Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-07-2020] Đối với vấn đề tu bỏ quan niệm hậu thiên hình thành, con gái cũng thường nhắc nhở tôi, nhưng tôi không đồng ý, cũng không coi trọng.
Khi tôi nhìn thấy con rể ăn uống ngon miệng, cơ thể khỏe mạnh, trong tâm tôi ngưỡng mộ và miệng còn nói: Vẫn còn trẻ khỏe thật đấy! Ẩn ý là bản thân mình đã già rồi. Khi nói về đồng tu nào đó có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh tráng kiện, thì tôi còn thuận miệng nói rằng: Mọi người trẻ trung thật! Ý tại ngôn ngoại rằng mình đã già rồi, không thể sánh được với mọi người. Ẩn giấu trong sự ngưỡng mộ ấy là tâm bất bình, tâm tật đố và nhiều nhân tâm khác nữa.
Trong sân cộng đồng, nếu trẻ con gặp tôi mà chào một tiếng bà thì trong tâm lập tức thấy khó chịu, biết rằng bản thân đã trở nên già rồi, vì không tu tốt nên thân thể tôi xuất hiện trạng thái lão hóa.
Con gái thường nói với tôi một câu rằng: Hễ mẹ mở miệng nói thì đều là niệm người thường, ví như: Mẹ nói hôm nay ăn nhiều quá, mẹ đi ra ngoài tản bộ đây; cơ thể có mồ hôi, liền nói: Đổ mồ hôi rồi, đi ra ngoài (đi bộ) thôi, ý là sợ cảm mạo. Trời lạnh thì vội mặc thêm quần áo, ý vẫn là sợ mắc cảm lạnh. Trên thân mà có chỗ nào không thoải mái, thì liền nghĩ rằng có thể khí tạng đâu đó trong thân thể có vấn đề, còn lập tức nảy lên ý đi xem sách y học, đây là quan niệm hình thành trong quá khứ.
Bản thân tôi tĩnh lại hướng nội tìm, hầu như những chuyện nhỏ không để ý tới đều bị quan niệm người thường chi phối. Ngày nọ, có một vị đồng tu khá thân nói với tôi rằng: “Trước đây chị không như vậy, sao bây giờ lại thành ra như thế?” Tôi dở khóc dở cười, trong tâm tự hỏi bản thân rằng: Mình sao lại thành ra như thế?
Mấy năm gần đây, tôi còn xảy ra hiện tượng “nấc cụt”, đôi khi kéo dài mấy ngày liền, thậm chí ảnh hưởng đến nhóm học Pháp, đọc Pháp. Khi nào nghiêm trọng thì chỉ cần ăn chút gì liền ói ra, nói chuyện như mắc nghẹn, nói không ra tiếng, có lúc không kiểm soát được còn bật cười. Bác sỹ nói, có thể liên quan đến nhồi máu não, mặc dù bản thân không mở miệng nói gì nhưng trong tâm lại ngầm đồng ý.
Do tôi không thể cải biến được loại trạng thái này trong một thời gian dài, lúc nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến làm ba việc, bản thân luôn rất khổ não. Khi trạng thái này không thay đổi, lại còn âm thầm thừa nhận, nên biểu hiện ra là bó tay hết cách. Kỳ thực tôi luôn dùng quan niệm người thường để nhìn nhận hiện tượng này nên không thể ở trong Pháp mà đề cao lên. Các đồng tu cũng nhắc nhở tôi: Đừng dùng quan niệm người thường để đối đãi với trạng thái không đúng đắn này, chị có thể dùng tư duy và quan niệm của con người mà suy nghĩ, nhưng nếu chị không từ trên quan niệm ấy mà phát sinh thay đổi căn bản, thì trạng thái này sẽ không cải biến được.
Trong lúc viết bài này, tôi lại nhớ đến đoạn Pháp của Sư phụ trong bài “Tồn tại vì ai, Tinh Tấn Yếu Chỉ”:
“Điều con người khó bỏ được nhất là quan niệm, có người thậm chí vì giả lý mà hy sinh sinh mệnh chứ không cải biến, ấy thế mà quan niệm là hậu thiên hình thành.”
“Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu.”
“Nếu quan niệm hậu thiên này trở nên rất mạnh, thì nó sẽ quay ngược trở lại chi phối tư tưởng chân chính và hành vi của người ta, con người bấy giờ vẫn tưởng đó là suy nghĩ của chính mình kia chứ, con người hiện đại hầu như ai ai cũng thế cả.” (Tồn tại vì ai, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Học đến đây, tôi biết rằng rất nhiều lời nói và hành vi của bản thân đều là quan niệm hậu thiên hình thành, thậm chí mãi đến hôm nay mới nhận thức được tính nghiêm trọng của nó. Nếu không tu bỏ những quan niệm hậu thiên này, thì tư tưởng và hành vi của bản thân sao có thể phát sinh cải biến căn bản được chứ? Trạng thái không đúng đắn của cơ thể sao có thể thay đổi hoàn toàn được chứ?
Bản thân là người tu luyện giữa những người hiện đại, là tu Pháp Luân Đại Pháp, làm sao có thể bị quan niệm hậu thiên chi phối được chứ? Sư phụ giảng:
“Chư vị không muốn cải biến trạng thái của con người, từ lý tính mà thăng hoa nhận thức chân chính về Đại Pháp, thì chư vị sẽ mất cơ hội. Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Quá trình tu luyện chính là quá trình nhân thành Thần, không tu bỏ những chướng ngại cản trở con đường trở thành Thần, thì làm sao có thể đạt đến tiêu chuẩn viên mãn được?
Tôi nghĩ, bản thân tu luyện hơn 20 năm, vì sao vẫn còn nhiều quan niệm làm chủ lời nói và hành vi của bản thân như vậy, là do không học Pháp tốt, trong não chứa Pháp quá ít, trong không gian bị quan niệm hậu thiên chiếm cứ. Sư phụ giảng:
“Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế.” (Hoà tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân, thời gian đầu chỉ chú ý làm việc, không hiểu phải học Pháp, trong thời gian bị bức hại, học Pháp càng ít. Sau khi trở về từ hang ổ hắc ám của tà ác, không chỉ học Pháp ít, mà còn không biết hướng nội tìm, không biết thực tu bản thân một cách chắc chắn. Thậm chí đối với việc tu bỏ những chấp trước và quan niệm trong từng lời nói từng hành vi, từng ý từng niệm thì càng kém cỏi hơn.
Mấy năm gần đây, khi đọc những bài chia sẻ thể hội của các đồng tu, và so sánh với bản thân mình, tôi mới biết khoảng cách chênh lệch của mình quá lớn. So với đồng tu mà nói, tôi cảm thấy bản thân không phải đang tu, mà chỉ là đang trộn lẫn vào. Mỗi khi cùng ngồi chia sẻ với đồng tu, tôi cảm thấy không ngẩng đầu lên nổi, cảm thấy bản thân sao mà đáng thất vọng đến thế? Con xin lỗi Sư tôn đã từ bi khổ độ!
Tôi ngộ rằng, một cá nhân trên thế gian này, trong khi chuyển sinh qua đời đời kiếp kiếp, không biết đã tạo ra biết bao nhiêu quan niệm hậu thiên, đằng sau những quan niệm này lại có biết bao nhân tâm và chấp trước được che giấu. Ví như có hơn 10 chủng nhân tâm và chấp trước biểu hiện ra trên thân tôi, nào là: Chấp trước vào danh lợi tình, tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm oán hận, tâm tranh đấu, tâm hoan hỷ, tâm bất bình, v.v. Sau đó, quan niệm hậu thiên đóng vai trò như một chiếc ô bảo vệ, thời thời khắc khắc đều đang được nuôi dưỡng, bảo hộ và che đậy, khi chúng ta càng khiến chúng không bị tổn hại, thì càng khó tu bỏ.
Quan niệm hậu thiên là chướng ngại nghiêm trọng ngăn trở người tu luyện tinh tấn, quan niệm hậu thiên mà không bỏ đi thì chẳng thể tu thành, mang theo một loạt quan niệm hậu thiên như thế thì làm sao có thể đến thế giới thiên quốc được chứ? Cảm ơn các đồng tu đã từ bi điểm ngộ, nhắc nhở và giúp tôi coi trọng việc tu bỏ những quan niệm hậu thiên.
Trong tu luyện từ nay về sau, nhất định phải rút ra những bài học giáo huấn, mau chóng tinh tấn trở lại, xem việc học Pháp là ưu tiên hàng đầu, tu bỏ quan niệm hậu thiên, vững chắc thực tu bản thân, viên mãn theo Sư phụ trở về nhà.
Trên đây là một chút thiển ngộ và bài học rút ra trong quá trình tu luyện, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/9/408677.html
Đăng ngày 15-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.