Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-03-2020] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Trong suốt những năm tu luyện, tôi thực sự cảm nhận được sự từ bi vô lượng của Sư phụ Lý Hồng Chí và trở thành một người thân tâm khoẻ mạnh.
Sư phụ Lý giảng:
“Ai ai cũng đắc đạo là điều không thể; là người kiên định [tu] luyện rồi, còn cần xem chư vị có thể tu xuất lai hay không, còn cần xem chư vị có thể hạ quyết tâm tu hay không; ai ai cũng thành Phật là điều không thể”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ ra rằng tu luyện không chỉ là học Pháp và luyện công. Chúng ta cần loại bỏ những quan niệm người thường, chiểu theo những Pháp lý mà Sư phụ dạy và tu luyện tâm tính để có thể đề cao tầng thứ của bản thân.
Phóng hạ chấp trước vào lợi ích cá nhân
Tôi là một giáo viên và rất dễ kiếm lợi cá nhân bằng cách tận dụng nghề nghiệp của mình. Một ví dụ là khi đặt hàng tài liệu giảng dạy bổ sung cho các học sinh của tôi.
Tôi dạy môn chính cho khoá lớp tốt nghiệp, và có nhiều học sinh trong lớp của tôi. Ngày nay, mọi người nghĩ rằng nghề dạy học là một cơ hội tốt để kiếm tiền.
Khi giáo viên mua sách cho học sinh theo nhóm, các nhà sách sẽ giảm giá cho họ. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi hiểu rằng tôi không nên chấp nhận giảm giá bởi nó không phải là tiền của mình, và tôi sẽ phải lấy đức để hoán đổi.
Tôi quyết định sẽ đưa ra mức giá chiết khấu cho các học sinh của mình tương tự như nhà sách đã chiết khấu cho tôi và không bao giờ đặt mua các tài liệu không cần thiết. Các đồng nghiệp của tôi không hài lòng với việc này bởi họ sẽ không kiếm được tiền nếu làm theo những gì tôi đang làm.
Một vài đồng nghiệp yêu cầu tôi đừng làm như vậy, vì thế sau đó tôi đã dùng tiền giảm giá để mua đồ dùng học tập cho học sinh của mình. Tôi cũng tiết kiệm tiền và trả lại cho học sinh khi các em tốt nghiệp.
Tất cả học sinh của tôi đều hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại phi pháp và đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.
Tôi nhận ra rằng trở thành một người tốt rất khó, nhưng mọi người sẽ ngưỡng mộ bạn vì điều đó!
Các đồng nghiệp nói với tôi về việc tại sao tôi lại không nhận bất cứ khoản giám giá nào từ nhà sách. Sau đó tôi tình cờ tới thăm một nhà sách và đã giảng chân tướng cho người chủ.
Cô ấy nói rằng cô sẽ nghe theo lương tâm mình và dừng nói về vấn đề này thêm nữa. Sau đó, cô ấy tâm sự rằng không dễ để kiếm được lợi nhuận từ việc bán sách sau khi giảm giá rất nhiều cho các giáo viên.
Cô ấy đã điều hành nhà sách này nhiều năm và đã giao dịch với nhiều giáo viên, nhưng đặc biệt ngưỡng mộ một giáo viên nam bởi anh ấy chưa bao giờ chấp nhận giảm giá.
Sau đó tôi nhận ra người giáo viên mà cô ấy nhắc đến chính là chồng tôi. Tôi nói với cô ấy rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện- Nhẫn. Chồng tôi bị ảnh hưởng bởi tôi và cũng không chấp nhận nhũng lợi ích không đáng có. Chủ hiệu sách đã cảm nhận được vẻ đẹp và sự chân chính của Đại Pháp và vui lòng thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Khảo nghiệm thứ hai liên quan đến lợi ích cá nhân
Chồng tôi có hai người anh em và một em gái. Anh ấy là con thứ hai trong gia đình.
Mẹ chồng tôi mất sớm và bố chồng tôi sống cùng anh trai chồng, ông đã đưa toàn bộ tiền tiết kiệm của mình cho anh ấy.
Một lần, bố chồng tôi bị ốm, và anh chồng đã đưa ông tới bệnh viện huyện và sau đó gọi cho chúng tôi. Khi chúng tôi tới bệnh viện, anh ấy đã về nhà ngay lập tức và để mặc chúng tôi chăm sóc cha mình.
Chúng tôi đã thanh toán toàn bộ viện phí, và kết quả là, chồng tôi đã rất tức giận với anh trai mình. Tôi là một học viên Đại Pháp, và tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi cần làm.
Tuy nhiên, tâm tôi vẫn chứa đầy sự phàn nàn. Tôi cảm thấy bất bình bởi tôi vẫn còn chấp trước rất mạnh vào lợi ích cá nhân.
Tôi nhớ Sư phụ giảng rằng:
“Tại sao lại gặp những vấn đề này? [Đó] đều là nghiệp lực mà bản thân chư vị mắc nợ tạo thành; chúng tôi đã giúp chư vị tiêu trừ vô số phần rồi”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi hiểu rằng đây là món nợ mà tôi nợ anh ấy, và tôi cần phải hoàn trả.
Bố chồng tôi sau đó ở lại nhà của em trai chồng tôi ở thủ phủ tỉnh để giúp chăm sóc con của em ấy.
Trong bốn năm đó, bố chồng tôi bị ốm hai lần. Em trai chồng sẽ gọi và yêu cầu chúng tôi đến đón bố chồng và đưa ông trở lại bệnh viện huyện để điều trị.
Chồng tôi cũng không hài lòng với cách hành xử của em trai anh ấy. Khi những tư tưởng bất hảo xuất hiện lần nữa, tôi cố gắng ức chế chúng.
Tôi nhận ra rằng việc này không phải ngẫu nhiên. Tôi đã không trả hết món nợ trong quá khứ, và tôi vẫn cần hoàn trả cậu ấy tiếp.
Bố chồng tôi đã già khi cháu trai của ông lớn dần. Một chủ đề về chăm sóc người cao tuổi được đặt trước mặt chúng tôi.
Bố chồng tôi đã trả tiền đặt cọc tài sản cho con trai út của mình và chăm sóc cháu trai của ông. Vì thế, hợp lý mà nói, thì con trai út nên chăm sóc ông. Tuy nhiên, ông lại muốn sống cùng chúng tôi. Tôi hiểu rằng đây hẳn là một quan trong quá trình tu luyện của mình.
Bố chồng tôi sống trong nhà chúng tôi trong bốn năm. Tôi coi bản thân là một người tu luyện, và ông đã được trải nghiệm vẻ đẹp của Đại Pháp.
Bố chồng tôi thường niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Tất cả hàng xóm và họ hàng của tôi đều biết ông có một người con dâu tốt tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Đôi lúc khi gia đình và họ hàng chúng tôi sum họp cùng nhau, họ sẽ nói rằng anh và em trai chồng tôi nên chăm sóc bố chồng và rằng họ không tử tế và hiếu thảo với ông ấy.
Tôi biết đây là một khảo nghiệm cho bản thân, và tôi tự nhắc nhở bản thân không thuận theo những gì họ nói, từ đó buông bỏ những tư tưởng người thường về lợi ích cá nhân.
Tôi nói với họ rằng tôi nghe theo Sư phụ Lý và Đại Pháp để trở thành một người tốt; nếu không thì tôi đã không thể làm được như vậy.
Buông bỏ chấp trước được và mất bằng cách cân nhắc đến người khác trước
Tôi lý giải rằng lợi không chỉ là về tiền bạc; bất cứ điều gì có lợi cho chúng ta đều có thể kích động lợi ích cá nhân của chúng ta.
Sư phụ giảng:
“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi liên tục sử dụng Pháp lý này để điều chỉnh hành vi của bản thân. Tôi đã rất cảm động trước bài chia sẻ của một học viên nói rằng anh ấy sẽ làm bất cứ điều gì có lợi cho người khác để phóng hạ chấp trước của mình vào lợi ích cá nhân.
Hàng xóm của tôi là một người đàn ông lớn tuổi rất ngoan cố không bao giờ chịu lắng nghe chân tướng. Ông ấy có hành vi dị thường do một cơn đột quỵ gây ra. Ông đi lên đi xuống hành lang căn hộ của chúng tôi mỗi ngày và cũng thường xuyên đi tiểu ở đó.
Những cư dân trong toà nhà phàn nàn rất nhiều về ông ấy, nhưng họ cũng không thể làm được gì.
Tôi nghĩ: “Mình là một người tu luyện. Mình nên làm gì khi gặp phải tình huống như vậy?”
Tôi quyết định mình không chỉ nên buông bỏ những tư tưởng bất hảo như phàn nàn, không thích, v.v., mà còn phải suy nghĩ cho người khác. Vì thế, tôi đã mua một cái xô và cây lau nhà và đặt nó ở hành lang để dự phòng.
Khi tôi nhìn thấy nước tiểu ngoài hành lang, tôi lau nó đi, và hành lang đã không còn mùi kể từ đó.
Vợ của người đàn ông đó một lần trông thấy tôi lau nước tiểu và đã rất cảm động, bà cảm ơn tôi vì hành động đó. Tôi nói với bà rằng tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và Sư phụ bảo chúng tôi làm mọi việc vì lợi ích của người khác.
Bà ấy đã cảm nhận được vẻ đẹp của Đại Pháp. Người đàn ông lớn tuổi cũng đã hiểu chân tướng và thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Nhận trách nhiệm chăm sóc bố chồng
Bố chồng tôi quyết định dành phần đời còn lại ở quê nhà, và đã quay trở lại nhà của con trai cả ở quê vào trước năm cuối cùng. Tôi không suy nghĩ đến việc liệu tôi có nên chi tiền hay không, tôi đã mua đồ ăn, quần áo, vật dụng cá nhân cho bố chồng dùng. Tôi cũng dành ra 2.000 Nhân dân tệ cho anh chồng mua than sưởi ấm cho bố chồng vào mùa đông.
Khi bố chồng tôi bị ốm nặng và chồng tôi đang bận rộn với công việc, tôi đã về quê để chăm sóc cho ông bất cứ khi nào tôi có thời gian.
Trong những đêm cuối của cuộc đời ông, em gái chồng và tôi đã thay phiên nhau chăm sóc ông trước và sau nửa đêm. Có hai việc mà chỉ có em chồng tôi làm được, đó là xoa bụng và dọn phân cho ông.
Đêm cuối cùng, khi cô ấy ngủ được khoảng một giờ, bố chồng tôi gọi cô ấy dậy giúp ông. Tôi biết đây là lúc để tôi loại bỏ chấp trước vào sợ bẩn. Vì thế, tôi nói với ông rằng tôi sẽ giúp ông. Sau khi dọn sạch sẽ giúp ông, tâm tôi cũng đã được tẩy tịnh.
Bố chồng tôi nói rằng dạ dày của ông không thoải mái. Sau đó, tôi đã xoa bụng cho ông một lúc lâu. Tôi cũng khích lệ ông nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Đêm đó, ông đã thanh thản ra đi.
Khoảng 10 giờ, nhiều người thân của tôi trông thấy những đám mây hình hoa sen lớn xuất hiện trên bầu trời. Bố chồng tôi đã hiểu chân tướng, vì thế Sư phụ đã an bài một nơi tốt đẹp cho ông.
Bố chồng tôi đã tiết kiệm được 13.800 Nhân dân tệ khi ông sống cùng chúng tôi. Ông nói rằng sẽ cho con tôi 10.000 nhân dân tệ.
Khi ông qua đời, chi phí lo tang lễ là 22.000 Nhân dân tệ. Tôi đã đưa số tiền 13.800 nhân dân tệ cho anh chồng, bởi điều kiện của chúng tôi tốt hơn anh ấy, và chúng tôi nói rằng cũng sẽ giúp trang trải thêm chi phí.
Vài người thân có mặt khi chúng tôi đưa anh tiền, và họ không muốn chúng tôi chi tiền thêm nữa. Tại thời điểm đó, tôi cảm thấy rất vui.
Điều này khiến tôi nhận ra rằng tôi không chỉ có chấp trước vào lợi ích cá nhân, mà còn có tâm cầu danh. Tôi không hiểu tại sao mình cần phải thận trọng hơn với những vấn đề như vậy.
Tôi ngộ rằng khi tôi nghĩ cho người khác, đó là một quá trình phóng hạ tự ngã!
Tôi vẫn còn có nhiều chấp trước, và tôi sẽ trân quý từng phút từng giây mà Sư phụ đã cấp cho tôi. Tôi nguyện làm tốt hơn nữa và không cô phụ ơn từ bi cứu độ của Sư phụ!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/14/402282.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/15/184041.html
Đăng ngày 02-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.