Bài viết của Tịnh Âm
[MINH HUỆ 21-04-2020] Trong lịch sử nhân loại đã nhiều lần phát sinh những trận ôn dịch lớn, trong sử sách cũng có ghi chép, đa phần đều miêu tả lại cảnh tượng vô cùng kinh hoàng và bi thương. Trong dự ngôn “Thương hàn tạp bệnh luận” của danh y nổi tiếng thời Đông Hán Trương Trọng Cảnh có viết: “Họ hàng của ta rất đông, trước kia lên tới 200 người, từ niên hiệu Kiến An đến giờ, chưa đến mười năm, số người chết đã chiếm hai phần ba, cứ 10 người lại có 7 người chết vì thương hàn”. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides cũng đã từng ghi chép một cách chi tiết về ôn dịch như sau: “Con người chỉ biết rằng số người chết đang tăng nhanh, nhưng lại không rõ nguyên nhân, cũng không có biện pháp nào để ngăn chặn. Người chết nhiều đến nỗi không có người chôn, đến cả những con quạ vì ăn xác chết mà chết theo, gia súc chó mèo trong nhà cũng không ngoại lệ.” Tuy nhiên, sự tàn phá của ôn dịch mà chúng ta có thể thấy được chỉ là một điểm nhỏ.
Thập niên 70 của thế kỷ 17, một trận đại ôn dịch đã bùng phát tại Luân Đôn, về sau trong cuốn tiểu thuyết “Đại ôn dịch Luân Đôn hồi ký” của mình, nhà văn Daniel Defoe đã miêu tả lại điều kinh hoàng đó: “Một trận ôn dịch đáng sợ đã xảy ra tại thủ đô Luân Đôn vào năm 1665, cướp đi mạng sống của 100 nghìn người. May thay, tôi vẫn còn sống sót.” Đọc được những dòng văn này của ông, tôi nhận ra rằng đây chính là bài học giáo huấn chính diện, ôn dịch tuy rằng tàn khốc, nhưng cũng không phải là không còn cơ hội.
Hiện tại, virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) đang là mối đe dọa của toàn cầu. Theo số liệu tính đến ngày 17 tháng 4 năm 2020, toàn thế giới đã có hơn 2 triệu ca nhiễm và 150 nghìn ca tử vong. Trong hoàn cảnh chưa có phương thuốc đặc trị, vật tư và nhân lực y tế thiếu thốn, làm thế nào để một người bình thường có thể vượt qua được đại nạn của nhân loại toàn cầu này? Làm thế nào để tiếp thu được bài học chính diện trong lịch sử, khiến cho càng nhiều người hơn nữa vượt qua kiếp nạn, tiến vào tương lai mới, có lẽ đây chính là vấn đề cấp bách mà chúng ta cần phải cẩn thận nghiêm túc suy xét.
Trong cuốn sách “Tùng Phong thuyết dịch”, nhà dịch tễ học Lưu Khuê triều Thanh không chỉ nói về nguyên nhân phát sinh dịch bệnh mà còn bàn luận về cách đối phó với dịch bệnh. “Ôn dịch xuất hiện, chủ yếu là do sự tương quan giữa con người và sự vật, mà vận khí của thiên thời cũng có cảm ứng. Do khí cơ cùng xâm nhập, địa khí cũng phản ứng trở lại, sinh ra khí độc giữa thiên địa nhân, mà tạo thành dịch bệnh.“ “Ôn dịch là tà khí của đất trời, con người có chính khí mạnh mẽ, thì tà khí không thể xâm nhập, vì tránh dịch mà tiết chế dục vọng và lao động, nhưng không thể nhịn đói mà vẫn chịu nhận tà khí.”
Trong cuốn sách, ông còn trích dẫn ví dụ về thứ sử Dân Châu thời nhà Tùy là Tân Công Nghĩa. Sau khi biết được rằng người dân tại đây vô cùng lo sợ ôn dịch, chỉ cần có một người bị bệnh, cả nhà sẽ bỏ mặc bệnh nhân không chăm sóc, chuyển đi nơi khác để đảm bảo an toàn, nên đa phần những người nhiễm bệnh đều tử vong, Tân Công Nghĩa đã phái các quan chức tuần hành đến các quận và đem tất cả người bệnh tới và sắp xếp cho họ ở sảnh đường trong phủ. Mùa hè đến, ôn dịch bùng phát, số người nhiễm có lúc lên tới hàng trăm người, các phòng tại sảnh đường đều chật kín. Tân Công Nghĩa tự đóng một chiếc trường kỷ tại sảnh đường, cả ngày chăm sóc cho các bệnh nhân, hơn nữa bổng lộc nhận được đều dùng để mua thuốc, tìm đại phu chữa bệnh, động viên bệnh nhân ăn uống đầy đủ, nhờ vậy mà sau một thời gian họ đều khỏi bệnh. Lúc này Tân Công Nghĩa mới triệu tập người nhà bệnh nhân đến và nói: “Sống chết tại mệnh, chứ không hề liên quan đến việc tiếp xúc với người bệnh. Trước đây, do các vị bỏ rơi người bệnh, vì vậy mà họ mới chết. Hiện tại, ta tập trung những người bệnh tại đây, hàng ngày tiếp xúc với họ, nếu như nói có thể truyền nhiễm, ta làm sao có thể không chết còn bệnh nhân thì lại bình phục hoàn toàn?” Sau khi ghi chép lại câu chuyện, Lưu Khuê bình luận bên dưới: “Tân Công Nghĩa không mắc bệnh truyền nhiễm, là nhờ tấm lòng nhân ái, chính nghĩa mà đắc phúc báo, ông là tấm gương sáng cho các quan chức noi theo.” Trong cuốn “Bắc Sử” cũng ghi chép tường tận về câu chuyện này.
Lưu Khuê còn ghi chép sự việc bản thân tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh “Nhà ta từng có hơn mười người nhiễm bệnh, đều là lây nhiễm lẫn nhau. Ta hàng ngày tiếp xúc với họ, ăn uống ít đi, trải qua những ngày tháng khó khăn, nhưng lại không hề bị nhiễm bệnh.” Ngoài ra, ông còn ghi lại câu chuyện về người con dâu có hiếu không màng ôn dịch mà chăm sóc cho bố mẹ chồng, những câu chuyện nhờ hành thiện mà tránh được ôn dịch. Ông nhận định rằng hành động của những con người tuân thủ đạo hiếu, hành thiện, thật lòng nghĩ cho người khác chính là phương thuốc trừ dịch hiệu quả thực sự.
Thông qua ôn dịch luận và những câu chuyện của Lưu Khuê, ông đã tiến hành quan sát và nghiên cứu trực tiếp nhắm vào sinh mệnh và thân thể người, điều này hoàn toàn khác xa so với con đường nghiên cứu của khoa học hiện đại ngày nay. Là một vị danh y, ông không chỉ tìm hiểu thân thể bề mặt mà còn chú trọng vào nghiên cứu tinh thần bên trong của con người.
Tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao cũng khiến con người nhìn nhận lại sinh mệnh một cách nghiêm túc, con người là từ đâu tới, tại sao phải trải qua nhiều khổ nạn đến vậy, phải làm thế nào mới có thể sống tốt? Có cách nào giải thoát những khổ nạn này không? Tư tưởng Đạo gia vào những năm cuối thời Đông Hán và sau này đã có những bước phát triển to lớn, và có mối tương quan với những trận đại ôn dịch.
Đối diện với ôn dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã kêu gọi người dân cầu nguyện sự bảo hộ của Chúa, và coi trọng vai trò của tinh thần. Không chỉ vậy, nhân loại chúng ta cũng cần nghiêm túc suy xét những điểm bản thân làm chưa tốt, thành tâm ăn năn sám hối trước Thần, sửa chữa sai lầm trong quá khứ, khiến bản thân trở thành một con người cao thượng hơn, như vậy ôn dịch sẽ không dám tiến gần.
Bởi vì chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội thúc đẩy một cách có hệ thống các hành vi tư tưởng phản truyền thống và phản đạo đức ở phương Đông và phương Tây trong một thời gian dài, hiện nay rất nhiều người đã vứt bỏ những giá trị đạo đức truyền thống và tiêu chuẩn tốt xấu trái ngược hoàn toàn với đạo tu thân dưỡng sinh của văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa, nhấn mạnh về việc tu dưỡng đạo đức và thuận theo tự nhiên. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho các căn bệnh hiện đại ngày một gia tăng, trong số đó, đạo đức bại hoại, phản nghịch lại quy luật tự nhiên giữa thiên địa nhân, xem nhẹ những quy tắc dưỡng sinh trong ăn uống truyền thống hàng ngày có thể được xem là những nguyên nhân chủ yếu.
Chỉ khi con người phục hồi và duy trì chính khí của tự thân, thì mới có thể làm được: “Con người có chính khí mạnh mẽ, thì tà khí không dám xâm phạm”. Những người như vậy, trong đại dịch to lớn của lịch sử này, là những người không chịu nhận can nhiễu của bệnh dịch, bởi vì trong con mắt của Thần, họ chính là những sinh mệnh xứng đáng nhận được sự thương cảm và bảo hộ trong thế giới này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/21/404133.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/24/184183.html
Đăng ngày 27-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.