[MINH HUỆ 01-02-2020] Người ta thường cho rằng bệnh dịch không phân biệt đối tượng lây nhiễm, nhưng một khi bệnh dịch phát tác thì phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất chính là cách ly nguồn lây nhiễm bệnh và những người chưa bị lây nhiễm.
Tuy nhiên vẫn có hiện tượng kỳ lạ xuất hiện. Nhà sử học Evagrius từng là nhân chứng cho bệnh dịch hạch Justinian, ông đã viết như sau: “Có người đã thoát ly nơi thành phố bị nhiễm bệnh, hơn nữa bản thân họ còn rất khỏe mạnh nhưng chính họ lại truyền bệnh cho những người không bị nhiễm bệnh. Cũng có một số người thậm chí là sống giữa những người bệnh, không chỉ ở cùng với người bệnh mà còn tiếp xúc với những người đã chết nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm.”
“Cũng có người vì mất đi con cái và người thân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mong cho chết mau hơn, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù cho họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như trước.”
Nhà sử học Procopius (500-565) [1] có ghi chép rằng: Sau khi người khỏe mạnh bị lây nhiễm bệnh dịch hạch Cái Chết Đen, đột nhiên có triệu chứng bị sốt nhẹ, khi đó họ sẽ nhìn thấy những thứ như ma quỷ hay u linh. Tông đồ John của hội thánh Ephesus cũng ghi chép tương tự: Trước tiên người bệnh gặp phải ảo giác, tiếp theo sẽ nhìn thấy u linh màu đen không có đầu, thân thể bắt đầu xuất hiện cục bướu lớn và mụn mủ màu đen sưng tấy lên, những người này đều chết ngay trong ngày hôm đó.
Thứ mà người La Mã cổ đại gọi là u linh rất có thể là quỷ chốn âm gian mà người Trung Quốc nhắc đến. Vào những năm Càn Long, có một người gọi là Sư Đạo Nam ở vùng Triệu Châu, tỉnh Vân Nam đã viết một bài thơ vào thời kỳ bệnh dịch hạch hoành hành. Bài thơ có tên là “Thủ Tử Hành”, trong đó có mấy câu như sau: “Khi phần Thần của nhân loại bị lấy mất đi thì người và quỷ là một. Ban ngày gặp gỡ người phần nhiều là quỷ, lúc hoàng hôn gặp quỷ ngược lại nghi ngờ là người.”
Vào cuối triều Thanh xuất hiện bệnh dịch hạch hoành hành ở vùng Đông Bắc. Theo nghiên cứu của nhà miễn dịch học hàng đầu Trung Quốc là Ngũ Liên Đức (1879-1960) [2], nguồn bệnh nằm ở loài sóc đất. Bởi vì lông mao và màu da của sóc đất rất giống với chồn zibelin nên rất nhiều thương lái bất lương đã bán sóc đất thay cho chồn zibelin. Năm 1910, khi phát sinh bệnh dịch hạch ở vùng Đông Bắc thì có đến 250.000 bộ da sóc đất được bán trên thị trường.
Chú thích:
[1] Procopius: nhà sử học người Byzantine, cùng thời với Hoàng đế Justinian, ông đã từng viết những tác phẩm như “Chiến Ký”, “Bí Sử” v.v.
[2] Ngũ Liên Đức: sinh ra ở Penang, Malaysia; tốt nghiệp trường Emmanuel thuộc Đại học Cambridge; ông là tiến sĩ y học, nhà khoa học về sức khỏe cộng đồng, người đi tiên phong của nền y học Trung Quốc hiện đại.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/2/1/大瘟疫中的奇異-400558.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/3/183068.html
Đăng ngày 06-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.