Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-11-2019] Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang tiếp diễn. Không may rằng dường như xu hướng nghiệp bệnh hoặc tà ngộ trong học viên cũng tăng lên. Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình về những vấn đề này.
Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc đàn áp là do cựu thế lực cưỡng chế lên chúng ta. Tôi cho rằng có hai nguyên nhân chính cho việc này xảy ra. Thứ nhất, sơ hở của các học viên đã cho cựu thế lực lý do để bức hại chúng ta. Thứ hai, chúng ta thừa nhận an bài của cựu thế lực do không minh bạch các Pháp lý.
Nếu chúng ta thực sự học và hiểu Pháp thì các chấp trước sẽ ít dần đi và chính niệm của chúng ta sẽ mạnh hơn. Một khi chúng ta đã rõ là phải làm gì thì chúng ta có thể thoát ra khỏi an bài của cựu thế lực và làm theo chính xác những gì Sư phụ yêu cầu. Vậy tại sao một số chúng ta không đắc Pháp mặc dù chúng ta đọc Pháp hàng ngày?
Ngộ được Đại Pháp là điều then chốt
Thể ngộ của chúng ta, hoặc thái độ của chúng ta đối với Đại Pháp quyết định sự thuần tịnh của tâm trí chúng ta khi học Pháp. Vì thế, ngộ được các Pháp lý là rất then chốt. Một vài học viên có thể không đồng ý với tôi và nói rằng tất cả các học viên đều hiểu Đại Pháp quan trọng như thế nào. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy. Hành xử của vài học viên cho thấy họ không thực sự biết Đại Pháp là gì. Những học viên này đọc Pháp mà không hiểu thấu đáo các câu từ.
Sư phụ đã nhiều lần giảng về việc các học viên nên đối đãi với Pháp như thế nào. Khi đề cập đến cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:
“Nói cách khác, tại không gian này của nhân loại mà nhìn thì nó là một cuốn sách, nhưng tại không gian khác mà nhìn thì không giống như vậy, Nó là một bộ Thiên Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc)
Tôi nhận ra rằng tôi đã đối đãi với Đại Pháp như một cuốn sách bình thường, thay vì là một bộ Thiên Pháp.
Sư phụ giảng:
“Tôi dẫn ví dụ này cho mọi người; trong Phật giáo giảng rằng hết thảy hiện tượng của xã hội nhân loại đều là huyễn tượng, không thật. Huyễn tượng là sao? Vật thể này thực tại rành rành bày đặt ở đây, ai có thể bảo là giả được? Hình thức tồn tại của vật thể là thế này; nhưng hình thức biểu hiện của nó lại khác.” (Bài giảng thứ hai–Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhận ra rằng tôi không thể đắc Pháp nếu tôi chỉ hiểu Pháp từ phía người thường.
Thái độ của tôi đối với việc học Pháp đã thay đổi khi tôi hiểu ra Pháp lý này. Một hôm tôi ngồi thẳng lưng với hai chân song bàn, cầm cuốn Chuyển Pháp Luân và nói với Sư phụ: “Con tạ ơn Sư phụ đã truyền Đại Pháp này cho các đệ tử chúng con. Tạ ơn Sư phụ vì tất cả những gì Ngài đã làm cho đệ tử chúng con.”
Tôi đã khóc và cảm nhận được sự từ bi vô lượng của Sư phụ. Tôi cảm thấy mình không đọc một cuốn sách mà là đang nghe Sư phụ giảng cho các đệ tử của ngài. Mỗi một câu là lời dạy của Sư phụ và tôi lắng nghe một cách khiêm tốn. Tôi không để ý đến bất kỳ điều gì xung quanh, ngay cả thân thể của mình. Tôi chỉ cảm thấy rằng tôi đang học Pháp của Sư phụ.
Tôi thể ngộ sâu sắc rằng chúng ta đối đãi với Pháp như thế nào sẽ quyết định việc chúng ta học Pháp như thế, và điều này sẽ quyết định Pháp sẽ triển hiện cho chúng ta ở mức độ nào.
Học Pháp với các quan niệm
Gần đây, tôi thấy rằng vài học viên, gồm có cả tôi nữa, đã học Pháp với các quan niệm. Ví dụ, Tôi sẽ đối đãi với mỗi bài giảng theo một cách khác nhau. Tôi thích học phần “Đề cao tâm tính” và “Ai luyện công thì đắc công” nhưng tôi không chú tâm vào mục “Khoa chúc do”. Tôi thích học kinh văn của Sư phụ hơn và nghĩ rằng các bài kinh văn đó ở tầng cao hơn; nhưng lại không sẵn lòng học Chuyển Pháp Luân. Chẳng phải đây là đối đãi với Pháp bằng quan niệm sao?
Mọi người ở vài nhóm học Pháp đã nói chuyện phiếm với nhau trước khi học Pháp. Nếu họ không đọc xong khi đã hết giờ thì họ sẽ đọc nhanh hơn. Sao họ có thể hiểu thấu đáo được Pháp với thái độ thiếu nghiêm túc đối với Đại Pháp như vậy chứ?
Trước kia có một khoảng thời gian tôi cảm thấy lo lắng vì tôi không hiểu được các Pháp lý. Tôi thấy các học viên khác đề cao khi họ học thuộc Pháp hoặc chép Pháp bằng tay. Tôi cũng học thuộc Pháp, tuy nhiên điều này không làm thay đổi thể ngộ của tôi. Tôi nhận ra rằng tôi đã hướng ngoại thay vì hướng nội. Tôi đã dùng việc nhẩm Pháp như một cách để cải thiện trạng thái tu luyện.
Học Pháp nhưng không thực hành các Pháp lý
Khi đặt cuốn Chuyển Pháp Luân xuống thì một số học viên không khác gì người thường. Vài học viên có thể nói những học viên đó đã ly khai khỏi Pháp và tu luyện. Tôi thì cho rằng họ chẳng đắc được Pháp chút nào khi họ học Pháp. Họ chỉ đọc các câu chữ mà thôi. Nếu chúng ta thực sự ngộ được Pháp thì Pháp sẽ khiến chúng ta tỉnh ngộ khi gặp phải vấn đề.
Tại sao vài học viên không thể nhớ đến Pháp khi họ gặp phải vấn đề? Đó là bởi vì trong tâm họ không hề có Pháp. Những học viên này đọc sách với các quan niệm người thường, vì thế họ không thể đắc Pháp.
Một lý do khác khiến một số học viên không đề cao sau khi học Pháp đó là họ không thực hành các Pháp lý và đề cao tâm tính của họ.
Chúng ta có thể biết rằng chúng ta ngộ được các Pháp lý là nhờ các vị Phật, Đạo, Thần đằng sau Pháp. Tuy nhiên, chúng ta phải đạt được đến cảnh giới đó thì họ mới có thể triển hiện Pháp ở tầng đó cho chúng ta. Tôi hiểu sâu sắc điều này trong tu luyện của mình. Mỗi khi tôi tu bỏ được một chấp trước, Pháp sẽ triển hiện cho tôi biết được một tầng Pháp lý mới. Tầng Pháp lý này lại chỉ đạo tôi nhận thức ra chấp trước ở tầng sâu hơn của mình. Một khi tôi chính lại bản thân và lại đề cao, thì một tầng Pháp lý khác sẽ được triển hiện cho tôi. Tôi đã đề cao bản thân theo cách này.
Học Pháp nhưng không cứu độ chúng sinh
Tu luyện của đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay không còn đơn thuần là tu luyện cá nhân nữa. Chúng ta được đồng tại với thời kỳ Chính Pháp. Chúng ta có sứ mệnh thần thánh là trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Nhờ điều này nên những Pháp lý đã chỉ dẫn cho chúng ta cứu người như thế nào. Những ai mà không nói cho mọi người chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cứu họ thì không thể đề cao bản thân được.
Tại sao một vài học viên không chứng thực Pháp và cứu người? Tôi nghĩ rằng hoặc là họ thực sự không đắc Pháp, hoặc là họ không theo kịp tiến trình chính Pháp.
Có một khoảng thời gian, sau khi tôi đọc kinh văn của Sư phụ giảng Pháp ở các nơi, một ước nguyện mạnh mẽ dâng trào trong tâm tôi muốn giảng chân tướng và cứu người. Tôi cảm nhận trong tâm rằng mọi người trên thế gian này đều đáng quý và rằng họ đang thực sự chịu khổ. Trong quãng thời gian đó tôi đã nói về Pháp Luân Đại Pháp với sự từ bi và mọi người nhanh chóng tiếp nhận những điều tôi nói.
Không nhận ra can nhiễu
Gần đây có một vài điều khiến tôi phân tâm khi tôi học Pháp. Tôi cố gắng loại bỏ chúng nhưng không hề hiệu quả. Một hôm, tôi nhận ra rằng những niệm đầu này chính là can nhiễu của cựu thế lực, và chúng đã can nhiễu việc học Pháp của tôi theo cách này. Thực ra, đó là một hình thức bức hại khác. Chẳng phải các đệ tử Đại Pháp sẽ bị hủy nếu họ không thể học Pháp sao? Đây chẳng phải là bức hại hay sao? Thực ra, đây chính là cách bức hại tà ác nhất. Tôi bắt đầu tu bỏ những niệm đầu này bằng cách phủ định an bài của cựu thế lực. Ngay lập tức các can nhiễu biến mất.
Các quan niệm can nhiễu đến việc học Pháp
Các học viên ở Trung Quốc đã bị thấm đẫm văn hóa Đảng trong rất nhiều năm. Văn hóa Đảng là do cựu thế lực tạo nên để hủy hoại văn hóa truyền thống Trung Hoa. Chúng ta sẽ không thể ngộ được Đại Pháp với tâm trí đầy văn hóa Đảng. Ví dụ, một hôm tôi đọc được đoạn Pháp mà Sư phụ giảng:
“chư vị đừng coi nó tu cả 800 năm, cả 1000 năm, chẳng cần đến một ngón tay nhỏ cũng đủ vê nát nó.” (Bài giảng thứ ba-Chuyển Pháp Luân)
Tôi thấy mình đọc đoạn Pháp này với tâm tranh đấu và ngạo mạn rất mạnh. Sao tôi có thể đắc Pháp nếu tôi có tâm thái này khi học Pháp được chứ?
Tôi nhận ra rằng khi chúng ta học Pháp, chúng ta nên đọc mà không mang theo bất cứ quan niệm nào. Chúng ta không nên mong đợi mình sẽ đắc được gì khi học Pháp. Đọc Pháp không mang theo các quan niệm và chỉ cần hiểu nghĩa bề mặt của câu chữ thôi là đủ rồi. Pháp sẽ điểm ngộ cho bạn khi bạn cần được biết.
Sư phụ giảng:
“Kỳ thực hết thảy những gì không phù hợp với Đại Pháp và chính niệm của đệ tử Đại Pháp đều là [do] cựu thế lực tham dự tạo thành, kể cả hết thảy những nhân tố bất chính nơi tự thân, chính vì thế mà tôi đặt việc phát chính niệm là một trong ba việc lớn của đệ tử Đại Pháp [cần] làm.” (Về xáo động từ một bài viết về phó nguyên thần)
Tôi đột nhiên nhận ra rằng đệ tử Đại Pháp có thể bị ngăn cản không đắc được Pháp là do an bài của cựu thế lực. Đây là bức hại căn bản và lớn nhất đối với đệ tử Đại Pháp. Những học viên mà không ngộ được thêm Pháp lý mới trong thời gian dài thì nên chú ý và không thừa nhận bức hại này.
Đây là thể ngộ cá nhân ở tầng thứ tu luyện hiện tại của tôi. Mặc dù thể ngộ của tôi chưa phải là toàn diện, nhưng tôi nghĩ việc học Pháp tốt là hết sức quan trọng. Nhiều vấn đề sẽ xuất hiện nếu chúng ta không học Pháp tốt. Tôi nghĩ rằng học Pháp tốt là nền tảng cho làm tốt ba việc.
Sư phụ giảng:
“Đương nhiên, hết thảy điều ấy chỉ có Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp mới có thể làm được. Vậy để có thể làm cho tốt hơn nữa, chỉ có học Pháp thật tốt mới có thể làm được tốt đẹp hơn, hoàn thành sứ mệnh lịch sử này.” (Đệ tử Đại Pháp đang hoàn thành sứ mệnh)
Làm sao chúng ta có thể học Pháp tốt? Chỉ khi chúng ta đối đãi với Đại Pháp một cách chân chính, thì chúng ta mới có thể học Pháp tốt. Mặt khác, chỉ khi chúng ta học Pháp tốt thì chúng ta mới nâng cao thể ngộ đối với Pháp. Chúng tương phụ tương thành cho nhau.
Xin hãy từ bi chỉ rõ những điều chưa phù hợp trong thể ngộ của tôi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/8/395592.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/29/183450.html
Đăng ngày 06-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.