Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-04-2020] Tôi nhận ra rằng tâm nóng giận không phải là bẩm sinh đã có. Đó là do trong quá trình một người trưởng thành rồi gặp phải sự việc không như ý hoặc bị tổn thương, từ đó hình thành oán hận và tạo thành những thói quen xấu như phát cáu và trút giận.
Chẳng hạn, mối quan hệ của tôi với bố mẹ tôi không được hòa thuận. Khi tôi còn nhỏ, họ không dành cho tôi bất kỳ tình yêu thương cha mẹ nào, cũng không đối xử với tôi như cách các bậc phụ huynh khác đối xử với con cái của họ. Tôi lớn lên phải chịu tính cáu bẳn và hay chửi bới của cha. Khi trưởng thành, tôi thậm chí còn có cảm giác tệ hơn về hành vi của họ.
Tôi không cảm thấy vui vẻ mỗi lần đi thăm bố mẹ. Mặc dù tôi đã mang cho họ rất nhiều quà, nhưng không có những nụ cười chân thành. Đôi khi, mẹ tôi nói những điều đạo đức giả, nhưng tôi biết bà làm điều đó vì giữ thể diện và bà chỉ thực sự quan tâm đến bản thân bà. Bên cạnh đó, cha tôi lại hoàn toàn không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Nhiều lần, tôi tự nhủ rằng sẽ không đến nhà họ nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn quay lại và mang cho họ rất nhiều quà và thường rất tức giận khi rời đi. Đôi khi, chúng tôi không thể nói chuyện một cách hòa bình và rốt cuộc lại cãi nhau. Vì lý do này, tôi đã rất đau khổ, nhưng không thể tìm ra đúng cách để cải thiện tình trạng khổ sở của mình.
Lớn lên trong một gia đình như vậy, mọi người có thể hình dung rằng tính khí của tôi cũng rất tệ. Tâm nóng giận của tôi liên quan trực tiếp đến việc lớn lên trong môi trường gia đình như vậy. Mỗi lần tôi thấy các bậc cha mẹ khác đối xử tốt với con cái họ, tôi lại nghĩ về việc bố mẹ mình đã ích kỷ như thế nào. Tôi thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực về họ, điều đó khiến tôi cảm thấy bực bội hơn nữa.
Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hơn 20 năm. Vì vậy, theo thời gian tôi không còn chấp vào việc người khác đối xử với mình như thế nào. Tôi biết mình nên chiểu theo yêu cầu của Sư phụ đối xử tốt với người khác vô điều kiện, gồm cả cha mẹ mình. Tuy nhiên, tôi vẫn oán hận họ và bị cái tâm này quấy nhiễu. Tôi đã hướng nội và tự hỏi mình nhiều lần: “Có phải mình nặng tình quá không? Có phải mình cứ muốn nghe lời êm tai? Phải chăng mình có chấp trước vào tiền? Có phải lòng tốt của mình không đủ cảm hóa họ?” Tuy nhiên mỗi lần hướng nội, tôi không thể tìm ra nguyên nhân thực sự và trong lòng lại cảm thấy buồn khổ.
Khi đọc bài kinh văn “Phật tính” của Sư phụ, tôi đã rất xúc động:
“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân II)
Hóa ra tôi đã xem những quan niệm hậu thiên, tâm nóng giận và phàn nàn là bản thân mình. Cảm giác cha mẹ nên đối xử tốt với con cái là quan niệm tự tư được hình thành hậu thiên, nó không thật sự là bản thân tôi. Khi gặp chuyện không vui, chủng tâm oán hận và nóng giận kia căn bản cũng không phải là chân ngã của tôi, mà là “giả ngã” được hình thành bởi những quan niệm hậu thiên. Tuy nhiên tôi lại tiếp tục bị giả ngã lèo lái để làm những việc không nên làm.
Sư phụ giảng:
“Vật chất thân thể người tổ thành ở [mức] cực vi quan, nơi các lạp tử cực vi quan, thì đã cấu thành nên bản tính của người đó rồi; những thứ đó là bất biến. Bài trừ cái khung tư tưởng đi, thì tính nết, tính cách, đặc tính, đặc điểm của sự lương thiện của người ta dễ dàng nhận rõ ra; đó là tự kỷ chân chính.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân II)
Sau khi hiểu ra đâu là chân ngã của mình, và đâu là những thứ xấu được hình thành hậu thiên, một gánh nặng lớn được trút bỏ khỏi tâm tôi, và tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Đồng thời, tôi cũng nhận ra lý do tại sao tôi luôn khó chịu trước hành xử của bố mẹ mình, đó là vì tôi coi những quan niệm ích kỷ, ngụy thiện và giận dữ của họ là chân tính của họ. Tuy nhiên, những thứ xấu của họ được hình thành hậu thiên và không phải thực sự là bản thân họ.
Bản tính của một người là đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn, và vĩnh viễn không bao giờ thay đổi, chỉ là bị tự tư hậu thiên và thói quen xấu che đậy. Mà khi tôi bị quan niệm hậu thiên lèo lái đúng lúc đụng phải quan niệm hậu thiên của cha mẹ tôi, mâu thuẫn tranh cãi liền phát sinh.
Lại thêm ảnh hưởng của quan niệm tranh đấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khiến tự tư và ma tính của người ta đều rất lớn; [vì thế mà] gặp mặt liền tranh đấu cãi vã. Tôi cũng bị ảnh hưởng bởi thứ văn hóa Đảng này.
Khi tôi phân biệt được đâu là bản tính thật của cha mẹ tôi và đâu là hành vi do quan niệm hậu thiên của họ lôi kéo, tôi đã buông bỏ được tâm oán hận ôm giữ bấy lâu. Bây giờ tôi không còn tức giận khi nghĩ về họ nữa. Hơn nữa, khi tôi gặp hành vi xấu của những người khác, tôi cũng hiểu rằng họ đang bị những thứ xấu đó thao túng, bản tính thật của họ không như thế. Sự phẫn nộ, tức giận và bất mãn của tôi tan biến, tâm tôi trở nên thanh tĩnh vô vi. Tôi biết cách điều chỉnh bản thân khi gặp mâu thuẫn.
Sư phụ giảng:
“Nhưng phá trừ quan niệm ý thức hậu thiên ấy rất khó, vì đó chính là tu luyện.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân II)
Kinh nghiệm này đã giúp tôi có thêm một số nhận thức sâu sắc. Nếu tôi muốn loại bỏ những thứ xấu hình thành hậu thiên, tôi phải luôn lấy Đại Pháp để chỉ dẫn bản thân và bài trừ những quan niệm lệch lạc, chấp trước và những thói quen xấu. Trong khi đó, tôi cũng nên loại bỏ những độc hại của văn hóa Đảng và trở về với chân ngã của mình. Chân ngã của tôi tĩnh lặng và không dao động. Là người tu luyện, chúng ta cần chính lại những thứ bất chính thay vì để những thứ xấu đó lôi kéo.
Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/12/403737.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/8/184394.html
Đăng ngày 01-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.