[MINH HUỆ 17-01-2020] Quý Bố và Đinh Cố đều là tướng lĩnh tác chiến dưới trướng Hạng Vũ. Trong trận chiến Hán Sở tranh hùng, họ đều từng đối địch với Lưu Bang, nhưng về sau lại tìm chỗ nương nhờ Lưu Bang. Kết quả là Quý Bố được miễn tội và được trọng dụng, còn Đinh Cố bị bêu đầu trước dân chúng. Ở đây chúng ta thu được bài học chính diện gì từ lịch sử?

Chuyện kể rằng sau khi thua trận ở Bành Thành, Lưu Bang hoảng loạn tháo chạy. Đúng lúc Lưu Bang muốn dừng dân nghỉ ngơi thì đột nhiên nhìn thấy từ phía sau bốc lên một đám bụi mù mịt. Hóa ra là tướng quân Quý Bố của quân Sở truy kích theo sau. Lưu Bang chạy một đoạn thì Quý Bố truy kích một đoạn. Quý Bố truy kích đến cùng không chịu buông tha, nhưng do không tìm thấy dấu vết nên đã rút quân về doanh trại.

Sau khi Lưu Bang lên ngôi hoàng đế thì hạ lệnh truy nã Quý Bố. Hạ Hầu Anh khuyên Lưu Bang: “Phận làm thần tử mỗi người đều trung thành với chủ nhân của mình. Quý Bố trước đây từng là tướng quân nước Sở, có thể là ông ta không còn phò tá cho Hạng Vũ chăng? Nếu không còn phò tá thì mới không trung thành nữa.” Về sau, Lưu Bang không chỉ miễn xá tội cho Quý Bố mà còn ban chức quan cho ông ta. Người Sở có câu ngạn ngữ: “Có được trăm cân vàng kim không bằng có được Quý Bố giữ gìn lời hứa.” Quý Bố vì thủ tín giữ lấy lời hứa nên được lưu truyền hậu thế.

Lại nói sau khi Lưu Bang tẩu bại khỏi Bành Thành, thủ lĩnh truy kích của quân Sở khi đó là Đinh Cố. Lưu Bang đã van xin tha mạng. Đinh Cố cho rằng Lưu Bang chí hướng cao lớn, nếu như hôm nay mình tha mạng cho Lưu Bang thì tương lai ông ta sẽ nhớ lấy ân tình này. Đinh Cố vì vậy mà thu binh quay về doanh trại, còn Lưu Bang nhờ vậy mà được tha mạng.

Sau khi Lưu Bang lên ngôi, Đinh Cố nghe nói Quý Bố được miễn tội và được phong chức quan. Lúc đó, ông ta nghĩ rằng bản thân mình có ân cứu mạng với Lưu Bang nên đã đến bái kiến. Kết quả là Lưu Bang bắt giữ Đinh Cố mang đi diễu hành thị chúng và nói: “Người khiến cho Hạng Vũ mất đi thiên hạ chính là Đinh Cố.” Kết cục là Đinh Cố bị chém đầu.

Trong văn hóa truyền thống, người ta thường dùng hai chữ “nhân nghĩa” để đo lường tiêu chuẩn của một người. Trong câu chuyện Quý Bố giữ gìn lời hứa, điều mọi người coi trọng chính là tín nghĩa, chính vì vậy nên trong hoàn cảnh thời đó nó được người ta công nhận. Bỏ qua những mưu kế quyền thuật của Lưu Bang và những bình phẩm cá nhân, trước tiên chúng ta hãy nói về Đinh Cố. Về kết cục số phận của Đinh Cố, dù cho có liên quan đến quyền lực hay không, hay có liên quan đến tính tình lưu manh của Lưu Bang hay không thì cách nhìn của kẻ nhân nghĩa và bậc trí giả sẽ không như nhau, và khẳng định rằng những người khác nhau sẽ có những ý kiến khác nữa. Vậy nên, việc nêu ra câu chuyện này ở đây có thể chưa phải là thỏa đáng nhất.

Tuy vậy, chúng tôi muốn nói một câu rằng: ở nơi con người thế gian từ xưa đến nay có tồn tại binh chinh thiên hạ, cường giả trị quốc, ân oán tình thù, hơn nữa càng ngày càng thị phi hỗn tạp, khó mà phân biệt trắng đen. Tuy nhiên, vào đêm trước khi đại kết cục diễn ra ở nơi thế gian, ví như có người nói với chúng ta rằng có thể lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm tiêu chuẩn đo lường thiện ác mới có thể thoát khỏi hết thảy ân oán thị phi, mới có được tiền trình quang minh thì chúng ta sẽ tĩnh tâm xuống để lắng nghe và suy xét chăng?


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/1/17/季布一諾-399118.html

Đăng ngày 07-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share