[MINH HUỆ 6-8-2010] Bà Lưu Kinh Mỹ, 50 tuổi, trước là một nhân viên của Xưởng bộ phận máy kéo của thị xã Chư Cát, huyện Nghi Thủy, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông. Hơn 10 năm qua, bà đã bị bắt bất hợp pháp bởi các viên chức và cảnh sát địa phương nhiều lần vì bà kiên định trong đức tin của bà vào Chân-Thiện-Nhẫn. Bà đã bị tống tiền nhiều lần và bị giam trong một trại lao động cưỡng bức hai lần, trong khoảng sáu năm tất cả. Trong các trại lao động và trung tâm tẩy não, bà chịu những sự tra tấn không thể diễn tả.

ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công năm 1999. Lần đầu tiên bà Lưu bị bắt, các chính quyền cố buộc bà buông bỏ đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Bí thư Hội đồng ĐCSTQ thị xã Chư Cát là Điền, thị trưởng Vương Kiến Hoa, cùng với Tống Ngọc Vượng và Nguyễn Ba bắt bà đứng dưới ánh mặt trời với lỗ mũi đụng vào một vách tường, và hai cánh tay đứa thẳng ra trước. Họ đặt những cục gạch trên cánh tay bà và không cho bà ngủ trong ba ngày đêm. Họ cũng tống tiền bà 3,000 nhân dân tệ.

Vào cuối tháng 9 năm 2000, bà bị giam tại Trung tâm tẩy não thị xã Cao Trang và bị tra tấn tàn bạo. Bà bị buộc chạy với những đá trong cánh tay áo, nữa đứng nửa khòm lưng trong thời gian lâu, và bị đốt bằng thuốc lá – trong số những sự tra tấn khác. Một lần nọ, bốn năm người đấm và đá bà và sau đó đánh bà bằng gậy. Sau đó bà bị gạt 4,000 nhân dân tệ trước khi được thả ra. Sau khi bà về nhà, bà thường bị quấy nhiễu.

Bà Lưu đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào cuối năm 2000, và bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn. Bà bắt đầu tuyệt thực để phản đối và từ chối cho biết tên họ và địa chỉ. Cảnh sát ra lệnh các tù nhân trong trung tâm giam giữ đánh bà, và bà sau đó bị gửi đi trung tâm tẩy não tại Phùng Gia Trang, huyện Nghi Thủy, và bị giam trong hai tuần lễ. Sau 10 tháng 3 năm 2001, bà lại bị giam trong một trại lao động cưỡng bức, lần này là ba năm.

Ngày 6 tháng 12 năm 2004, bà và năm học viên khác bị bắt khi họ đang làm sáng tỏ sự thật cho dân chúng tại thị xã Thiên Bảo, huyện Cử. Giám đốc của Trung tâm giam giữ huyện Cử, cùng với nhiều nhân viên cảnh sát, đánh bà bằng cây cao su. Mông của bà Lưu bị bầm tím, và bà có máu trong nước tiểu trong năm ngày. Sau khi bà bị giam tại Trung tâm giam giữ Nghi Thủy trong một tháng, bà bị gửi đi Trại lao động số 1 nữ Cát Lâm và lại bị giam nơi này trong ba năm.

Trong trại lao động, bà không được phép đi ngủ cho đến 3 giờ sáng và bị buộc thức dậy vào lúc 5 giờ. Sau sáu tháng, vào tháng 6 năm 2005, bà bi chuyển vào Đội số 5—đội bị kiểm soát chặt chẽ — mà tập trung vào bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đủ loại tù nhân theo dõi sát các học viên, tất cả cửa và cửa sổ bị đóng kín. Họ không được phép dùng nhà tắm, đi tắm hoặc gặp mặt ai. Bà thậm chí không được thay áo quần trong hơn 40 ngày.

Sau khi bà Lưu tuyệt thực để phản đối trong ba ngày, bà bị cô lập khỏi nhóm và bị ra lệnh làm việc. Bà từ chối, và hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Bà sau đó bị treo lên bằng hai còng tay trong nhà giam trong hơn ba giờ đồng hồ.

Viên chức Vương Thục Trinh nắm lấy tóc bà để bức thực bà và giựt đứt một nắm tóc của bà. Sau sáu ngày bị giam, bà bị gửi đi một trung tâm tẩy não và bị buộc ngồi trên đất với hai cánh tay cột vào chiếc ghế, gáy của bà sát vào ghế để bà không thể ngẩn đầu lên. Bà bị cột như vậy trong bốn ngày đêm. Khiến bà bị thương nơi gáy. Bà không thể ngẩn đầu lên trong hơn hai tuần lễ. Hai cánh tay bà vẫn còn đau và tê trong hơn hai tháng sau đó.

Các viên chức Đoạn Hiểu Đình và Mã Văn Yến treo bà lên vào một chiếc giường sắt. Hai viên chức nằm lên giường để trông chừng bà. Bà bị treo vào chiếc giường sắt cả ngày và bị cột vào một chiếc ghế vào đêm.

Một lần khác các viên chức vẽ một vòng tròn và buộc bà đứng vào giữa để xem một băng thâu hình thóa mạ Pháp Luân Công. Bà bị buộc đứng suốt ngày. Đầu tiên bà được phép ngủ trong hai giờ một ngày, nhưng sau đó bà không được ngủ gì cả. Hai chân bà trở nên sưng từ mắc cá lên đùi do vì bị đứng thời gian lâu.

Sau khi bà Lưu bị bức hại trong trại tẩy não trong một tháng, bà bị chuyển đến Đội thứ Nhất để làm công việc nặng gia tăng trong 12 giờ mỗi ngày.

Ngày 5 tháng 8 năm 2009


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/6/205963.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/21/110214.html
Đăng ngày: 23–05–2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share