[MINH HUỆ 08-06-2010] Tất cả các học viên đều được khuyến khích viết bài tâm đắc thể hội để đóng góp cho môi trường tu luyện của chúng ta và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, và bản thân việc viết ra các bài này cũng là một quá trình tu luyện. Vì vậy, chúng tôi đã thu thập những kiến nghị và những đoạn trong Pháp liên quan đến việc chia sẻ kinh nghiệm để động viên các học viên lấy Pháp làm Thầy (dĩ Pháp vi Sư) trong khi viết các bài này. Những đóng góp sau đây có được sau nhiều năm trời chúng tôi xem xét, thảo luận và biên tập các bài tâm đắc thể hội. Tuy nhiên, đây chưa phải hoàn toàn toàn diện hay tối ưu, bởi tác giả cũng chỉ là những học viên đang trong quá trình tu luyện. Xin hãy cho ý kiến đóng góp để cải thiện hoặc chỉ ra những gì còn chưa phù hợp với Pháp.

Chia sẻ về quá trình

Mục này bao gồm quá trình đề cao tâm tính trong tu luyện thông qua học Pháp, vượt qua khảo nghiệm, hay phối hợp với các bạn đồng tu. Những luận điểm của người viết thường rất dễ theo dõi khi được minh họa bằng những sự kiện và dòng suy nghĩ mà tác giả đã trải qua, và dẫn tới sự hiểu biết thấu đáo hơn về Pháp và đề cao tâm tính.

Sư Phụ giảng:

“Tôi vẫn thường giảng câu này, tôi nói rằng kết quả cuối cùng như thế nào thì tôi không coi trọng lắm, khi Chính Pháp hoàn thành thì đó đều là tất nhiên. Trong Chính Pháp bất kể có kinh [tâm] hiểm [nguy] như thế nào, thì kết quả [vẫn] là tất nhiên, do vậy tôi không quá chú trọng đến cái đó, là vì nó là tất nhiên sẽ thành. Tôi trân trọng nhất là quá trình. Hết thảy quá trình của sinh mệnh mới là chỉnh thể của sinh mệnh ấy.” (“Giảng Pháp tại Thủ đô Mỹ quốc”)

“Tất nhiên quá trình tu luyện là một quá trình rất chậm, phải phó xuất rất lớn. Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí, không dễ dàng chút nào. Ở trong va chạm giữa người với người thì tâm ấy có thể bất động hay không? Trước những lợi ích thiết thân của cá nhân thì cái tâm ấy có bất động hay không? Những sự việc ấy làm được rất khó; do đó không phải muốn đạt được mục đích ấy liền có thể đạt được đâu. Tâm tính của người ta, đức của người ta đều cần phải tu lên trên mới có thể đạt được mục đích như vậy.” (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân”)

Trích dẫn Pháp

Chúng ta chỉ có thể chia sẻ sự hiểu biết về Pháp ở tầng thứ tương ứng của mình, vì thế trích từ Pháp ra những đoạn phù hợp với bài viết của chúng ta là rất quan trọng để đảm bảo rằng sự hiểu biết của chúng ta không đi lạc đề hay khiến cho những người khác đi lạc lối.

“Từ nghìn xưa đến nay, có thể đưa ra thuyết minh sáng tỏ đầy đủ về nhân loại, mỗi từng không gian vật chất tồn tại, sinh mệnh, cho đến toàn vũ trụ, thì chỉ có “Phật Pháp”. (“Luận ngữ,” Chuyển Pháp Luân)

“Không cho phép chư vị dùng lời nói nguyên gốc của tôi mà nói thành lời của chư vị; nếu không, đó chính là hành vi trộm Pháp. Chư vị chỉ có thể dùng lời nguyên gốc của tôi mà giảng, [nói] thêm rằng Sư phụ đã giảng như vậy, rằng trong sách đã viết như vậy; chỉ có thể nói như thế. Tại sao? Bởi vì một khi chư vị nói như thế, thì có mang theo lực lượng của Đại Pháp.” (Bài giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân)

Cân nhắc đến người khác

Các học viên chia sẻ kinh nghiệm vì lợi ích của những học viên khác. Xin hãy nhớ điều này khi viết các bài tâm đắc thể hội của bạn. Xin hãy tập trung vào những điểm chính. Không nhất thiết phải tường thuật lại tất cả mọi việc xảy ra trong quá trình tu luyện chỉ trong một bài viết. Chỉ nên tập trung vào những điểm chính. Hãy bỏ qua những chi tiết không quan trọng đối với câu chuyện hoặc mục đích của bài viết đó.

“Tôi cũng muốn nói rằng, bản tính của quý vị trong quá khứ về căn bản là vị ngã và ích kỷ. Từ nay trở đi, bất kể quý vị làm điều gì, hãy nghĩ đến người khác trước, như thế để thực ngộ được vô ngã và vị tha. Từ nay trở đi, dẫu quý vị làm gì, hãy quan tâm đến người khác—thậm chí đến cả thế hệ tương lai—cùng với sự ổn định vĩnh cửu của Đại Pháp.” (“Vô lậu trong Phật tính,” Tinh tấn yếu chỉ)

“Tôi thường nói, nếu tất cả những gì một người muốn chỉ là điều tốt cho người khác, thì những điều anh ta nói ra có thể làm người nghe cảm động khóc lên được.” (“Tâm thanh tỉnh,” Tinh tấn yếu chỉ)

Nhìn vào trong chứ không nhìn vào người khác

Khi các học viên có các mâu thuẫn hay vấn đề gì, họ nhìn vào trong để tìm ra căn nguyên của những vấn đề này. Chúng ta không nên để những bài viết của chúng ta trở thành một phương tiện để trút ra sự bực dọc với những thiếu sót của người khác, mà thay vào đó, tập trung vào việc tìm ra thiếu sót của mình như thế nào trong mâu thuẫn và vượt lên trên nó.

“Tu luyện chính là hướng nội mà tìm, dù đúng hay sai cũng đều tìm trong bản thân mình; tu chính là tu bỏ cái tâm con người. [Nếu] cứ không tiếp thu chỉ trích và phê bình, cứ hướng ngoại mà chỉ trích, cứ phản bác ý kiến và phê bình của người khác, [thì] đó là tu luyện sao? Đó là tu luyện thế nào vậy? Đã quen với việc chỉ nhìn thấy chỗ thiếu sót của người khác, từ trước đến nay vẫn không coi trọng việc tự xét bản thân; người ta tu tốt cả rồi còn chư vị vẫn như vậy hay sao? Sư phụ chẳng phải đang trông chờ chư vị tu tốt ư? Tại sao chư vị không tiếp thu ý kiến và chỉ luôn đi nhìn vào người khác?” (“Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles”)

Chứng thực Pháp

Các bài viết nên khắc họa Đại Pháp và các học viên Đại Pháp theo chiều hướng tích cực. Điều này không có nghĩa là chúng ta tránh không nói về các vấn đề hay các thiếu sót trong tu luyện. Tuy nhiên, một bài viết không nên chỉ tường thuật lại những việc tiêu cực, mà cũng nên chỉ ra cách vượt qua những tiêu cực đó như thế nào bằng cách nhìn vào trong và tuân theo những lời dạy của Sư phụ. Tránh đi vào những chi tiết không cần thiết liên quan đến những sai sót trong quá khứ.

“Không nên biến hội chia sẻ kinh nghiệm do trạm phụ đạo tổ chức thành một buổi tự phê bình. Pháp hội trang trọng như thế đâu phải để phô diễn mặt tiêu cực xã hội, lại càng không nên ép buộc học viên khai ra những thiếu sót sai lầm trong quá khứ khi họ vốn chỉ là người đời; làm thế quý vị có thể gây ra những tác động xấu, nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín Đại Pháp. Quý vị phải rõ, mình nên làm gì, không nên làm gì. Tu luyện rất nghiêm túc. Pháp hội có mục đích giúp học viên tinh tiến, khuyếch trương Đại Pháp, chứ không phải để công bố những sai sót quá khứ của học viên. Họ cần phát biểu về việc tu Đại Pháp của mình, chứ không phải gom thải cái gọi là “nước bẩn!” (“Tâm thanh tỉnh,” Tinh tấn yếu chỉ)

“Trong các bài viết cũng có nhiều phân tích và tìm rõ ra những chỗ thiếu sót một cách có lý tính, và là những trao đổi để chứng thực Pháp, để giảm thiểu tổn thất, để các bạn đồng tu đều có thể chính niệm chính hành, để nghĩ ra các cách giúp các bạn đồng tu nào đang bị bức hại, cứu độ con người thế gian nhiều hơn nữa.” (“Thành thục”)

Tránh không chỉ bảo người khác

Những người tu luyện đã thấu hiểu các Pháp lý cao hơn trong Đại Pháp thường không tự đặt mình vào vai trò của một người ‘thầy’ khi chia sẻ với các bạn đồng tu. Viết bài là một cơ hội khác để nhìn vào trong và loại bỏ chấp trước này.

“…không được trộn lẫn những gì của cá nhân vào trong Đại Pháp. Trong quá trình truyền công, bất kể là thiên mục của chư vị đã khai mở cũng vậy, chư vị đã nhìn thấy được gì cũng vậy, đã xuất được những công năng nào cũng vậy, chư vị không được dùng những gì mình thấy mà giảng Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi. Một chút sự tình mà chư vị ở nơi tầng ấy nhìn thấy được có thể quá sai khác, quá ư sai biệt so với hàm nghĩa chân chính của Pháp mà chúng tôi giảng. Do vậy từ nay trở đi khi chư vị truyền công, phải hết sức chú ý điều này; có như vậy mới có thể đảm bảo những gì nguyên gốc của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi là bất biến.

“Cũng không cho phép theo phương thức truyền công này của tôi, không cho phép dùng hình thức mở lớp lớn giảng Pháp như tôi; chư vị không thể giảng Pháp. Bởi vì những gì tôi giảng, ý nghĩa rất sâu xa, kết hợp với những điều tại cao tầng mà giảng. Chư vị tu luyện tại các tầng khác nhau, trong tương lai sau khi chư vị đề cao [tầng], chư vị nghe lại băng thâu âm này, chư vị sẽ không ngừng đề cao; chư vị không ngừng nghe, thì chư vị sẽ cứ mãi có được lĩnh hội mới, có thu hoạch mới; đọc sách lại càng như vậy. Những lời tôi giảng đã kết hợp với những điều rất cao thâm; do vậy chư vị không thể giảng được Pháp này. (Bài giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân)

Tránh đưa vào những khái niệm không nằm trong Pháp

Hầu hết chúng ta đã tích lũy được nhiều điều trên con đường đi tìm Chân Lý. Những điều này có thể không tệ, nhưng chắc chắn ở một tầng thấp hơn so với Pháp mà chúng ta đang đồng hóa, vì vậy chúng ta phải cẩn thận không đưa vào những khái niệm bên ngoài vào trong bài viết của chúng ta, để tránh phá hoại Pháp hoặc dẫn các bạn đồng tu đi sai đường lạc lối.

“Chúng tôi giảng rằng tu luyện phải chuyên nhất; bất kể chư vị tu như thế nào, thì cũng không thể trộn lẫn với những thứ khác mà loạn tu.” (Bài giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân)

“…nhất định phải chuyên nhất; ngay cả ý niệm của công pháp khác cũng không được xen lẫn vào.” (Bài giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân)

“Không nên máy móc lặp theo ngôn từ do người đời sử dụng hay nói đến. Chẳng phải như thế là ghép thêm vào Pháp hay sao? […] Tất nhiên, hiện nay có một số thuật ngữ không thích hợp vẫn còn đang lưu hành. Quý vị hãy tự nghĩ xem: Nếu hôm nay thêm một chữ, mai thêm một từ, rồi thời gian qua đi cho đến thế hệ tương lai chẳng còn có thể nhận ra chữ đấy là của ai nữa, và Đại Pháp dần dần biến đổi. (“Vô lậu trong Phật tính,” Tinh tấn yếu chỉ)

Tránh hiển thị

Các học viên được khuyến khích chia sẻ những điều tốt đẹp đã xảy ra trong quá trình tu luyện của họ và giảng rõ sự thật trong ngữ cảnh chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết. Qua việc nhìn vào trong, một người có thể phân biệt giữa chia sẻ với mục đích đem lại lợi ích cho người khác với việc kể lại các thành tích để tự đánh bóng bản thân mình.

“Các đồ đệ rất cần phải trao đổi với nhau kinh nghiệm và hiểu biết trong quá trình tu tập. Không có gì là sai trái khi giúp nhau cùng tiến bộ, miễn là không có mục đích khoe khoang.” (“Pháp hội”, Tinh tấn yếu chỉ)

“không còn cái tâm con người với hình thức báo cáo công trạng như “tôi không nói thì sẽ chẳng ai biết”… (“Thành thục”)

“Những bài viết không còn [vương vấn] những câu chữ hoa lệ và rắc rối lòng người nữa, mà là chân thực, chuẩn xác, thanh tịnh, và không mang theo cái tình của con người.” (“Thành thục”)

Học Pháp

Bên cạnh Chuyển Pháp Luân, chúng tôi đã tham khảo những kinh văn sau, và rất khuyến khích mọi người đọc toàn bộ các kinh văn về hướng dẫn viết bài tâm đắc thể hội. Danh sách các kinh văn còn chưa đầy đủ, bởi vì còn có nhiều đoạn Pháp đề cập đến các nguyên lý trong tu luyện có liên quan đến việc chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết.

“Thành thục”, https://vi.falundafa.org/jw/kinh_van_20051029.html
“Pháp hội”,
Tinh Tấn Yếu Chỉ.
“Vô lậu trong Phật tính”,
Tinh Tấn Yếu Chỉ.
“Tâm thanh tỉnh”,
Tinh Tấn Yếu Chỉ.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/8/117721.html
Đăng ngày 28-06-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho phù hợp hơn với bản gốc.

Share