Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-01-2020] Một cư dân 70 tuổi ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, gần đây đã bị kết án ba năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Từ Trường Lan bị bắt vào ngày 4 tháng 7 năm 2019 sau khi bị báo cáo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và đưa bà đến Trại tạm giam Diêu Gia. Bà đã kháng án lên Tòa án Trung cấp Thành phố Đại Liên.
Trước bản án gần đây nhất, bà Từ đã nhiều lần bị bắt giữ trong suốt 20 năm qua vì không từ bỏ đức tin của mình, một môn tu luyện mà bà tin rằng đã giúp bà chữa khỏi bệnh tim nghiêm trọng, huyết áp thấp và u xơ tử cung.
Bà đã bị tra tấn trong thời gian ba năm thụ án tại một trại lao động và ba năm nữa trong tù.
Những lần bắt giữ gần đây
Từ năm 2015 đến 2018, bà Từ bị bắt mỗi năm một lần vì các lý do: nộp đơn kiện hình sự đối với Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công; nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công.
Trong hầu hết các vụ bắt giữ, cảnh sát đã lục soát nhà bà và giam giữ bà nhiều ngày tại các cơ sở giam giữ địa phương.
Bị kết án ba năm tù, bị cấm ngủ
Trước các vụ bắt giữ trong những năm gần đây, bà Từ đã bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2012 vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Sau 11 tháng bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Đại Liên, bà bị kết án ba năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào ngày 19 tháng 3 năm 2013.
Ban đầu các lính canh bắt bà phải đứng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối trong sáu ngày, và sau đó tăng hình phạt lên thành đứng cả ngày. Sau khi đứng nhiều ngày mà không được ngủ, bàn chân và cẳng chân của bà bị sưng nặng, và bà bị bất tỉnh.
Các lính canh tiếp tục cấm bà ngủ. Bà bị cưỡng ép phải viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công trái với mong muốn của mình.
Một năm phải lao động cưỡng bức trước khi lĩnh án tù
Trước khi lĩnh án tù, bà Từ đã phải trải qua một năm lao động cưỡng bức sau khi bị bắt vào ngày 23 tháng 4 năm 2009. Cảnh sát đã trói chặt bà vào một chiếc ghế trong hai ngày trước khi đưa bà đến một trại tạm giam. Bà đã không được tiếp nhận vì bệnh tim, và cảnh sát đã buộc gia đình bà phải trả 6.000 Nhân dân tệ trước khi thả bà tại ngoại.
Sau đó bà phải chịu án một năm lao động cưỡng bức nhưng được thụ án bên ngoài trại lao động.
Bị ngược đãi trong thời gian thụ án lao động cưỡng bức lần đầu tiên
Lần chịu án lao động cưỡng bức của bà Từ năm 2009 xảy ra sau một án lao động cưỡng bức trước đó vào năm 2000.
Bà đã bị bắt vào tháng 10 năm 1999 và bị giam 45 ngày vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà trở lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào tháng 12 năm 2000 và bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn.
Vì bà từ chối tiết lộ tên và địa chỉ của mình cho cảnh sát, họ đã lột quần áo, cởi bỏ giày và tất của bà, rồi bắt bà phải đứng ngoài trời trên băng trong năm tiếng đồng hồ. Sau đó chân bà trở nên tê cứng.
Một cảnh sát đe dọa sẽ để bà ở ngoài trời vào ban đêm nếu bà vẫn không chịu khai tên của mình. Vì sợ hãi, bà đã cung cấp thông tin cá nhân của mình và bị đưa đến trại tạm giam Thuận Nghĩa.
Minh họa tra tấn: Đóng băng
Bà Từ lĩnh án ba năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Bàn Cẩm sau khi bị đưa về quê.
Một lần, sáu lính canh đã đưa bà đến một căn phòng và cố gắng bắt bà phải quỳ xuống. Khi bà từ chối, họ đã sốc điện bà bằng dùi cui điện và đánh vào ngực và lưng bà bằng một cây gậy cao su. Họ còn túm tóc bà, đập đầu bà vào tường và đá vào đầu gối bà.
Sau đó bốn lính canh ghì bà xuống đất. Một lính canh ngồi lên người bà, tát vào mặt bà và đập đầu bà xuống sàn bê tông, khiến máu chảy ra từ trán.
Vì bà Từ vẫn từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công ngay cả khi bị tra tấn nên các lính canh đã còng tay bà. Sau đó, một lính canh lại ngồi lên chân bà, tát vào mặt bà và chửi mắng bà.
Sau đó, các lính canh đã đưa bà Từ đến một nhà kho. Họ xích một tay của bà vào khung cửa sổ và tay kia thì bị xích vào lò sưởi ở sát tường. Ngực của bà bị ép sát vào lò sưởi, và bà không thể đứng lên hoặc ngồi xổm xuống. Bà nhanh chóng bị ngất đi.
Tái hiện tra tấn: Bị khóa trong tư thế rất khó chịu
Các bài viết liên quan:
Tin tức bổ sung về bức hại tại Trung Quốc – Ngày 5 tháng 9 năm 2017 (20 báo cáo)
Tin tức bổ sung về cuộc bức hại tại Trung Quốc – Ngày 6 tháng 7 năm 2019 (12 báo cáo)
Bài viết liên quan bằng tiếng Hán:
https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/18/331508.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/16/399056.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/31/183030.html
Đăng ngày 21-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.