Bài viết của một học viên Trung Quốc tại Malaysia

[MINH HUỆ 28-09-2019] Đệ tử Đại Pháp đều đang nói về chấp trước vào “tự ngã”, trong việc điều phối hạng mục cũng đàm luận “buông bỏ tự ngã hình thành chỉnh thể để phối hợp tốt”. “Tự ngã” thể hiện ở đủ các phương diện của tu luyện, tu luyện đến lúc cuối cùng, “tự ngã” dường như trở thành chướng ngại khó vượt qua nhất, ở đây tôi xin được dựa vào nhận thức tại cảnh giới tư tưởng của bản thân để thảo luận một chút về “tự ngã”, chỗ nào còn thiếu sót xin đồng tu từ bi góp ý.

Sự hình thành “tự ngã”

“Tự ngã” nói ở đây, là do các quan niệm hình thành hậu thiên, chấp trước và nghiệp lực hợp lại mà cấu thành cái “ngã” (tôi) đó, đó là “tự ngã” hậu thiên (hoặc còn gọi là “giả ngã“, không phải là “tự ngã chân chính” được giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996]). Đổi góc độ khác mà nói, “tự ngã” (“giả ngã”) chính là thể sinh mệnh cấu thành trong chủng vật chất tình này.

Hầu hết mọi lúc người ta chính là vì cái “tự ngã” này mà sống, bị “tự ngã” dẫn động, đối chiếu với Pháp của Sư phụ, tự ngã là “ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công“ (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ), “tự ngã” chính là ma tính trên thân của người tu luyện, cái này cần tu bỏ đi. Lúc bắt đầu tu luyện, thông thường nó vô cùng mạnh, nếu như không phải là tu luyện, nếu không phải là Sư phụ giúp chúng ta tiêu trừ đi đại bộ phận, thì một người thường khó mà có thể thực sự chiến thắng “tự ngã” được.

Sự phát triển của “tự ngã”

Tự ngã được nảy sinh và nuôi dưỡng trong “tình”, nó hoặc là [khiến bản thân] chần chừ không buông bỏ được, hoặc là không thể động vào, nó có ý thức và đặc điểm bảo hộ bản thân mạnh mẽ, không cho người khác xâm phạm. “Tự ngã“ là tự tư, nó không phù hợp với “Chân Thiện Nhẫn”, là thứ khó khắc phục nhất. “Tự ngã“ là không thể khoan dung người khác, sau đó là không thiện, cuối cùng cũng không “chân” nữa. Nhất định phải thuận theo nó, không thì nó sẽ bộc lộ ra.

Trong tu luyện, chỉ cần hơi không lưu ý, nó sẽ tiếp tục được gia cường, bành trướng; nó sẽ biểu hiện ra sự bảo hộ bản thân mạnh mẽ, không thể bị đụng vào, nếu không nó sẽ bị tiêu diệt.

Khi “tự ngã“ có cảm giác bất an, sợ bị người khác gây tổn thương, sợ mất đi danh lợi tình, cũng sẽ khiến cho người mà bị nó bám lên sinh ra tâm sợ tương ứng.

Sư phụ giảng:

“Nhưng [vấn đề] có hay không cái tâm lo sợ, lại chính là kiến chứng cho sự phân biệt giữa người và Thần của người tu luyện, là chỗ khác biệt giữa người tu luyện và người thường, là việc mà người tu luyện nhất định phải đối diện, là nhân tâm lớn nhất mà người tu luyện cần phải bỏ.” (Học Pháp cho tốt, vứt bỏ nhân tâm sẽ không khó, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi ngộ được rằng cái tâm sợ hãi này chính là xuất phát từ “tự ngã”, không phải là chủ nguyên thần chân chính của chúng ta hoặc là phía đã tu được tốt. Do vậy không dung túng cho tâm sợ hãi, thì cái “tự ngã“ này sẽ bị tiêu đi rất nhiều, tôi cho rằng đây là cái nhân tâm lớn nhất, cũng là không dễ tu bỏ nhất, mà người tu luyện cần phải đặt lực vào để bỏ đi.

Trong xã hội người thường, người càng có bản sự, người càng có chủ kiến trong gia đình, thì càng dễ dàng khiến cho tự ngã mạnh lên. Trong gia đình ai là người có tiếng nói quyết định, thì người đó càng dễ tăng cường tâm tự ngã. Bởi vì càng cảm thấy mình có thành tựu, thì càng là việc gì cũng phải tuân theo ý nguyện của tự ngã, nghiệp lực sẽ càng nhiều, chủng vật chất tình sẽ càng trở nên mạnh. Mà bản chất của tình lại là vị ngã vị tư.

Ý nguyện của “tự ngã” không dễ bị phủ định, đối nghịch, bởi vì một khi phát sinh sự việc như vậy thì sẽ tiêu trừ nó, sinh mệnh của nó sẽ bị động vào, nó tự nhiên sẽ chống lại để bảo hộ bản thân, có lúc sự phản kháng đó là rất kịch liệt và kinh tâm động phách, mức độ kịch liệt thậm chí đến mức có thể hy sinh đi sinh mệnh của nhục thể. Khi “tự ngã“ bị động vào, đối với bề mặt của con người mà nói, thì về biểu hiện chỉ là không vui, nhưng đối với chủng vật chất “tự ngã” này mà nói, thì nó phải đối mặt với sinh tử tồn vong. Mỗi lần một nhân tâm được thỏa mãn, “tự ngã“ đều sẽ được gia cường, tích cóp dần theo ngày tháng, cho đến lúc nó trở nên ngông cuồng cự đại, hoặc đến lúc Sư tôn thấy rằng đến lúc học viên phải bỏ nó đi, thì sẽ khiến cho biểu hiện của nó đột ngột xuất lai.

“Tự ngã” nhiều lúc rất giảo hoạt và đôi khi nó che đậy chấp trước này bằng một chấp trước khác. Khi một chấp trước lớn bị vạch trần, thì nó có thể dùng chấp trước nhỏ để làm khiên che chắn, làm kẻ thế tội, cũng gọi là “cắt đuôi để giữ mạng”, dùng việc hy sinh một nghiệp lực nhỏ để đổi lấy sự bảo toàn chấp trước lớn (tự ngã).

Biểu hiện của “tự ngã” trong tu luyện

“Tự ngã” còn có thể biểu hiện ra tâm chấp trước ở rất nhiều phương diện, thông qua biểu hiện của những tâm này mà không ngừng làm cho bản thân nó lớn mạnh, ví dụ tâm hiển thị, tâm hoan hỉ, tâm tật đố, tâm tranh đấu v.v. Dường như mỗi một tâm đều không ngừng gia trì năng lượng cho nó, cho đến lúc nó lớn mạnh đến một mức độ nhất định. Khi chính khí của chủ nguyên thần không đủ để cân bằng nó, thì nó sẽ bộc lộ ra để thoát khỏi bị khống chế, làm bản thân lớn mạnh và bành trướng nhanh hơn, lúc đó người tu luyện sẽ gây ra mâu thuẫn hoặc gặp phải ma nạn. Nếu trong ma nạn này người tu luyện nhận ra được nó, khắc chế nó, thì sẽ tiêu bớt nó đi.

Nghiệp lực bao hàm trong “tự ngã” gồm có nghiệp tư tưởng, nghiệp bệnh v.v., nghiệp lực cũng như thuốc độc, sớm muộn gì nó cũng phát tiết độc hại người, cũng là Sư tôn hữu ý để cho nó biểu hiện ra, nhưng một khi nó biểu hiện ra thì cần tiêu trừ, người tu luyện là triệt để thanh trừ nó, do vậy nó thà để chư vị đi viện trị bệnh, đưa một bộ phận lớn nghiệp lực dời lại về sau, mà không muốn triệt để tiêu trừ nó. Do vậy nó sẽ phản ánh ra các loại tâm khiến bạn đi bệnh viện hoặc dùng các phương pháp trị liệu người thường khác, mà không phải là dùng phương thức của người tu luyện để đối đãi với nó, tiêu diệt nó, cứ dày vò bạn như vậy lặp đi lặp lại, tiêu hao chính tín của bạn với Pháp.

“Tự ngã” rất sợ tử vong, còn nguyên thần chân chính thì không sợ tử vong, chỉ có cái “chư vị” cấu thành bởi nghiệp lực (cái “tự ngã”, “cái giả ngã” này) mới sợ. Cái “tự ngã” này, rất dễ dàng được gia cường khi chứng thực bản thân một cách giả dối, không thực chất. Chính là trên bề mặt thì làm được rất tốt, nhưng chỉ là làm cho người ta xem, không phải là thực sự trong nội tâm đạt được đến cảnh giới đó. Chỉ mong được người khác tán thưởng, mong danh lợi, ngược lại trong khi được người khác khen tụng, “tự ngã” cũng cảm thấy hết sức thỏa mãn, càng gia cường cái “tự ngã” này hơn nữa.

Đồng thời trong hình thức tổ chức hữu hình, người càng có thành tựu thì càng dễ nảy sinh “tự ngã”. Điều này rất nhiều người điều phối đều đã chia sẻ trên Minh Huệ Net, ở đây không nói thêm nữa.

Trong tu luyện, “tự ngã“ còn thích hình thành những nhóm nhỏ, trong các nhóm nhỏ ấy thì “tự ngã” có cảm giác an toàn. Các nhóm nhỏ nói xấu lẫn nhau, không phục lẫn nhau, anh tốt hắn không tốt, thông qua các nhóm này mà duy hộ cho một số nhân tâm ẩn tàng rất sâu của mình. Cố thủ vào những nhân tâm trong những nhóm nhỏ ấy, tạo thành gián cách giữa các đệ tử Đại Pháp, giữa các nhóm nhỏ ấy.

Càng về cuối cùng, trong “tự ngã“ ấy còn bao gồm tâm an dật, trong tiềm ý thức tránh né khổ nạn, nhưng yêu cầu pháp lý của vũ trụ đối với tầng này là chịu khổ hoàn nghiệp, đây mới là chính pháp lý. “Tự ngã” lại muốn đi ngược lại với nó. Tâm an dật không dễ phát hiện ra, nó đã hình thành tự nhiên, là thuốc độc mãn tính trong tu luyện, trong khi chúng ta không hay biết mà dần dần xâm thực, ăn mòn ý chí của chúng ta, không ngừng tích lũy nghiệp lực để từ đó tăng cường cho “tự ngã“. “Tự ngã” cũng khiến bề mặt của chúng ta trở nên không đủ thiện, tu luyện Đại Pháp là rất nhanh, bộ phận tu tốt ngay lập tức được tách ra, khiến cho bề mặt biểu hiện ra không thật thiện. Nhưng khi “tự ngã” càng yếu, thì chúng ta biểu hiện ra càng thiện, ngược lại, “tự ngã“ càng mạnh thì trên bề mặt chúng ta biểu hiện ra càng không thiện.

Hiện nay một hiện tượng nổi cộm ở hải ngoại là, giữa các đồng tu với nhau giao lưu rất ít, sau khi học Pháp xong rất ít giao lưu. Có người là vì lo lắng lộ ra chuyện riêng của mình, có người là vì không thể bị người khác nói, không thể bị đụng vào. Điều này tạo thành thời gian dài chỉ học Pháp mà không giao lưu, học Pháp xong là liền đi, hoặc giao lưu hời hợt dừng lại ở bề mặt, không khởi được tác dụng xúc tiến đề cao. Lâu dần ngày càng không có ai giao lưu, cũng khó mà có thể hình thành một chỉnh thể.

Rất nhiều lúc là vì cái tự ngã này, dưới tác dụng của cái tâm bảo vệ tự ngã mạnh mẽ mà tạo thành gián cách giữa các đồng tu. Đương nhiên cũng không loại trừ nhân tố các đồng tu đến từ rất nhiều nơi khác nhau, không biết lai lịch của nhau, và việc cựu thế lực điều khiển đặc vụ hữu ý trà trộn phá hoại, v.v..

Tóm lại, một khi hình thành gián cách giữa các đồng tu, thì học Pháp và luyện công tập thể sẽ có ít người tham gia, môi trường tu luyện trên chỉnh thể cũng sẽ ngày càng không thể chuyển biến theo hướng tốt. Do vậy chúng ta nên buông bỏ cái tâm bảo vệ tự ngã và tâm sợ hãi quá mức, chính niệm chính hành mà khai sáng môi trường tu luyện chỉnh thể.

Khi “tự ngã” không được thỏa mãn, thì nó sẽ ủ rũ, sẽ tiêu trầm, ví dụ vì chấp trước vào thời gian Chính Pháp mà tiêu trầm, mắt cứ dán vào người phụ trách thấy không thuận mắt mà tiêu trầm, vì ý kiến của bản thân không được tán đồng mà tiêu trầm, giảng chân tướng hiệu quả không bằng người khác mà tiêu trầm v.v., các loại nhân tâm không được thỏa mãn thì cảm thấy mất đi tín tâm, mất đi động lực, đây chính là biểu hiện khi “tự ngã” quá mạnh mẽ nhưng lại không được thỏa mãn.

Khi “tự ngã“ bị động đến thì hình thức biểu hiện là nóng vội không lý trí, do vậy mới tạo thành việc tu luyện và chứng thực Pháp đi rất nhiều đường vòng, phải trả rất nhiều những cái giá không cần thiết. Sư tôn yêu cầu chúng ta rằng đối với việc nhận thức Pháp thì phải từ nhận thức cảm tính mà thăng hoa thành nhận thức lý tính, cuối cùng trở thành làm các việc một cách lý trí. Lý giải của cá nhân tôi, “làm các việc lý trí” chính là làm sao để làm các việc được tốt nhất mà chi phí, hao tổn ít nhất (vừa phải hoàn thành việc đó, phải làm được tốt nhất, mà hao tổn lại ít nhất). Khi “tự ngã“ rất mạnh, thì người tu luyện sẽ không đủ chính niệm, không lý trí, khiến cựu thế lực dễ dàng dùi vào sơ hở, khiến cho việc chứng thực Pháp chịu rất nhiều tổn thất.

Tu luyện đến cuối cùng, càng là việc nhỏ càng không thể bỏ qua, từng tư từng niệm chấp trước đều phải tóm lấy, tu bỏ đi, huống hồ là những việc nhỏ này có thể lại phản ánh ra những nhân tâm lớn.

Điều cần nói đến là, hiện nay có rất nhiều đồng tu coi tất cả các nhân tâm là biểu hiện của văn hóa đảng, kỳ thực các đồng tu ở nước ngoài cũng có những chấp trước tương tự, nhưng không phải đều là do văn hóa đảng tạo thành.

Trừ bỏ “tự ngã”

Buông bỏ tự ngã, một mặt là bắt đầu từ danh lợi tình của bản thân, phân tích xem bản thân còn có những tâm nào chôn giấu rất sâu không, mặt khác khi gặp mâu thuẫn thì đứng ở góc độ của đối phương mà suy xét vấn đề.

Trước mặt những người càng thân quen, thì “tự ngã“ lại càng mạnh mẽ. Do vậy đối với những người rất thân thì đều phải “kính trọng như khách”, đối đãi như với bằng hữu vậy. Rất nhiều lúc chúng ta có thể khoan dung với bạn bè, nhưng đối với người thân thì lại biểu hiện ra cái tự ngã mạnh mẽ không thể bị xâm phạm, yêu cầu người khác một cách hà khắc. Trong công tác khi đối đãi với cấp dưới cũng nên như vậy, vừa có yêu cầu nghiêm chỉnh đối với cấp dưới, lại giống như bằng hữu mà khoan dung cho những sai sót của họ.

Buông bỏ “tự ngã”, chính là đặt bản thân ở vị trí thấp, thấp đến chỗ không thể thấp hơn được nữa. Chỉ có ở chỗ thấp nhất mới có thể chắc chắn nhất, giống như đặt chân trên một vùng đất lớn vững chắc vậy, chỉ có chỗ thấp nhất mới là chỗ an toàn nhất. Nhưng chúng ta không phải vì truy cầu cảm giác an toàn mới đặt bản thân ở chỗ thấp.

Ở vị trí thấp nhất là sinh mệnh khiêm tốn nhất mà lại không phải là hèn mọn nhất, mà là kiên định nhất, cương nghị nhất, có khả năng bao dung vạn vật nhất. Ở vị trí thấp nhất nhìn người khác đều là những điểm sáng, ở vị trí cao nhìn người khác đều là phía mặt âm ám. Trong tầng tầng thiên thể vốn chính là phía trên Thần lại có Thần, mỗi sinh mệnh đều hài lòng trong cảnh giới sở tại của mình. Tuy nhiên các sinh mệnh có cảnh giới bất đồng, lại có cảm giác hạnh phúc và cảm giác thoả mãn riêng của mình.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/9/28/393890.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/25/180470.html

Đăng ngày 03-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share