Bài viết của Chỉ Thủy, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-07-2019] Một học viên lâu năm tại khu vực của chúng tôi gần đây đã rất bận tâm về mâu thuẫn với một học viên khác. Tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình với anh ấy và nhắc nhở anh ấy suy xét vấn đề dựa trên Pháp. Anh khó chịu đến nỗi khăng khăng rằng đó là lỗi của bên kia, thay vì hướng nội tìm lỗi bản thân.
Điều này khiến tôi suy nghĩ về cách chúng ta nên xử lý mâu thuẫn như một người tu luyện.
Tất cả mọi chuyện mà những người tu luyện chúng ta gặp phải không phải là ngẫu nhiên. Tất cả đều nhắm vào tâm và chấp trước của chúng ta. Bất kể khổ nạn và mâu thuẫn nào xảy đến, chúng ta nên đối diện một cách bình hòa, dùng tiêu chuẩn của Pháp để đo lường chứ không phải dùng cái lý của người thường để đo lường. Khi gặp khổ nạn, chúng ta nên suy nghĩ, phải nhẫn nại, buông bỏ, thản nhiên đối diện, lùi một bước biển rộng trời cao. Cho dù ủy khuất có lớn thế nào đi nữa, oan uổng ra sao, tin rằng chỉ cần tín Sư tín Pháp chúng ta nhất định có thể vượt qua được. Không nên dùng tiêu chuẩn của người thường, thị phi đúng sai, tranh đấu vì chút khẩu khí mà bùng nổ, cảm thấy bản thân “hợp tình hợp lý”, từ đó có những ngôn từ bức bách người khác, khăng khăng cho rằng người khác sai.
Theo thể ngộ của tôi, cho dù bạn có thực sự bị người ta hãm hại oan uổng thật đi nữa, nhưng là một đệ tử Đại Pháp, cần dùng tiêu chuẩn của Đại Pháp để đo lường. Với người thường mà nói thì kết quả đúng sai là vô cùng trọng yếu, nhưng với người tu luyện thì có thể buông bỏ nhân tâm hay không mới là điều quan trọng. Cho dù tranh đấu đến khi bạn đúng, người khác sai nhưng nếu nhân tâm không cải biến, thì sự kiện này đối với bạn mà nói có tác dụng gì đây?
Một số học viên rất tích cực phát tài liệu chân tướng khuyên tam thoái, đồng tu nhìn vào đều thấy họ rất tinh tấn. Thế nhưng khi gặp khổ nạn họ lại cứ mãi hướng ngoại tìm, không thực sự tu bản thân, cứ mãi ôm giữ chấp trước không buông bỏ. Kết quả là một số người bị nghiệp bệnh và phải đến bệnh viện; một số đã từ bỏ tu luyện dưới áp lực của ĐCSTQ; và một số người khác thì suốt thời gian dài vẫn không thể vượt quan.
Có lúc tôi cảm thấy tu luyện cũng giống như đi học. Nhiều sinh viên học tập rất nỗ lực, nhưng các bài kiểm tra mới có thể thực sự kiểm nghiệm thành tích của họ, xem lúc bình thường có dụng tâm học tập không, đến lúc sau cùng đó mới biết được. Đối với chúng ta mà nói, các bài kiểm tra có thể ở lúc bị tẩy não, bỏ tù, bệnh tật, bị khổ sai, thậm chí là bị nghiệp bệnh, bị oan uổng, sợ hãi v.v. Dù thế nào thì cũng khiến chúng ta cảm giác như không có cách nào vượt qua, cảm giác quá khó khăn, không thể qua được… Nhưng dù thế nào đi nữa, tất cả đều là để khảo nghiệm sự kiên định của chúng ta với Đại Pháp. Xem là trong tình huống đó chúng ta còn có thể tin tưởng hay không? Vào lúc đó niệm đầu tiên là gì? Chúng ta hồi đáp như thế nào? Là đạo lý của người thường hay là Pháp lý của Đại Pháp dẫn lối? Đến lúc đó mới có thể thấy chúng ta có thể làm được hay không! Làm được như vậy cũng phải là một quá trình, trong đó không ngừng khiến chúng ta buông bỏ nhân tâm.
Một học viên đã bị bắt và sau đó bị kết án tù. Tôi nghe nói cô ấy đổ lỗi cho một học viên khác là đặc vụ đã báo cô ấy với cảnh sát và còn có một học viên khác làm chứng chống lại cô ấy trước tòa. Sau khi được thả ra, cô ấy không nghe lời giải thích của hai học viên kia và phẫn nộ trong một thời gian rất dài. Có đồng tu ở trong tù khi cha mình qua đời, liền chỉ trích các đồng tu khác không chăm sóc tốt cho ông ấy, bởi trước đó vẫn luôn cảm thấy cha mình khỏe mạnh, sao lại đột nhiên qua đời rồi!
Khi chúng ta gặp khổ nạn, đôi khi chúng ta có xu hướng đỗ lỗi cho người khác. Nhưng tâm lý như vậy đã khiến chúng ta bỏ lỡ một điểm dựa trên Pháp: là một người tu luyện, nếu như chúng ta không có nhân tâm, không có chấp trước, làm sao những người khác có thể tạo ra ma nạn cho chúng ta? Mà khi ma nạn phát sinh, cần phải nhanh chóng tìm ra nhân tâm để loại trừ và buông bỏ, thì như thế bản thân ma nạn mới được tiêu trừ. Tu luyện chẳng phải là một quá trình như vậy hay sao? Khi ma nạn đến vì sao không cải biến bản thân mà lại chỉ biết chỉ trích và đi cải biến người khác! Khiến người khác nhận sai, hoặc tìm nguyên nhân ở chỗ nào đó, khiến ai đó bị trừng phạt kỳ thực không hề trọng yếu, quan trọng là chúng ta có vượt quan được hay không.
Trên đây là chút kinh nghiệm tổng kết của tôi, muốn viết ra cùng nhắc nhở các đồng tu, đều đã đến giai đoạn tối hậu rồi, khi gặp vấn đề thì nhất định phải dựa trên Pháp mà không được trộn lẫn với người thường!
Có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/22/修炼最后要跟上-390270.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/17/179919.html
Đăng ngày 16-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.