[MINH HUỆ 19-1-2010] Vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng ngày 10 tháng 11 năm 2009, Tòa án Quận Kê Quan xét xử các học viên Pháp Luân Công ông Vương Tân Xuân, bà Trọng Lệ, và ông Lưu Học Cương. Tòa hoãn lại lúc 4 giờ chiều. Bốn luật sư biện hộ cho các trường hợp. Công tố viên khó trả lời vì các bằng chứng thuyết phục của bên bị cáo. Chứng cớ mà công tố viên đưa ra không đầy đủ. Cho dù trường hợp liên can đến các vấn đề bất hợp pháp như là các băng thâu hình bị cảnh sát sửa đổi, chứng cớ không hợp lý, dùng tra tấn để lấy khẩu cung, và sự thúc dục không đúng của luật pháp, tòa đã làm sai luật pháp và kết án ông Vương 9 năm tù, và ông Lưu và bà Trọng 8 năm.
Trước khi phiên tòa, theo lời yêu cầu của gia đình và bạn bè của các học viên, toà bắt buộc phát hành tám giấy vào cửa. Tất cả các người khác trong phòng xử đều từ Phòng 610, Cục an ninh nội địa, và Sở cảnh sát.
Các sở thi hành luật pháp vi phạm luật trong khi cho là theo luật, khi có liên can đến Pháp Luân Công. Trong trường hợp này, các viên chức cảnh sát mà có liên quan đến sự bắt giữ các học viên đã không đưa ra lệnh bắt hoặc căn cước của họ, bất kể Điều luật 64 của Bộ luật hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Theo luật, không được giam quá 14 ngày, nhưng ba học viên đã bị giam hơn 40 ngày. Các sự kiện liên quan đến các hành vi gọi là có tội của các bị cáo mà công tố viên cung cấp không được chất vấn.
Sau khi phiên tòa khai mở, Hàn Kiến Lực, công tố viên đọc bản buộc tội, trong đó ôngVương bị buộc vào tội tham gia một tà giáo vi phạm luật pháp. Luật sư bị cáo hỏi công tố viên cung cấp tài liệu mà tuyên bố rằng Pháp Luân Công là tà giáo. Công tố viên không thể cung cấp các tài liệu không hiện hữu. Luật sư bị cáo lại hỏi, “Ông Vương vi phạm điều luật nào?” Công tố viên áp úng. Ông Vương cho biết rằng ông đã bị tra tấn để lấy khẩu cung.
Trong trường hợp của ông Lưu và bà Trọng, luật sư bị cáo hỏi cách nào viên chức cảnh sát Tôn Vĩ Quốc có thể tra vấn hai học viên cùng một lúc trong khi họ ở địa điểm khác nhau. Một học viên bị giam tại Đồn cảnh sát Tây Sơn và người kia ở Trung tâm giam giữ Kê Tây. Công tố viên không thể trả lời. Ông Lưu cho biết là ông bị tra tấn để lấy khẩu cung. Bà Trọng bị còng tay ra sau lưng, và sau đó bị bệnh tiêu chảy. Tôn Vĩ Quốc, phụ trách trường hợp của bà, đã buộc bà ký tên vào một bản tự thú bằng cách nói với bà là bà sẽ bị cấm dùng nhà vệ sinh nếu bà không ký tên vào. Bà Trọng cuối cùng đã ký tên vào tài liệu ngược với ý của bà. Cả hai bị cáo đều cho biết rằng các bệnh tật và thói quen xấu của họ đều biến mất sau khi họ bắt đầu tập Pháp Luân Công. Luật sư của bị cáo nói rõ rằng Pháp Luân Công dạy người ta làm người thiện, rằng luật Trung Quốc nói rõ rằng dân chúng được có quyền tự do tín ngưỡng, và các học viên là vô tội, yêu cầu thả họ ra.
Thẩm phán bất kể các bằng chứng của trường hợp mà chứng minh rằng ba học viên vô tội, và kết án ông Vương 9 năm tù, và ông Lưu và bà Trọng 8 năm. Các bị cáo khiếu nại trường hợp của họ lên tòa án cấp cao hơn.
Tòa án Quận Kê Quan:
Vương Chiêu Quyền, chủ thẩm phán: 86-467-2641601
Mã Lệ Bình, thẩm phán tòa án hình sự: 86-467-2727999, 86-13836559790 (Di động)
Đường Tĩnh Kiệt, quan tòa phụ trách vụ án này: 86-467-2641636, 86-13945819677 (Di động)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/31/215393.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/19/114000.html
Đăng ngày 26-05-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản