Theo phóng viên của chúng tôi ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-1-2010] Trại lao động cưỡng bức số 1 tỉnh Hà Bắc được biết với cái tên trước đây là Trại lao động cưỡng bức Khai Bình thành phố Đường Sơn. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn, thành tàn tật, và bị mất mạng nơi đây từ khi sự bức hại Pháp Luân Công bắt đầu tháng 7 năm 1999. Trong những năm gần đây, vì các học viên bên trong và bên ngoài Trung Quốc dùng nhiều cách để phơi bày sự tàn độc của nó và làm sáng tỏ sự thật về Pháp Luân Công, môi trường đã thay đổi tại nhiều nơi. Tuy nhiên, trong năm 2008, ĐCSTQ gia tăng sự khủng bố và giam giữ, giam cầm và bức hại các học viên để ‘chuẩn bị’ cho Thế Vận Hội Bắc Kinh. Sự tra tấn, quấy nhiễu và ngược đãi các học viên tại Trại lao động cưỡng bức số 1 tỉnh Hà Bắc cũng gia tăng.

Trại là một tòa nhà ba tầng, với tầng 1 và 2 thiết kế giống nhau. Phía bắc tối quanh năm. Nó bị mây che và lạnh cóng nơi phía này vào mùa thu, bắt đầu vào tháng 9. Về phía tây bắc là một tòa nhà ba tầng. Đó là Khu ‘giáo huấn’, nơi mà các học viên bị giam ở phía bắc tại tầng trệt. Các lính canh không thích đi tuần vùng này, và nó bị bỏ trống trong một thời gian lâu. Nó vô cùng lạnh và được chỉ định làm nơi mà các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn.

Vào tháng 7 và 8 năm 2008, khoảng 30 đến 40 học viên bị giam trong trại. Các viên chức trại chụp hình tất cả các học viên, dù nhiều người chống lại. Các lính canh kéo mặt họ ra, nắm tóc họ, và chụp hình. Vào đầu tháng 8, các học viên phản đối sự giam cầm bất hợp pháp bằng cách từ chối tuân theo luật lệ của trại lao động, như là chào đón giám đốc trại. Kết quả, họ bị tra tấn.

2010-1-27-tangshanjail-01--ss.jpg
Học viên Dương Miểu bị buộc chụp hình

Vào cuối tháng 8, một bà lão mà bị giam sau khi thỉnh nguyện cho quyền tập luyện Pháp Luân Công nhìn thấy lính canh Vương Ngọc Phân tra tấn các học viên từ chối chào đón giám đốc. Họ phải đứng nhiều giờ và không được phép đi nghỉ ngơi lúc 10 giờ 30 phút tối. Bà không chịu nổi áp lực tinh thần và cố treo cổ tự tử [Ghi chú: nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp nói rõ cấm giết người, kể cả tự tử; một hành vi như vậy không phù hợp với pháp môn, nhưng nó cho thấy mức độ của sự bức hại.] nhưng các tù nhân khác phát hiện ra bà. Từ đó, không có học viên nào chào đón giám đốc. Vì vụ tự tử hụt này vào tháng 9, họ đặt trong mỗi phòng giam các máy móc theo dõi tối tân nhất. Các lính canh không còn tin nơi các tù nhân khác để theo dõi các học viên. Từ đó, chính các lính canh theo dõi mọi người.

Từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 năm 2008, các học viên tập Pháp Luân Công vào buổi sáng. Các lính canh Lục Hải Tồn, Vương Văn Bình, và Diêm Hồng Lệ lôi các học viên bà Vương Vĩ Nguyệt và bà Chu Thư Ngân vào trong Đội giáo huấn. Chúng cột họ vào một cái ghế cả ngày. Hai tay và hai chân của họ bị cột vào thành tay và chân ghế, và họ không thể cử động. Trời vô cùng lạnh, vì vậy sau nhiều giờ bị cột như vậy họ bước đi rất khó khăn. Học viên bà Bạch Phượng Ngọc bị cột trong ba ngày, và bà Trịnh Bảo Hoa trong hai ngày và một đêm. Sau đó, họ bị mang đến ‘nhà nước đá’ phía Bắc và bị cột năm ngày đêm. Cho dù trời lạnh cóng, các lính canh mở các cửa sổ và gió thổi thẳng vào bà Trịnh Bảo Hoa. Bà Lưu Thục Cách bị cột vào ghế chín ngày đêm. Diêm Hồng Lệ không cho phép các học viên bà Lưu Thục Cách và bà Trịnh Bảo Hoa dùng nhà vệ sinh và bà Lưu bị mất sự kềm chế tiểu tiện. Bà tuyệt thực để phản đối và áp huyết của bà gia tăng, vì vậy bà được thả ra.

2010-1-27-tangshanjail-02--ss.jpg

Dụng cụ tra tấn này là một cái ghế cây với tay ghế có thành rạch. Hai tay và chân của học viên bị cột chặt vào ghế trong nhiều giờ. Đây là một cách tra tấn vô cùng đau đớn.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2008, Vương Văn Bình và các lính canh trại lục soát tất cả các học viên xem có bài giảng nào của Sư Phụ không. Họ lục soát khắp thân thể.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2009, các học viên từ chối điểm danh và chống lại sự lục soát thân thể và mọi quấy nhiễu. Vương Văn Bình mang bà Vương Vĩ Nguyệt đến một văn phòng, tát vào mặt bà hơn mười lần, và cột bà vào cái ghế tra tấn trong bốn ngày đêm. Tất cả các học viên bị tra tấn tàn bạo. Bà Bạch Ngọc Phượng và bà Nhậm Thục Phân bị cột vào cái ghế tra tấn trong hai ngày và một đêm. Bà Trịnh Bảo Hoa bị cột vào cái ghế đó trong năm ngày đêm. Bà Lưu Thục Cách, bà Hầu Phương, bà Lưu Hiểu Quân, bà Dương Miểu, và bà Lý Tuệ bị mang đến Đội giáo huấn và bị bắt đứng trong hành lang vô cùng lạnh từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Vì họ tiếp tục phản đối, tất cả những người mà phản đối sự điểm danh bị mang ra ngoài trời lạnh cóng. Chỉ bà Vương Lan Phượng và bà Dương Miểu được tha vì họ không khoẻ. Gió lạnh cắt. Hơn 20 học viên bị bắt đem ra ngoài. Sau khi bà Trịnh Bảo Hoa xỉu họ mới được cho trở vào trong.

Các lính canh bắt đầu tra tấn bảy học viên: bà Bạch Ngọc Phượng, bà Lưu Thục Cách, bà Lưu Hiểu Quân, bà Hầu Phương, bà Trịnh Bảo Hoa, bà Dương Miểu, và bà Vương Lan Phượng. Sau đó, chúng chuyển họ đến phòng lạnh nhất ở phía bắc. Các lính canh không cho họ đồ ăn và yêu cầu họ phải điểm danh trước khi được ăn. Trong hai ngày đêm, các học viên này được cho 30 bánh quy và một gói rưỡi mì gói. Mặc dù lạnh, đói, áp lực tinh thần, và tra tấn thể chất, các học viên này không chịu thỏa hiệp. Qua ngày thứ ba, họ đi tìm Vương Văn Bình và với lý tính, hòa bình, và thiện lành giải thích các sự kiện về Pháp Luân Công. Vương Văn Bình và Lục Hải Tồn cuối cùng đồng ý cung cấp thức ăn cho họ. Bà Vương Lan Phượng bị áp huyết cao và được bảo lãnh ra để đi trị bệnh. Một tuần lễ sau, sáu học viên còn lại được chuyển đến tòa nhà phía nam.

Trong Lễ Đèn Lồng 2009, bà Bạch Ngọc Phượng và năm học viên khác muốn nói lên lòng kính trọng của họ đối với Sư Phụ, vì vậy họ chuẩn bị hai dĩa trái cây và chắp tay. Vương Diễm Hoa nhìn thấy điều đó qua cái máy theo dõi và chạy đến phòng giam của họ để chụp lấy các trái cây. Khi bà Bạch cố ngưng Vương, Vương tóm lấy cổ của bà. Sau khi các học viên nói lên một lời cảnh cáo, Vương Diễm Hoa ngưng lại.

Ngày hôm sau, các lính canh bắt đầu một đợt tra tấn khác. Họ mang bà Dương Miểu đến bệnh viện để khám, vì áp huyết của bà quá cao (110/195). Vương Ngọc Phân cho biết mang các học viên đến nhà kho của trại, nhưng thay vì đó lại mang bà Bạch Ngọc Phượng, Lưu Thục Cách, Trịnh Bảo Hoa, Hầu Phương, và bà Lưu Hiểu Quân đến Đội giáo huấn. Lục Hải Tồn, Vương Văn Bình, và Diêm Hồng Lệ cột họ vào ghế tra tấn trong một ngày.

Sáu trong số các học viên bị khủng hoảng tinh thần và bị thương nơi cơ thể, và họ rất yếu. Bà Bạch Ngọc Phượng sinh ra bệnh tim vì sự tra tấn. Bà Lưu Thục Cách và bà Lưu Hiểu Quân bị áp huyết cao (120/180), bà Trịnh Bảo Hoa bị vọt bẻ nơi chân, và bà Hầu Phương bị đau đầu nặng.

Ngày 20 tháng 2 năm 2009, sáu học viên tập Pháp Luân Công. Các lính canh cách biệt họ ra và chuyển bà Trịnh Bảo Hoa và bà Lưu Hiểu Quân đi vào phòng phía tây để tra tấn ngày 23 tháng 2 (xin xem báo cáo Minh Huệ ngày 12 tháng 12 năm 2009 để biết chi tiết: “Sự tàn bạo của cảnh sát tại Trại lao động cưỡng bức nữ Khai Bình Đường Sơn”). Bà Lưu Thục Cách và bà Dương Miểu bị mang đến phòng phía bắc, ‘nhà nước đá’, sau khi họ bị nhìn thấy tập công buổi sáng. Các lính canh còng tay họ và treo họ lên bằng dây thừng từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối. Sau đó, Dương Hải Phong và Đinh Tiểu Quang tra tấn họ với dùi cui điện. Khi Diêm Hồng Lệ trực, bà ta thảy các khăn trải giường của các học viên xuống đất, cột bà Lưu Thục Cách vào giường, và cấm không cho bà dùng nhà vệ sinh. Bà Lưu tiểu trên giường ba lần.

Ngày 26 tháng 3 năm 2009, bà Lưu Hiểu Quân, bà Hầu Phương, và bà Trịnh Bảo Hoa tuyệt thực để phản đối sự tra tấn và yêu cầu thả ra vô điều kiện. Họ tuyệt thực trong một tháng. Các học viên từ chối hợp tác với sự bức hại và thường hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo,” “Chân Thiện Nhẫn Hảo,” và “Đừng đánh người!” Các lính canh Lục Hải Tồn, Vương Văn Bình, Dương Hải Phong, Vương Diễm Hoa, Vương Ngọc Phân, Lưu Lệ Anh, Đinh Tiểu Quang, và Cổ Phượng Mai và bác sĩ Vương Hồng Lợi và Hà Hoành Vĩ thường đánh các học viên và bức thực họ dã man. Sự bức thực khiến chảy máu lỗ mũi, tiêu chảy, ói mữa và vô cùng đau đớn. Cái ống bức thực làm bị thương phổi của bà Trịnh Bảo Hoa và máu chảy khi nó được rút ra.

Vào đầu tháng 4 năm 2009, sáu học viên phản đối sự tra tấn tàn bạo bằng cách không mặc đồng phục nhà tù. Vào cuối tháng 4, các lính canh đặt bà Hầu Phương, bà Bạch Ngọc Phượng, bà Lưu Thục Cách, và bà Dương Miểu vào một phòng giam và giam bà Trịnh Bảo Hoa và bà Lưu Hiểu Quân với nhau vì hai bà đang tuyệt thực. Họ cởi hết áo quần ngoài của họ, để họ chỉ mặc đồ lót. Ngày 25 tháng 4, khi Vương Văn Bình và Vương Hồng Lợi bức thực bà Lưu Hiểu Quân, bà hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bà Hầu Phương, bà Bạch Ngọc Phượng, bà Lưu Thục Cách, và bà Dương Miểu nghe tiếng bà và cũng hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp hảo,” “Ngưng bức hại,” “Các người không được phép đánh người!” Không bao lâu sau, bệnh tim của bà Bạch Ngọc Phượng trở lại nhưng bà trở lại bình thường sau khoảng một giờ đồng hồ.

Ngày 29 tháng 4 năm 2009, khi số lượng các tù nhân gia tăng, các lính canh chia đội nữ thành hai đội, số 5 và số 6. Họ chia các học viên ra. Bà Lưu Thục Cách, bà Hầu Phương, bà Bạch Ngọc Phượng, và bà Lưu Hiểu Quân bị chuyển đến Đội số 5 ở tầng một, và bà Trịnh Bảo Hoa và bà Dương đến Đội số 6 ở tầng hai.

Vào đầu tháng 5 năm 2009, do vì bị bức thực lâu dài trước đó, bà Trịnh Bảo Hoa gầy còm, cho dù bà ăn bình thường. Bà luôn bị sốt cấp thấp và ho ra đàm mỗi ngày. Sau khi mang bà đến một bệnh viện bên ngoài nhà tù, các lính canh Diêm Hồng Lệ và Lưu Lệ Anh cô lập bà Trịnh Bảo Hoa để tiêm thức ăn lỏng vào máu bà trong một tuần lễ. Khi bà vô cùng yếu, Diêm Hồng Lệ cởi áo quần bà và mặc đồng phục trại lao động lên bà. Họ sợ rằng bà cởi bộ đồng phục ra, nên trói bà vào giường. Đồng thời, Diêm Hồng Lệ đích thân cởi áo quần bà Dương. Điều này tiếp tục trong hai ngày. Họ làm rách áo quần lót của bà Dương và cuối cùng để lại cho bà chỉ với hai áo nịt ngực và ba bộ quần lót để mặc.

2010-1-27-tangshanjail-03--ss.jpg

Chú thích: Áo lót bị rách của bà Dương. Bà Dương Miểu chỉ có áo lót để mặc, và mang cái khăn lau mặt trên hai vai bà. Sau đó, một người đàn bà lớn tuổi hơn bị bắt vì khiếu nại đã đưa các áo quần len cho bà Dương.

Ngày 19 tháng 5, các lính canh để bà Trịnh Bảo Hoa và bà Dương Miểu vào cùng một phòng giam. Vì bà Trịnh quá ốm, bà được mặc quần áo mùa thu. Các lính canh chửi mắng họ và cấm họ đi nhà vệ sinh. Đến sáng ngày thứ bảy, khi bà Trịnh và bà Dương đang tập công, Diêm Hồng Lệ đi vào với các còng tay và dây thừng. Bà Dương liền chỉ ra rằng họ không được đi nhà vệ sinh trong 6 ngày đêm, và yêu cầu đi nhà vệ sinh. Diêm Hồng Lệ từ chối để cho họ đi và còng tay bà Dương, vì vậy bà la lên, “Đội trưởng Diêm lột áo quần của học viên và cấm họ dùng nhà vệ sinh!” Bà Trương la lớn, “Đội trưởng Diêm lột áo quần của chúng tôi và không cho phép chúng tôi đi nhà vệ sinh!” Diêm Hồng Lệ liền nhét dây thừng vào trong miệng bà Dương, nắm cái lưỡi của bà với ngón tay cái của mình, và làm cho bà gần nghẹt thở. Diêm Hồng Lệ và một tù nhân nhét một cái khăn vào trong miệng bà Trịnh, khiến miệng bà bị thương và chảy máu. Ngày thứ mười sau khi không được dùng nhà vệ sinh trong 9 ngày đêm, cả hai học viên đều rất yếu, không thể ngủ, và không thể nằm xuống. Bụng bà Trịnh sưng lên. Sau 4 giờ chiều, các lính canh gọi bác sĩ, và không bao lâu sau bảo cả hai đi dùng nhà vệ sinh. Họ có máu trong nước tiểu. Họ tuyệt thực trở lại để phản đối sự bức hại.

Vào đầu tháng 7 năm 2009, bà Dương bị cô lập trong nhà nước đá, vì bà từ chối mặc đồng phục của trại. Trong hơn 3 tháng, bà chỉ mặc đồ lót. Vào cuối tháng 8, bà cuối cùng được cho phép mặc áo quần mùa thu.

Vào đầu tháng 10, bà Trịnh và bà Miểu bị đặt trong cùng một phòng giam. Trời đã rất lạnh. Họ nhiều lần yêu cầu áo quần của họ. Vào đầu tháng 11, họ được đưa cho các áo khoác ngoài len và quần, nhưng cái áo vét độn bông của bà Trịnh và các áo quần bên dưới của họ không được trả lại. Phòng phía bắc lạnh cắt. Các tù nhân khác có hai ba lớp mềm và ba khăn trải giường. Nhưng hai học viên chỉ được phép có một cái mỗi người và bị lạnh luôn luôn và không thể ngủ.

Ngày 15 tháng 11, bà Trịnh bị sốt cao và ho ra đàm trong nhiều ngày. Bà được mang đến một bệnh viện và phát hiện bệnh ho lao đến thời cuối. Trại lao động từ chối nhận trách nhiệm cho bệnh của bà và họ thả bà ra.

Ngoài ra, Trại lao động cưỡng bức số 1 Hà Bắc bắt tất cả tù nhân viết và nộp một số giấy tờ hàng tháng và ký tên và in dấu tay của họ. Làm như vậy, thời hạn giam của họ được giảm hai ngày mỗi tháng. Điều kiện tiên quyết cho sự gia giảm này là họ phải tuân theo tất cả các luật lệ. Các luật lệ này bao gồm sự nhìn nhận có tội và nhìn nhận tội lỗi, nghe theo sự ‘giáo huấn’ của ĐCSTQ, không tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, v.v.

Trên đây chỉ là một phần các sự bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Trại Lao động cưỡng bức số 1 Hà Bắc.

Một phần danh sách các lính canh tại Trại Lao động cưỡng bức số 1 tỉnh Hà Bắc:

1. Lục Hải Tồn, nam, khoảng 38 tuổi, cựu đội trưởng của đội nữ và bây giờ là trưởng phòng của Văn phòng hành chính

2. Vương Văn Bình, nữ, 39 tuổi, đội trưởng Đội số 5

3. Vương Diễm Hoa, nữ, ngoài 30 tuổi, tiểu đội trưởng của Đội số 5

4. Diêm Hồng Lệ, nữ, 39 tuổi, đội trưởng Đội số 6 và trước là huấn luyện viên chính trị. Tên của cô ta nằm trên một danh sách của mạng lưới Minh Huệ, là những người mà đã tra tấn các học viên. Tên của cô ta cũng trên danh sách của Liên đoàn điều tra sự bức hại Pháp Luân Công.

5. Dương Hải Phong, nữ, 42 tuổi, tiểu đội trưởng của Đội số 6

Các lính canh tại Đội Số 6 .

1. Lưu Lệ Anh, nữ, 33 tuổi

2. Cổ Phượng Mai, nữ, 43 tuổi. Bà ta không dùng vũ lực đối với các học viên, nhưng chửi mắng họ.

3. Vương Ngọc Phân, nữ, ngoài 30 tuổi

4. Trương Ninh, nữ, 29 tuổi. Cô ta không dùng vũ lực đối với các học viên, nhưng chửi mắng họ.

Bác sĩ:

Vương Hồng Lợi, nam, giám đốc bệnh viện. Ông ta rất tàn bạo và đánh đập các nữ học viên trong lúc bức thực.

Hà Hoành Vĩ, nam


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/28/217097.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/13/114607.html
Đăng ngày 26-05-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share