuyển mưa thì chồng liền nhắc nhở: Em mau đi đến Chợ cá nhé! Tôi nói mưa to quá nên phụ đạo viên thông báo tạm thời nghỉ một bữa. Thế là anh ấy nói đùa rằng: Chẳng phải em có áo che nắng rồi à? Làm cả nhà cười to.

Vào một lần khác, khi tôi đang chia sẻ trong nhóm học Pháp nhỏ, có một đồng tu trẻ có thể không nghe rõ nội dung tôi nói, nên cô ấy cứ vướng mắc mãi một câu. Các đồng tu ở đó đều giải thích cho cô ấy hiểu, nhưng cô ấy vẫn không minh bạch ra. Tôi vui vẻ nhìn cô ấy, và kể một câu chuyện cổ, nhưng cô ấy vẫn khăng khăng ý kiến của bản thân mình. Cuối cùng thì phụ đạo viên nói vấn đề này để lần sau chia sẻ tiếp nhé, thì cô ấy mới miễn cưỡng dừng lại.

Sau chuyện này, tôi suy nghĩ về bản thân mình, biểu hiện này của đồng tu trẻ là nhắm vào tôi, chính là giúp tôi đề cao. Cô ấy giống như một tấm gương phản chiếu để tôi nhìn thấy được bản thân mình cũng thường khăng khăng ý kiến cá nhân, áp đặt lên người khác, hiển thị bản thân v.v. Và nhiều chấp trước khác nữa, tôi phải cảm ơn cô ấy mới đúng. Đồng tu trẻ đề cao rất nhanh, hôm sau đến điểm chân tướng, liền chủ động chia sẻ với tôi, còn bày tỏ ý xin lỗi. Đồng tu thật tuyệt vời!

Dĩ nhiên, vẫn còn có không ít văn hóa đảng mà tự thân tôi chưa nhận ra. Tuy nhiên, tôi tin rằng trong tu luyện từ nay về sau, có Đại Pháp dẫn đường, có đồng tu giúp đỡ, còn có môi trường tu luyện tốt và thuận lợi; tôi sẽ hướng nội tìm, tìm ra chấp trước thì thanh lý chúng, thật sự dung nhập vào hoàn cảnh tu luyện tại hải ngoại.

Trên đây là thiển ngộ và những trải nghiệm thực sự của bản thân, nếu có chỗ nào không phù hợp với Đại Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/23/391763.html

Đăng ngày 10-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share