Bài viết của Thiện Chu
[MINH HUỆ 22-04-2020] Hai mươi mốt năm đã trôi qua kể từ ngày 25 tháng 4 năm 1999. Ký ức về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm đó vẫn còn phảng phất trước mắt tôi. Ngay cả khi thời gian trôi qua thật lâu, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 vẫn là một ký ức vĩnh hằng, không bao giờ lụi tàn. Sự thiện lương và thuần chính vĩnh viễn chiếu sáng khắp đất trời.
Vào thời tôi còn học đại học, giáo viên người ngoại quốc đứng lớp thường chọn dùng rất nhiều phương thức tương tác và mô thức tư duy quy nạp nhấn mạnh về nhận thức luận để giảng bài cho chúng tôi. Hệ thống giáo dục của ĐCSTQ cơ bản là nhồi nhét, ghi chép, thi cử, điểm số và tốt nghiệp. Bây giờ nghĩ lại, những người trưởng thành dưới hệ thống giáo dục này giống như đang chạy trên một quỹ đạo đơn nhất đã được vạch sẵn. Điều mà người đó có thể làm chính là nỗ lực so sánh mình với người khác. Có lẽ vì vậy, người Trung Quốc được cho là rất nổi tiếng về phương diện nỗ lực phấn đấu.
Có một lần, đột nhiên giáo viên ngoại quốc dẫn chúng tôi ra ngoài hành lang ở khuôn viên trường học để cùng nhau trò chuyện. Các bạn học chung tỏ ra rất thích thú và họ đã nói về nhiều chủ đề khác nhau. Người giáo viên ngoại quốc đó còn rất trẻ, tôi vẫn còn nhớ dáng vẻ của thầy ấy. Lúc đó, thầy ấy đã nói về một chủ đề mà tôi không thể hiểu được và nó cũng khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Thầy nói là thầy tin vào Thần, tin vào Thượng Đế và hiển nhiên là vẻ mặt của thầy tỏ ra rất nghiêm túc. Tôi còn nhớ lúc đó mình đã đặt ra một câu hỏi cho thầy giáo. Đương nhiên, về căn bản là tôi không muốn tìm hiểu về tín ngưỡng của thầy, mà chỉ đơn giản là để khám phá một chút về chủ đề hài hước này. Tôi muốn xem thử rốt cuộc vì sao thầy lại ngây thơ cho rằng Thần thật sự có tồn tại trên thế gian.
Tôi đã hỏi thầy: “Thưa thầy, Thượng Đế thật sự có tồn tại sao?”
Thầy ấy vừa cười vừa nhìn tôi, rồi trả lời một cách nhẹ nhàng và chắc chắn: “Đúng vậy, Thượng Đế thật sự tồn tại.”
Ánh mắt và nụ cười của thầy ấy chứa đựng một sức mạnh không thể diễn tả. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy mình và thầy giáo không cùng đi trên một con đường. Loại tâm tình muốn châm chọc thầy đột nhiên biến mất, tôi không còn lời nào để nói và cũng không hỏi thêm gì nữa.
Tôi chưa từng hoài nghi về con đường mình đã đi qua. Các anh chị em, bạn bè và bạn học của tôi đều bước đi trên con đường giống như thế. Người nào có thành tích tốt thì gọi là “có nỗ lực”, tương lai sẽ bưng “bát cơm vàng” mà ăn, cả đời không phải lo nghĩ. Đương nhiên, nếu bạn có một người cha tốt thì công việc tương lai cũng không phải lo nghĩ gì. Mọi người chẳng phải đều bước đi trên cùng một con đường này hay sao?
Thượng Đế và Thần là ai vậy? Làm thế nào để bước ra khỏi con đường này? Từ nhỏ đến lớn chưa từng có bất cứ người nào đưa ra những câu hỏi này cả. Đối với việc người ngoại quốc tín Thần, người Trung Quốc thời đó nhìn nhận rằng người ngoại quốc có đời sống tốt, không có chuyện gì để làm, và tinh thần trống rỗng. Điều này nghe có vẻ không thuyết phục cho lắm. Tôi nhìn thấy ở nơi trường học có những người cùng tuổi với mình suốt ngày lêu lổng, vay tiền uống rượu, trốn học, chơi cờ bạc. Tôi tự hỏi những người này có phải là mang chí lớn làm việc lớn hay không?
Vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, xã hội Trung Quốc phổ biến đủ loại khí công. Tôi đã từng luyện rất nhiều loại khí công để chữa bệnh khỏe người và đọc qua rất nhiều sách về Phật gia và Đạo gia của văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng như các loại công pháp tu luyện. Một vị phó giáo sư đại học đã giới thiệu cho tôi cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Vị giáo sư đó không học Pháp Luân Công nhưng bà ấy tỏ ra rất hứng thú đối với Pháp Luân Công. Cuối năm 1995, tôi có duyên xem qua băng hình Sư phụ giảng Pháp tại Tế Nam. Tôi cảm thấy con đường nhân sinh của người giáo viên ngoại quốc năm xưa đang tiến dần về phía tôi.
Thời đó, trong số các bạn học chung mà tôi biết có bốn người tu luyện Pháp Luân Công. Chúng tôi không thường tiếp xúc với nhau. Chúng tôi chỉ tu luyện, làm người tốt và rèn luyện thân thể trong hoàn cảnh của tự mình.
Tôi chưa từng biết chính trị của ĐCSTQ là thứ gì, ĐCSTQ lợi dụng chính trị ra sao để tiến hành công kích và hãm hại tín ngưỡng vào chính tín. Nhưng sau khi trải qua cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 thì tôi đã minh bạch về điều này.
Vào tháng 4 năm 1999, Nhà khoa học bất lương Hà Tộ Hưu của Viện Khoa học ĐCSTQ đã đăng tải bài viết trên Tạp chí của Viện Khoa học Giáo dục Thiên Tân về vấn đề thanh thiếu niên không thích hợp luyện khí công. Trong bài viết này có nội dung bôi nhọ Pháp Luân Công. Lúc xem tiêu đề bài viết đó, tôi nghĩ kẻ gọi là nhà khoa học này đã làm điều tra gì chưa nhỉ? Làm thế nào mà ông ta có thể đưa ra kết luận thanh thiếu niên không thích hợp luyện khí công? Bởi vì khi đó, điểm luyện công chỗ tôi có rất nhiều người dẫn theo con cái đi luyện công và đạt được hiệu quả rất tốt. Tôi nhớ có một đứa trẻ thường hay nói dối và lười biếng, sau khi luyện công xong thì cháu đã thay đổi rất nhiều. Cũng có một đứa trẻ khác thường hay khóc quấy và đòi theo cha mẹ, cha mẹ nói cháu niệm ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” thì đứa bé liền trở nên ngoan ngoãn. Điều thần kỳ hơn là, có một đứa trẻ khoảng bốn tuổi rất bướng bỉnh đã vô ý đút bàn tay vào trong khe cửa. Người mẹ bảo cháu niệm “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Cháu bé ngoan ngoãn nghe lời niệm theo mẹ, kết quả là tay cháu đã lành lặn, không còn đau nữa, và cũng không để lại vết sẹo gì.
Lúc đó, bản thân tôi cũng bị viêm phế quản nặng và có bệnh về đường tiêu hóa. Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã khỏi bệnh một cách nhanh chóng. Với những trải nghiệm tự thân như vậy, tôi không thể lừa dối lòng mình được. Học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến Viện Khoa học giáo dục Thiên Tân để nói rõ sự thật về việc Hà Tộ Hưu bôi nhọ Đại Pháp. Họ không nghĩ tới việc sẽ bị công an Thiên Tân bắt giữ. Sau đó, người nhà của các học viên bị bắt đã tìm công an Thiên Tân để nói rõ đạo lý, nhưng những cảnh sát đó nói là phải tìm đến Chính phủ Trung ương ở Bắc Kinh mới có thể giải quyết việc này.
Những người tu luyện Pháp Luân Công từ nam nữ già trẻ lớn bé đều tin vào ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Họ đều là những người thuần phác và lương thiện. Họ cùng nhau đi đến Bắc Kinh để phản ánh tình huống sự thật, nói ra nỗi oan khuất trong lòng mình, và nói về lý do họ luyện tập Pháp Luân Công, cũng như những chỗ tốt khi tu luyện Pháp Luân Công.
Khoảng ngày 23 và 24 tháng 4, một đồng tu ở điểm luyện công đã kể cho tôi nghe về sự việc xảy ra ở Thiên Tân. Anh ấy còn nói rằng chúng tôi cũng nên đi phản ánh tình huống này với chính phủ quốc gia, nói lên sự tốt đẹp của Pháp Luân Công, nói cho họ biết rằng Sư phụ không thu chút tiền nào từ học viên và Sư phụ còn chữa khỏi bệnh cho chúng ta, và hỏi xem những kẻ gọi là nhà khoa học kia làm sao có thể tùy tiện nói những lời vô trách nhiệm như vậy? Lúc đó, tôi trả lời anh ấy là tôi sẽ đi Bắc Kinh.
Vào ngày 25 tháng 4, tôi rời khỏi nhà trên chiếc xe đạp của mình. Hôm đó là một ngày nắng đẹp, bầu trời trong xanh, dù cho đường đi khá xa nhưng bởi vì là chuyến đi nói lên lời công đạo cho Đại Pháp nên trong lòng tôi rất vui và không hề cảm thấy mệt nhọc chút nào. Tôi cũng không nghĩ đến sự việc sẽ phức tạp ra sao. Trong lòng tôi chỉ nghĩ là người dân đến để gặp chính phủ nói ra những điều mình cần nói, nếu họ không tin thì họ có thể đích thân đi trải nghiệm và điều tra xem Pháp Luân Công tốt ra sao.
Tôi đạp xe đến một chỗ cách đường Phủ Hữu khoảng một cây số thì thấy có rất nhiều học viên đứng chờ ở các nơi công cộng, có vẻ là họ đến từ các vùng ngoại ô, Hà Bắc và Thiên Tân. Mặc dù chúng tôi biết rõ mọi người không hẹn mà đến cùng nhau nhưng chúng tôi không hề lên tiếng làm ồn. Sau khi xuống xe, chúng tôi đi bộ dọc theo con đường. Có người già, người trẻ, và còn có cả những bà mẹ bồng theo con nhỏ.
Đi đến đường Phủ Hữu, tôi tìm nơi để đỗ xe đạp. Vào khoảng 9 giờ sáng, mọi người đứng chật kín từ đường Phủ Hữu đến chỗ Đại học Y khoa Bắc Kinh. Mọi người đứng tránh các trục đường chính nên đường xá lúc đó hoàn toàn thông thoáng. Ở nơi hiện trường, cảnh sát đứng sẵn ở phía bên trái các học viên để trông chừng.
Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999
Cả ngày hôm đó, hiện trường rất yên tĩnh, những học viên đứng cạnh nhau cũng không hề lên tiếng nói chuyện. Có không ít học viên lặng lẽ đọc sách “Chuyển Pháp Luân”. Trạng thái của cảnh sát cũng chuyển từ căng thẳng sang thả lỏng. Có thể là họ đã thấy nhóm người chúng tôi không phải đến để làm “cách mạng nổi loạn”. Trong cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công diễn ra sau này, tôi đã từng bị cưỡng bức lao động phi pháp. Trong số các học viên Pháp Luân Công bị lao động cưỡng bức lúc đó có một vị đã từng là cảnh sát trông chừng chúng tôi ở nơi hiện trường vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Anh ấy đã bị kinh ngạc trước sự tĩnh lặng, lý tính và ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công. Hơn nữa, các học viên cũng chưa từng quen biết nhau, hầu như mọi người đều đến từ khắp các ngành nghề trong toàn xã hội. Sau này, người cảnh sát đó đã chủ động tìm kiếm sách “Chuyển Pháp Luân” và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Buổi tối ngày 25 tháng 4, sau khi các học viên ra về, xác thực là trên mặt đất không có một mảnh giấy vụn nào, ngay cả đầu thuốc lá của cảnh sát cũng được các học viên thu gom cẩn thận.
Nghe nói, ĐCSTQ và tầng lớp cao cấp của nó đã tỏ ra rất kinh ngạc sau sự kiện đó. Tính tổ chức và kỷ luật cao của nhóm người này đã khiến cho ĐCSTQ vô cùng sợ hãi. Điều này cũng trở thành một trong những lý do tiềm ẩn để ĐCSTQ phát động cuộc vận động bức hại Pháp Luân Công. ĐCSTQ cho rằng lực lượng của Pháp Luân Công quá lớn, nếu không trấn áp thì sẽ bất lợi cho ĐCSTQ. Người tốt quá nhiều và lực lượng quá lớn sẽ là mối đe dọa đến bộ máy cơ cấu của ĐCSTQ. Đây chính là logic theo kiểu Trung Cộng. Ở đây ai chính ai tà đã quá rõ ràng, người viết không cần phải nói thêm.
Trong mắt người tu luyện, tính kỷ luật là một khái niệm nực cười. Chúng ta đều biết người tu luyện giảng về tâm tính, đạo đức cao thượng, mọi lúc mọi nơi đối với bất cứ việc gì đều cần nghĩ cho người khác. Trong mắt người tu luyện không có kẻ địch, chỉ có chúng sinh được cứu độ. Đối với một nhóm người tu luyện mà nói, tính tổ chức lại càng là thứ dư thừa. Thể chế của ĐCSTQ chỉ biết giảng đấu tranh và làm bại hoại đạo đức, ngay cả là một tập thể thì cũng có những “người bệnh” hiếu động tự làm việc theo ý của mình và nó yêu cầu phải có những loại thuốc như “tính tổ chức, tính kỷ luật” v.v. thì mới có thể đạt được sự điều phối thống nhất.
Ngày đó đứng trên đường Phủ Hữu, tôi gặp được một trong bốn người bạn học năm xưa cũng là học viên Pháp Luân Công. Tôi rất vui và đã nói vài câu với người bạn ấy. Ngay sau đó, mỗi người chúng tôi đều quay về vị trí của mình. Sau ngày 25 tháng 4, tôi nghe nói còn có một người bạn học khác cũng đã đến Trung Nam Hải. Cả ba người chúng tôi đều không biết trước đối phương có đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện hay không và cũng chưa từng liên lạc với nhau trước đó, vậy có tính tổ chức và tính kỷ luật gì ở đây chứ?
Đại Đạo vô hình. Đây chính là điểm mà ĐCSTQ vĩnh viễn không thể nào hiểu được. ĐCSTQ chỉ biết cái thứ chính trị âm ám và quyền thuật dơ bẩn kia. ĐCSTQ cũng chỉ biết quan tâm đến cái chính quyền hủ bại của nó. ĐCSTQ còn tạo ra giả tượng hàng trăm triệu người tốt biến thành kẻ thù giai cấp có tính tổ chức cao. Nó đã vung con dao đồ tể nhắm vào những người dân lương thiện.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1999, tôi nghe nói các học viên Pháp Luân Công từ khắp các nơi liên tục đi đến Bắc Kinh để nói rõ sự thật về Pháp Luân Công cho chính phủ Trung Quốc. Sau đó, Trung ương ĐCSTQ đã phát đi hai lượt thông báo “kể từ nay chính phủ sẽ không cấm các loại hoạt động khí công rèn luyện thân thể”. Tưởng chừng mọi sự đã yên ổn nhưng chưa đầy ba tháng sau, tên hề Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã cấu kết với nhau phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, đồng thời sự việc này cũng lưu lại vết bẩn ô nhục trong lịch sử của ĐCSTQ. Vào tháng 11 năm 2004, Ban Biên tập Cửu Bình đã xuất bản cuốn sách “cửu bình” (Chín bài bình luận về ĐCSTQ) và tuyên bố thời đại “Trời diệt Trung Cộng” đã đến.
Con người thế gian không cần phải ôm giữ bất cứ huyễn tưởng nào đối với ĐCSTQ. Trong những lời bôi nhọ và vu khống về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 của ĐCSTQ, chúng ta có thể rút ra kết luận mang tính lịch sử là bản chất của ĐCSTQ vĩnh viễn sẽ không thay đổi. Cho đến hôm nay, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên toàn cầu đã khiến cho các nước trên thế giới có cái nhìn rõ hơn về tội ác che giấu dịch bệnh và hàng loạt hành vi vô nhân đạo của ĐCSTQ. Dịch bệnh lần này đến nhắm thẳng vào Đảng cộng sản, cuối cùng nó sẽ thanh lý triệt để ĐCSTQ và hết thảy những sinh mệnh đứng cùng đội với tà ma cộng sản.
Nhìn rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, thoái xuất khỏi ĐCSTQ, tránh xa tà ma cộng sản mới là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và dân tộc.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/4/22/404136.html
Đăng ngày 24-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.