Trường hợp bức hại đối với Trần Húc Trung từ Kim Xương, tỉnh Cam Túc

[MINH HUỆ 25-7-2009] Tôi tên Trần Húc Trung và tôi 38 tuổi. Tôi được hưởng rất nhiều lợi ích to lớn từ khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại của nó trên Pháp Luân Công năm 1999 tôi bị bắt nhiều lần và bị gửi đi lao động cưỡng bức hai lần. Tôi là một người bị giam cầm và mất sự tự do cá nhân tổng cộng là năm năm trong mười năm qua. Dưới đây là chi tiết các việc xảy ra mà tôi phải đối đầu dưới sự bức hại.

1. Bị bắt bởi các viên chức An ninh Quốc gia; bị tống tiền

Một nhóm sáu học viên, kể cả tôi, đang xem một băng thâu hình bài giảng của Sư Phụ tại nhà một đồng tu ngày 23 tháng 1 năm 2000. Các đồng nghiệp của người học viên tố cáo chúng tôi lại với các chính quyền. Từ Bân và một vài đặc vụ khác từ Cục An ninh Quốc gia thành phố Kim Xương đến và bắt chúng tôi. Giả vờ là nhân viên công ty nước, họ gạt họ tôi để vào trong. Họ tịch thu tất cả các sách Pháp Luân Công và tài liệu giảng thanh chân tượng trong nhà trước khi mang sáu người chúng tôi đến sở cảnh sát, nơi họ giam mỗi người chúng tôi 15 ngày “giam hành chính” và mang chúng tôi đến nhà tù thành phố. Gia đình chúng tôi đến vào ngày thứ 15 để mang chúng tôi về. Các lính canh ra lệnh cho họ thuyết phục chúng tôi viết các tờ bảo đảm. Nhìn thấy không một ai trong chúng tôi viết tờ như vậy, và sợ rằng chúng tôi có thể Bắc Kinh để khiếu nại, các lính canh quyết định không thả chúng tôi ra, nhưng thay vì vậy gửi chúng tôi thẳng đến trung tâm giam giữ thành phố.

Khi chúng tôi vừa đến, chúng tôi bị lục soát khắp mình. Những người bắt chúng tôi tịch thu nhiều bản kinh văn của Sư Phụ mà tôi có trong mình. Các lính canh ra lệnh các tù nhân trong cùng phòng giam của tôi đánh tôi tàn bạo và làm mọi cố gắng để cản không cho tôi tập công. Khoảng 20 ngày sau có ai đó từ hãng của tôi, Cục điện lực Kim Xương, đến làm giấy tờ cho tôi để “chờ xử án tại nhà trong khi trả tiền bảo lãnh”. Các lính canh đặt số tiền đó là 2,000 nhân dân tệ (xem biên nhận bên dưới) và buộc tôi viết tờ bảo đảm trước khi cuối cùng thả tôi ra.

2009-7-24-chenxuzhong-01--ss.jpg

Biên nhận tiền bảo lãnh

2. Trở thành vô gia cư để tránh bị bắt

Tôi đi gặp một học viên khác ngày 4 tháng 9 năm 2001. Một nữ cảnh sát thường phục đi theo và sau đó bắt tôi. Bị còng tay và giam nơi Đồn cảnh sát Tân Thôn trong một đêm, tôi tìm cách làm lơi cây còng và thoát thân vào lúc trưa ngày hôm sau. Chiều hôm đó, Vương Vĩnh Thành và Vi Phúc Lâm từ Sở Cảnh sát Tân Thôn đi đến nhà tôi tìm tôi. Để tránh bị bắt, tôi đi đến Thành phố Lan Châu, nơi mà người vợ mới cưới của tôi tìm được tôi sau hai tháng. Hai chúng tôi đi quanh Lan Châu trong hai tuần lễ trước khi trở về nhà. Các nhân viên đồn cảnh sát địa phương áp lực tôi để viết một tờ bảo đảm và tôi phải trả cái gọi là “tiền phạt hành chính” trước khi cho phép ông chủ tôi để tôi đi làm việc lại.

3. Bị giam lần đầu tại Trại lao động cưỡng bức Cam Túc

Bành Duy Bình, giám đốc chính trị của Sở cảnh sát Huyện Vĩnh Xương, và Lý Quốc Ngọc, giám đốc Đội Chính trị và An ninh Sở cảnh sát huyện Vĩnh Xương, và các đồng lõa của họ đi đến nơi sở làm của tôi ngày 24 tháng 3 năm 2002, để tìm tôi. Không đưa ra một tờ giấy chính thức nào, họ lục tung văn phòng tôi. Không tìm thấy bất cứ điều gì họ muốn, họ ra lệnh cho tôi đi đến sở cảnh sát để “nói chuyện”. Tôi đi với họ, sau đó mới biết đó là gạt để bắt tôi đến đó. Sau đó họ bắt tôi lao động cưỡng bức ba năm.

Sau khi đến sở cảnh sát, các viên chức điền một tờ “thông báo triệu tập,” bắt đầu tra vấn tôi, và mang tôi đến trung tâm giam giữ huyện, nơi tôi bị giữ trong 52 ngày. Cảnh sát tổ chức một cái gọi là “buổi họp bắt bớ công khai” tại vận động trường huyện ngày 14 tháng 5 năm 2002. Hơn 20 học viên Pháp Luân Công, kể cả tôi, bắt phải mang những tấm bản với lời lẽ thóa mạ quanh cổ chúng tôi. Vận động trường đầy người. Cảnh sát tuyên bố sự bắt giữ và thời hạn lao động cưỡng bức.của chúng tôi. Sau đó cảnh sát bắt chúng tôi đi diễu hành trên đường phố. 13 học viên và tôi bị gửi đến Nhà tù số 1 Cam Túc sau cuộc diễn hành làm nhục này. Tôi bị chịu ba năm lao động cưỡng bức.

2009-7-24-chenxuzhong-02--ss.jpg

“Thông báo triệu tập,” mà không được điền vào mãi sau khi Trần Húc Trung bị bắt

2009-7-24-chenxuzhong-03--ss.jpg

Thông báo lao động

Tôi bị giam trong Đội số 5 tại trại lao động. Các lính canh lục soát mình tôi và kiểm tra hành lý của tôi khi tôi vừa đến. Chúng cho hai “giám sát viên” (những tù nhân xì ke được chỉ định để theo dõi sát các học viên) để theo dõi tôi 24/24, không cho phép tôi nói chuyện với một ai. Giám đốc chính trị Lý Chấn Cương và giám đốc nhà tù Mã Tiến Chu ra lệnh không cho tôi ngủ trong bốn ngày liên tiếp và bắt tôi đứng trong thời gian lâu mỗi ngày, bắt đầu từ chiều tối. Sau nửa đêm tôi bị mệt quá khiến tôi không thể kiềm chế mình lắc lư. Khi tôi vừa chợp mắt, hai “giám sát viên” đấm tôi rất mạnh để đánh thức tôi. Tôi cố thức cho đến rạng sáng, chỉ để biết rằng tôi phải làm lao động nặng trong ngày. Không được nghỉ ngơi vào giờ trưa. Sau đó chiều tối đến, và tôi lại phải đứng. Sau nhiều ngày như vậy, tôi trở nên hoàn toàn yếu ớt và mất thăng bằng đôi lúc. Hai “giám sát viên” đã học phương thức này từ Trại Lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nơi mà các học viên bị đày đọa cho đến khi họ cúi đầu chịu buông bỏ đức tin của họ.

Các viên chức trại gia tăng sự ngược đãi của họ và tra tấn ghê gớm các học viên trong tháng 5 năm 2003. Đội trưởng Lý Văn Huy bắt tôi làm các công việc nặng nhọc nhất – kéo xe lăng chở đầy gạch. Về đêm tôi không được phép đi ngủ. Sư tra tấn này kéo dài trong bốn ngày.

Giữa 2002 và 2003, những khẩu hiệu in chữ lớn được nhìn thấy khắp nơi trên các bức tường đỏ của trại lao động cưỡng bức; nhiều tù nhân bị ra lệnh mặc một đồng phục màu xanh lá cây. Môi trường cô lập như vậy khiến tôi cảm giác chúng tôi bị cắt đứt với thế giới còn lại.

Điều kiện sinh sống vô cùng kém. Mỗi phòng giam chứa khoảng 20 người, nhưng chỉ có cấp một thùng nước mỗi ngày. Chúng tôi may mắn lắm nếu được tắm một lần một tháng. Công việc rất nặng, không được nghỉ xả hơi trong ngày. Chúng tôi thường không thể đứng thẳng lưng vào cuối ngày. Chúng tôi phải đi ra lúc 6 giờ 30 phút sáng trong lúc mùa canh tác bận rộn và không trở về lúc cho đến 9 giờ tối, làm việc liên tiếp trong 13-14 giờ. Áo quần chúng tôi ướt đẫm mồ hôi, mà được làm khô như muối hột. Sau một ngày dài xúc xẻng, các đốt tay chúng tôi bị sưng vù và đau. Chúng tôi cả không thể duỗi thẳng các ngón tay khi thức dậy buổi sáng. Công việc đồng áng bao gồm trồng bắp và các rau cải khác, nhổ cỏ và xới đất. Các lính canh ra lệnh cho chúng tôi làm việc nhanh, không có nghỉ.

Công tác xây cất chúng tôi phải vác những bao đựng xi măng hoặc cát, đào rãnh, trồng cây, và kéo xe chở đầy gạch. Nhiều công nhân di cư không muốn làm các công tác này, thậm chí được trả lương. Nhưng các lính canh buộc các học viên làm các công việc cần nhiều lao động để mang tiền cho họ. Đào kinh mà sâu hơn đầu người khiến chúng tôi kiệt sức và chóng mặt cuối ngày. Chúng tôi phải đi bộ đoạn đường dài khi kéo xe chở đầy gạch, khiến cho chân chúng tôi bị vọp bẻ và bỏng giộp trên chân.

Vào tháng 3 năm 2004 các viên chức trại gộp tất cả các học viên bị giam trong Đội 16, Nhóm 6, và đặt tên “Đội điều khiển đặc biệt Pháp Luân Công.” Khi các lãnh đạo đội ra lệnh cho các học viên trong tháng 5 viết tờ “ba cam kết” tôi cương quyết từ chối. Phó đội Vương Tự Hưng sau đó xúi dục tù nhân Hầu Tuấn trừng phạt tôi. Tôi bị buộc bước đi trong kiểu quân đội cả ngày và đứng trong thời gian lâu ban đêm. Vào khoảng nửa đêm, trưởng đội Biên Vân Sinh mang tôi đến văn phòng của ông ta, nơi đây ông ấy còng tay tôi ra sau lưng và treo tôi lên bằng cái còng vào song sắt cửa sổ, với hai chân tôi gần như không đụng mặt đất. Tất cả sức nặng của con người tôi tập trung nơi còng tay, gây nên sự đau đớn vô cùng. Tóc tôi không bao lâu đầy mồ hôi, và hai cánh tay tôi mất cảm giác. Khi tôi được thả xuống sáng hôm sau, hai cánh tay tôi cảm thấy như không còn là của tôi nữa. Còng tay đã để lại những dấu máu trên lưng bàn tay tôi và không biến mất cho đến hơn một năm sau. Sư đau đớn thâm thấu đến các đầu ngón tay tôi và sự mất cảm giác nơi các ngón tay tôi không có cải thiện cho đến sáu tháng sau.

2009-7-24-chenxuzhong-04--ss.jpg

Vì tôi vẫn từ chối buông bỏ đức tin của mình, thậm chí cả sau cái đêm thử thách đó, Lý Văn Huy nhốt tôi trong một phòng giam chật hẹp, nơi đây ông ta cấm không cho tôi ngủ trong sáu đêm. Hơn nữa, còn bẻ vặn tay tôi ra sau lưng và còng chúng lại vào cái ống sưỡi trong một tư thế mà tôi không thể ngồi hay đứng trong một ngày rưỡi. Một chân tôi không bao lâu trở thành tê cứng, và tôi đau đớn vô cùng. Tôi phải đặt sức nặng của thân mình tôi vào cái chân kia. Không bao lâu sau, cả hai chân đều bị tê. Sự tra tấn này còn đau hơn bị đánh đập. Các lính canh thường dùng các phương cách tàn ác đó để đối xử với các học viên.

Vợ tôi không thể chịu đựng được áp lực tôi bị giam trong ba năm và đã ly dị tôi.

4. Lần giam thứ nhì trong Trại lao động cưỡng bức Cam Túc

Sau khi tôi được thả ra từ trại lao động vào tháng 3 năm 2005, chủ tôi đối xử với tôi không tốt. Tôi được trả hàng tháng chỉ 500 nhân dân tệ trong năm đầu tôi trở về. Nhân viên đồn cảnh sát địa phương tạo cho tôi một “hình ảnh người làm mục tiêu” đặc biệt, ra lệnh cho tôi ký một tài liệu mỗi ba tháng.

Đội trưởng chính trị Sở cảnh sát Huyện Vĩnh Xương, Bành Duy Bình, Lý Quốc Ngọc từ Cục an ninh nội địa, và cảnh sát viên địa phương Triệu Cát Tường đến nơi sở làm của tôi ngày 1 tháng 8 năm 2006, và mang tôi về nhà tôi để lục soát. Họ tịch thu máy tính xách tay mà chủ tôi đã cung cấp cho tôi và giữ tôi tại nhà.

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2006 vào khoảng 10 giờ tối, tôi trở về nhà từ bên ngoài, thì Triệu Cát Tường và một vài cảnh sát theo dõi và bắt tôi. Họ mang tôi đến sở cảnh sát huyện, nơi đây Lý Quốc Ngọc và Sài Trọng Hỉ từ Cục an ninh nội địa tra vấn tôi và cố lấy từ tôi một lời tự thú. Tôi bị chuyển đến nhà tù huyện rất sớm ngày hôm sau.

Cảnh sát tra vấn tôi một vài lần nữa sau đó. Tôi hoàn toàn từ chối hợp tác với họ. Không có chứng cớ, công tố viên từ chối phát hành lệnh bắt tôi. Các viên chức trung tâm giam giữ không cách nào phải phát hành lệnh thả tôi ngày 17 tháng 8 năm 2008, nhưng các nhân viên An ninh Quốc gia không thả tôi ra cho đến 20 ngày sau.

Để lấy một lời tụ thú từ tôi, các lính canh trung tâm giam giữ thường xúi dục các tù nhân khác đánh đập tôi tàn nhẫn. Trong 35 ngày tôi bị giam, tôi phải hằng ngày dán nhãn trên các hộp diêm quẹt từ tờ mờ sáng đến chiều tối. Một công việc xem như dễ dàng, nhưng thực tế rất dễ sợ và mệt mỏi vì con số lượng lớn từ 10 000-15 000 hộp diêm mỗi ngày. Nếu tôi không làm xong số lượng, tôi phải thức để làm cho xong. Không bao lâu sau, các móng tay tôi bị xức rời ra và các đầu ngón tay tôi chảy máu.

Cảnh sát chuyển tôi và một học viên khác đến một bộ phận giam giữ nhà tù khác ngày 9 tháng 9 năm 2006. Ba ngày sau, các viên chức Ủy ban lao động cưỡng bức Kim Xương đem tôi ra “xét xử”. Ủy ban này kỳ thật là Đơn vị luật pháp của Sở cảnh sát Kim Xương. Cảnh sát bắt các học viên và sau đó tự quyết định buộc tội họ như thế nào. Vào cuối buổi xử án, hội đồng này quyết định tôi phải ở tù bên ngoài trại lao động, tuy nhiên, cũng hội đồng đó cố “xét xử” tôi lần thứ nhì ngày 28 và đưa cho tôi bản án hai năm tù trong trại lao động cưỡng bức.

Hai học viên Lý Nguyên Cơ và Kỳ Mãn Tuấn bị bản án lao động cưỡng bức đồng thời lúc ấy.

Tôi bị gửi đi Trại lao động cưỡng bức số 1 Cam Túc lần thứ nhì ngày 12 tháng 10 năm 2006. Vì tôi từ chối hợp tác, các lính canh nhốt tôi trong một phòng giam biệt lập trong 9 ngày vào đầu tháng 11, tôi bị cấm không cho ngủ và phải tham gia vào các khóa tẩy não. Giám đốc chính trị Lý Văn Huy, số hiệu 6222238, chịu trách nhiệm.

Người giám sát Trương Hồng Ngưu (một tù nhân bị tù vì trộm cắp) tố cáo tôi lại với các lính canh vào tháng 5 năm 2007. Kết quả, tôi bị buộc đứng trong thời gian lâu mỗi đêm trong một tuần lễ. Các lính canh không để cho tôi ngủ cho đến sau 1 giờ sáng. Hai học viên khác Lý Nguyên Cơ và Tào Cường, cũng bị ngược đãi cách như vậy. Trưởng đội Hàn Hỉ Minh, số hiệu 6222219, chịu trách nhiệm.

Bắt đầu năm 2007, các viên chức trại bắt đầu một chiến dịch “êm dịu và màu mè” hơn đối với các học viên Pháp Luân Công. “Chiến dịch mới” này biểu hiện bằng hai cách:

Đầu tiên, có ít vũ lực hơn nhưng càng nhiều tẩy não hơn. Khi không có lao động nặng, các viên chức trại sẽ tổ chức đủ loại chủ đề cho chúng tôi để xem băng thâu hình và viết ra tư tưởng của chúng tôi. Mục đích là truyền dẫn các điều tà dối của ĐCSTQ vào tâm chúng tôi và thóa mạ Pháp Luân Công. Trại tổ chức những buổi họp thường lệ mà các học viên được đặt dưới áp lực và buộc phải chỉ trích Pháp Luân Công và cắt đứt với Pháp Luân Công. Sợ rằng các học viên có thể tuyên bố các tờ tuyên bố trước đây của họ chống Pháp Luân Công là hủy bỏ, các viên chức trại bắt các học viên viết thường xuyên các tư tưởng của ho. Trại giữ các học viên mới đến nơi một chỗ biệt lập và buộc họ viết đủ loại các bài tuyên bố.

Thứ hai, nhìn bề mặt, trại xem như tân tiến hơn: không có lao động quá mức và ít bị đánh đập hơn. Các học viên kiên định vẫn bị gửi đi các phòng giam biệt lập. Tuy nhiên, các lính canh bịt kín các cửa sổ bằng giấy và tiếp tục tra tấn các học viên ở bên trong các phòng giam đó. Các “giám sát viên” hăng hái giúp ngược đãi các học viên, kể cả đánh đập, tẩy não, và sốc điện bằng dùi cui điện. Khi có học viên mà từ bỏ đức tin của họ nghịch với ý họ, các lính canh và “giám sát viên” sẽ tạm thời ngưng sự đánh đập, nhưng một khi các học viên đó tuyên bố họ sẽ tập luyện trở lại Pháp Luân Công, họ sẽ bị gửi đi các phòng giam biệt lập và lại chịu khổ tiếp tục.

Hai năm tôi bị giam trong trại lao động chấm dứt vào tháng 8 năm 2008. Tiếp theo sự trả tự do cho tôi, các viên chức nơi sở làm của tôi đối xử với tôi không đúng và chỉ trả cho tôi hàng tháng 600 nhân dân tệ.

Các sự việc bên trên là ký ức về những ngược đãi và đối xử tàn bạo mà tôi đã phải chịu đựng trong 9 năm qua.

Viết ngày 24 tháng 7 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/25/205268.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/12/109983.html

Đăng ngày 21-05-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share