Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ
[MINH HUỆ 11-10-2005] Trong những năm gần đây, bằng một số hình thức khác nhau, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã hữu hiệu làm sáng tỏ sự thật đến mọi người và giúp họ hiểu được sự thật. Tuy nhiên, gần đây, trong một số hoạt động từ thiện, thay vì quảng bá và vững vàng làm sáng tỏ sự thật để cho người người đến tham dự một hoạt động, một số trong chúng ta đã lấy con đường tắt bằng cách kêu các đồng tu ngồi vào các ghế hoặc mua vé loại khó bán. Hơn nữa, họ cố gây quỹ giữa các đồng tu và xem số tiền thu được như là tiêu chuẩn để đo sự thành công của hoạt động mà họ tổ chức. Một số học viên ngoại quốc thường trả lời sốt sắng mỗi khi họ nghe nói đến các hoạt động, mà không nghĩ xem hình thức họăc quá trình hoạt động từ thiện đó có hội đủ tiêu chuẩn của Pháp không. Cả người tổ chức cũng như các ủng hộ viên của hoạt động đều không đặt nặng vấn đề cách nào hoạt động đó liên can đến sự tu luyện của chính họ hoặc sư thăng tiến tầng của họ.
Kỳ thật, bất kể điều gì một học viên Pháp Luân Đại Pháp làm trong quá trình đều liên quan đến các nhân tố của tu luyện và thăng tiến tầng của họ. Những gì chúng ta nói và làm là tất cả sự chọn lựa hữu ý của chúng ta trong quá trình tu luyện. Chúng ta phải luôn lấy Pháp làm Thầy. Khi chúng ta xem những đòi hỏi của các người tổ chức hoạt động như là tiêu chuẩn mà không nghĩ thêm, phải chăng chúng ta đã xem cái kết quả của hoạt động như thành phần của trách nhiệm chúng ta hoặc chúng ta phải nghe theo người tổ chức? Hoặc tin rằng sự sắp đặt và những kết quả cuối cùng chỉ là trách nhiệm của người tổ chức và như vậy không quan hệ gì đến chúng ta?
Không có con đường tắt trong tu luyện. Việc làm sáng tỏ sự thật phải được thực hiện một cách vững vàng. Nếu không, kết quả cuối cùng sẽ bị tổn thương. người ta sẽ đạt được có phân nữa kết quả với bằng hai cố gắng, và sẽ phí thời gian và tiền bạc. Đồng tu ngoại quốc không có số đông và nhiều tài chính, và còn rất nhiều việc họ cần phải làm. Trong lúc lập chương trình, chuẩn bị, thực hiện và báo cáo các hoạt động, nếu mỗi học viên trong một chương trình có thể làm tốt phần việc của mình và để ra đủ cố gắng để làm sáng tỏ sự thật cho tất cả mọi người mà không hiểu sự thật, thì có thể tránh được lòng vòng.
Mục đích việc tổ chức các hoạt động từ thiện nhắm vào các công ty và nhóm tài phiệt lớn là để giúp có nhiều người hơn hiểu được sự thật. Mục tiêu của các hoạt động như vậy phải là những người mà đã chưa biết đến sự thật của Pháp Luân Đại Pháp. Đó không phải là các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Hơn nữa, như một xã hội kinh tế bình thường, nước Mỹ có những luật lệ kế toán rất nghiêm. Cả những hoạt động từ thiện của người thường cũng nhấn mạnh vào việc sử dụng các chi phiếu thay vì tiền mặt để được dể dàng sự điều hành thuế vụ và kế toán. Để chứng thực Pháp trong xã hội, các học viên Pháp Luân Đại Pháp càng phải nên tự buộc mình những tiêu chuẩn cao hơn.
Tôi muốn nói về vấn đề bản chất và hiệu quả. Bản chất của các hoạt động mà chúng ta tổ chức cũng như nhau. Nghĩa là, bằng cách phơi bày sự khủng bố và làm sáng tỏ sự thật trực tiếp hoặc giáng tiếp cho ngươi dân, chúng ta nhắm vào cứu độ chúng sinh và chứng thực Đại Pháp. Lấy ví dụ việc làm sáng tỏ sự thật bằng cách gặp mặt. Nếu, sau khi chúng ta làm sáng tỏ sự thật với một người, mà người ấy rời đi với một cảm tưởng sâu xa là Đại Pháp là vĩ đại và sự khủng bố là tà ác, thì cả quá trình và kết quả cuối cùng của hoạt động làm sáng tỏ sự thật như vậy là thật ‘thành công’, vì, với sự tu luyện trong đầu óc, chúng ta đã chứng thực Pháp và làm một công việc vững vàng cứu độ thính giả. Nếu, mặt khác, sau khi đọc báo cáo các hoạt động của chúng ta, người đọc có cái cảm tưởng sâu xa rằng chúng ta đang làm quảng cáo những tổ chức hoặc một số người nào đó, vậy chúng ta cần thật sự nhìn vào bên trong chúng ta: chúng ta đã làm gì sai? Phần nào chúng ta có thể thực hiện cách trong sạch hơn? Nếu chúng ta xen lẫn những quan niệm con người của chúng ta và xem những hoạt động làm sáng tỏ sự thật như là những cơ hội để chứng thực chúng ta, một số tổ chức nào đó, hoặc để đạt được một số kết quả nào đó cho một số tổ chức, chúng ta sự thật đang đặt con ngựa sau chiếc xe.
Tôi viết ra những điều trên để khai mào cho những bàn bạc về sau. Sau khi đọc bài kinh văn gần đây của Sư phụ, ‘Càng về cuối, càng tinh tấn’, tôi hiểu được rằng sự làm nhiều việc hơn không cùng nghĩa với sự tinh tấn trong tu luyện. Trong việc làm sáng tỏ sự thật, chỉ có bằng cách tiêu trừ các quan niệm và buông bỏ các chấp trước của chúng ta, mà chúng ta có thể thật sự tinh tấn trong tu luyện, làm tốt và vững một công việc và đạt được những hiệu quả tốt đẹp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/10/11/112137.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/10/31/66387.html.
Đăng ngày 10-11-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.